Cứ tưởng rằng nhiệt độ máy sẽ giảm sau khi thay nguồn PS5, vậy mà nó lại tăng mới đau chứ!

Có thể nói PlayStation 5 là một trong những chiếc console thành công nhất của Sony với doanh số lên đến hàng triệu chiếc dù chỉ mới ra mắt cách đây 1 năm. Dù vậy, máy không hẳn là hoàn hảo các bạn ạ. Cục nguồn ARP-400DR bên trong máy không có quạt tản nhiệt, thay vào đó là nó phụ thuộc vào quạt tản nhiệt của máy PS5. Vì PS5 chỉ ngốn khoảng 200 W khi chơi game, còn PSU này có công suất lên đến 372 W nên nhìn chung mọi thứ vẫn ổn. Tuy nhiên, PSU này vẫn sẽ tắt ngúm trong vài phút nếu không có tản nhiệt tốt do bị quá nhiệt khi chịu tải 350 W.

nguồn PS5

Nếu tìm trên eBay thì cục PSU này rất hiếm và giá cũng chát chúa không kém. Thế nên trang tom’s HARDWARE đã tiến hành thay nguồn PS5 vì những lý do sau đây:

  • Người dùng sẽ có lựa chọn để thay cục nguồn của PS5 nếu nó hư
  • Trường hợp cục nguồn mới bị hư thì cũng dễ dàng thay thế, vì nó là dạng adapter để bên ngoài (như laptop) chứ không phải là dạng PSU gắn bên trong máy
  • Giá thành sẽ thấp hơn so với cục nguồn “zin”

Với mức tải 200 W và nguồn vào 230 V, cục PSU ARP-400DR sản sinh ra lượng nhiệt tầm 16,25 W. Còn khi chuyển sang nguồn vào 100 V thì lượng nhiệt sinh ra lên đến 23,84 W. Nghe thì có vẻ không nhiều, nhưng PS5 thường sẽ chiến game hàng giờ liền, cho nên dù nhỏ nhưng nó cũng sẽ “đóng góp” một phần nhiệt nhất định, chung với APU, RAM, bộ nhớ Flash.

nguồn PS5
nguồn PS5

Bằng cách thay cục nguồn PSU bằng adapter, lượng nhiệt từ PSU sẽ được loại bỏ ra khỏi máy, từ đó giúp các linh kiện hoạt động mát hơn. Thế là tom’s HARDWARE đã liên hệ Channel Well Technology (CWT) – hãng OEM cho những dòng PSU xịn sò của Corsair như RMx, RM – để tìm cục adapter phù hợp trong trường hợp này. Sau khi lắp đặt xong xuôi và mở một vài tựa game lên chơi, tom’s HARDWARE ghi nhận kết quả khá là bất ngờ các bạn ạ. Với nhiệt độ phòng là 25 độ C, sau khi chơi game trong vòng 1 giờ đồng hồ sau khi gắn cục adapter của CWT thì tom’s HARDWARE có được kết quả như sau:

Điều bất ngờ ở đây là nhiệt độ không những không giảm, mà nó còn tăng lên đáng kể các bạn ạ, nhất là khu vực APU. Một trong những môđun RAM cũng trở nên nóng hơn, và 2 môđun bộ nhớ Flash cũng vậy. Dàn VRM thì khác biệt không nhiều, nhưng nhìn chung thì kết quả tệ hơn so với khi gắn nguồn “zin”.

Đúng là khi loại bỏ nguồn ARP-400DR thì luồng khí bên trong PS5 cũng sẽ thay đổi, khiến nhiệt độ của các linh kiện nóng hơn. Còn adapter của CWT thì cho ra nguồn điện áp cao hơn so với ADP-400DR (12.335V vs. 12.078V), và nó có thể đóng vai trò quan trọng trong kết quả trên. Tiếc rằng tom’s HARDWARE không thể thay đổi được mức điện áp, cũng như không biết là adapter mới có khiến APU chạy với xung nhịp nhanh hơn hay không.

nguồn PS5

Nhiệt độ tuy tăng lên, nhưng vấn đề này cũng không đáng lo cho lắm vì quạt của PS5 vẫn quay ở tốc độ rất chậm. Trong khi đó, với việc sử dụng adapter thì bạn có thể dễ dàng thay thế nếu nó chẳng may bị hư. Hi vọng rằng chiếc adapter này của CWT sẽ ra mắt trên thị trường, vì đây sẽ là một giải pháp thay thế cho những cục nguồn PS5 bị hư và hết hạn bảo hành.

nguồn PS5

Tóm tắt ý chính:

  • Trang tom’s HARDWARE đã tiến hành thay nguồn PS5 bằng cục adapter rời của Channel Well Technology (CWT)
  • Mục đích là giúp các linh kiện hoạt động mát hơn nhờ loại bỏ cục nguồn PSU ra khỏi máy
  • Điều bất ngờ ở đây là nhiệt độ không những không giảm, mà nó còn tăng lên đáng kể

Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại GVN 360 như:

Nguồn: tom’s HARDWARE


Mời các bạn theo dõi fanpage của chúng mình theo đường link dưới đây để cập nhật những tin tức về game, công nghệ và nhiều thông tin thú vị khác nữa nhé!

GVN 360