Vỏ trấu không chỉ có thể dùng làm chất đốt, phân bón, vật liệu cách nhiệt, mà các nhà khoa học Nhật Bản còn muốn dùng nó làm màn hình chấm lượng tử nữa

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cơ bản Khoa học Tự nhiên thuộc Đại học Hiroshima, Nhật bản vừa tìm ra một cách hay để giảm thiểu chất thải nông nghiệp và công nghiệp. Cụ thể là tận dụng vỏ trấu trong sản xuất LED chấm lượng tử.

Giáo sư Ken-ichi Saitow, tác giả chính của nghiên cứu cho biết do quá trình sản xuất màn hình chấm lượng tử thường có những phụ phẩm độc hại như cadmium, chì hoặc các kim loại nặng khác, làm dấy lên những lo ngại về tác động đến môi trường. Công nghệ Xplore bao gồm những quy trình và phương pháp chế tạo do ông và các cộng sự phát triển sẽ giúp giảm thiểu những mối lo ngại này.

Vỏ trấu của hạt lúa có thể được chế biến như một nguồn silicon xốp tốt. Sử dụng silicon xốp (Si) và silicon oxide (SiO2) có nguồn gốc từ vỏ trấu để tạo ra cấu trúc chấm lượng tử cũng giúp giảm lượng rác thải nông nghiệp nữa. Ước tính có khoảng 100 triệu tấn vỏ trấu được thải ra mỗi năm trên toàn cầu.

Phương pháp lấy Si và SiO2 về cơ bản có 4 bước sau:

  • Đốt cháy các hợp chất hữu cơ
  • Xay và đun nóng phần bột silica còn sót lại
  • Sử dụng phương pháp ăn mòn hóa học để “tán” bột thành các hạt 3nm
  • Sử dụng dung môi hữu cơ nhằm tạo điều kiện hình thành tinh thể lỏng 3nm

Sau quá trình trên thì các nhà khoa học có được Si chấm lượng tử, phát quang trong dàu màu đỏ cam với mức hiệu quả tốt. Tuy nhiên các nhà khoa học vẫn chưa hài lòng với kết quả hiện tại và chắc chắn sẽ còn có nhiều nghiên cứu, thử nghiệm trước khi những chiếc màn hình chấm lượng tử có nguồn gốc từ vỏ trấu được đem ra thị trường.

Tóm tắt nội dung:

  • Vỏ trấu của hạt lúa có thể được chế biến như một nguồn silicon xốp tốt
  • Sử dụng silicon xốp (Si) và silicon oxide (SiO2) có nguồn gốc từ vỏ trấu để tạo ra cấu trúc chấm lượng tử cũng giúp giảm lượng rác thải nông nghiệp nữa
  • Phương pháp lấy Si và SiO2 về cơ bản có 4 bước: Đốt cháy các hợp chất hữu cơ; Xay và đun nóng phần bột silica còn sót lại; Sử dụng phương pháp ăn mòn hóa học để “tán” bột thành các hạt 3nm; Sử dụng dung môi hữu cơ nhằm tạo điều kiện hình thành tinh thể lỏng 3nm

Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại GVN 360 như:

Nguồn: Tom’s Hardware


Mời các bạn theo dõi fanpage của chúng mình theo đường link dưới đây để cập nhật những tin tức về game, công nghệ và nhiều thông tin thú vị khác nữa nhé!

GVN 360