Trong thế giới Esport, câu chuyện về những tài năng trẻ với những pha xử lý “điên rồ” đã trở nên quá đỗi bình thường. Tuy có tuổi đời còn rất trẻ nhưng những game thủ này đã có mindset (cách suy nghĩ) rất khác biệt, điều đó khiến họ trở nên khó lường hơn, cộng với những kỹ năng đã được luyện tập hàng giờ mỗi ngày thì việc họ có thể “out trình” bất cứ game thủ lão luyện nào là điều dễ hiểu.

Bộ não của một game thủ

Ngoài những yếu tố có thể luyện tập, thì ưu thế đến từ bộ não là điều mà những game thủ chuyên nghiệp có. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, những game thủ này có chỉ số fMRI cao hơn người bình thường. fMRI là chỉ số cho thấy mực độ chất xám cũng như khả năng kết nối hai bán cầu não của con người, hai yếu tố này quyết định tốc độ xử lý tình huống nhanh của con người. Với việc do lường não bộ của người bình thường và game thủ, các nhà khoa học đã chứng minh rằng game thủ với cường đồ sử dụng những thao tác mang tính phản xạ cao, não bộ của những game thủ sản sinh ra nhiều chất xám hơn. Với những người sinh ra đã có chỉ số fMRI cao thì việc chơi game sẽ giúp họ tăng cường chỉ số này, dẫn đến việc tăng cường khả năng thích ứng của não bộ.

“Quỷ Vương” Faker, tượng đài LMHT

Nói về LMHT, một tựa game đòi hỏi không những phản xạ mà còn sử dụng rất nhiều trí tuệ của người chơi. Faker,  một trong những tượng đài của bộ môn này nếu không muốn nói là người vĩ đại nhất, là người sở hữu cả hai yếu tố trên. Điều đó cho thấy những nghiên cứu của các nhà khoa học là rất đúng, để có thể trở thành một trong những game thủ vĩ đại nhất thì tất nhiên Faker phải sở hữu cho mình một bộ não đáng nể. Là một fan cứng lâu năm của anh chàng này, mình xin đưa ra một số nhận định cá nhân về cách mà Faker tiếp cận một trận đấu, cũng như cách mà anh đã outplay những cao thủ LMHT một cách dễ dàng. Từ đó đưa ra những suy luận về cách mà một game thủ chuyện nghiệp suy nghĩ.

Nếu bạn có xem stream của Faker, bạn sẽ biết anh không nói nhiều trong lúc chơi (tất nhiên là trừ những trận tấu hài), đa phần Faker chỉ phân tích trước trận đấu, còn khi in-game, anh tập trung 100%.

Kiến thức chính là chìa khóa đầu tiên

 Ở những lần ban pick đầu tiên, Faker thường nói về điểm mạnh yếu của những vị tướng mà đội bạn chọn, đựa trên những điểm này Faker gộp chung cả đội hình đội đối phương và từ đó chọn tướng cho mình. Về khoảng chuẩn bị thì Faker rõ ràng đã “out trình” những người chơi bình thường, nói là bình thường nhưng rank cũng phải top Hàn Quốc mới gặp được Faker đấy. Tất nhiên Faker có lợi thế là danh tiếng, nên bất kỳ người đồng đội nào chơi cùng anh đều để anh pick cuối, thế nên chẳng ai biết Faker sẽ chơi gì mà counter, điều này tương tự ở đấu trường chuyên nghiệp.


Sau khi ban pick xong, Faker sẽ nói về cách tiếp cận trận đấu của anh, đâu là nơi a sẽ đi, đâu là người a sẽ né, còn ai thì “gặp là bem”. Dựa trên những phân tích nhuần nhuyễn này của Faker, có thể biết được kiến thức về LMHT của anh là rất sâu. Tất nhiên bất kì game thủ nào cũng có thể phân tích tương tự, những để có được độ chính xác cũng như khả năng tối ưu nhất về kiên thức game thì chắc không ai bàn cãi về khả năng của Faker. Để có khả năng phân tích và lưu trữ một lượng lớn kiến thức như thế này, hiển nhiên bộ não của anh là không hề đơn giản.

Tư duy sáng tạo, khác biệt

Nếu các bạn chưa cảm thấy thuyết phục với việc học thuộc kiến thức của Faker, thì khả năng tư duy sáng tạo trong lối như sẽ là điều mà không phải ai cũng có. Tại sao người ta nói anh đụng vào con tướng nào là Riot “nerf” con tướng đấy, đơn giản vì với cùng một con tướng, Faker sẽ có những lối đánh khác với những người còn lại. Rất nhiều lần Faker cầm những vị tướng support đi mid, mid đi ad, và đôi khi tạo ra hẳn một meta mới. Yếu tố sáng tạo trong lối đánh chính là điều khiến anh khác biệt, bởi những bất ngờ mà anh tạo ra không chỉ là những hiện hữu trước mắt.

Có lẽ ai chơi LMHT cũng biết cái gọi là “thuận tay”, tức là xu hướng né skill của một người. Faker nhận ra điều này ở đôi thủ rất nhanh, khi bạn biết được đối thủ thuận tay nào, thì rất dễ để bạn có thể outplay họ. Những game thủ chuyên nghiệp đều đã được huấn luyện kỹ năng này, riêng Faker thì biến kỹ năng này thành một thế mạnh cho riêng mình. Anh di chuyển theo hướng thuận tay lẫn trái tay, tuy nhiên trước khi thực hiện bước di chuyển, anh thực hiện một loạt hành động ngẫu nhiên khiến cho đối thủ bối rối, điều khó khiến họ đưa ra quyết định đa phần là thuận tay, khi mà tâm trí họ đã bị phân tâm, lúc đó Faker chỉ việc chi chuyển theo hướng trái tay của đối thủ. Tất nhiên bây giờ anh đã có rất nhiều “chiêu” mới, nhưng với những mánh khóe như vậy thì đủ bước tư duy sáng tạo và khả năng ứng biến của Faker là tốt như thế nào.


Tóm lại, các nhà khoa học đã chứng mình rằng những người chơi game có khả năng xử lý cũng như phản xạ trước những tình huống nhanh tốt hơn người thường. Và dựa vào những phân tích trên lối chơi của Faker, có thể nói việc chơi game không hề khiến chúng ta “khờ” đi như người ta thường nói, mà ngược lại chơi game điều độ hoàn toàn có thể “đào tạo” bộ não của chúng ta trở nên nhạy bén hơn.

Tham khảo:

Sciencealert, 2018, “Gamers have more grey matter and better brain connectivity, research suggests”

Quora.com, 2017, “How is Faker so good”