Earendel là những ngôi sao xa nhất, già nhất từng được con người biết đến. Chúng có thể tiết lộ những câu chuyện về vũ trụ thuở hồng hoang

Kính viễn vọng không gian Hubble vừa bắt được ánh sáng từ một ngôi sao ở khoảng cách xa chưa từng có trước đó. Ngôi sao này đã tỏa sáng từ mới 900 triệu năm sau sự kiện Big Bang, ánh sáng từ chỗ nó đã mất đến 12,8 tỷ năm để đến được Trái đất và lọt vào tầm quan sát của Hubble. Tên chính thức của hệ sao (một vài ngôi sao cùng quỹ đạo và bị ràng buộc bởi lực hấp dẫn) này là WHL0137-LS nhưng các nhà thiên văn học đã đặt tên cho nó là “Earendel” từ tiếng Anh cổ có nghĩa là “sao mai” hoặc “ánh sáng bừng lên”. Earendel già hơn 8,2 tỷ năm so với Hệ Mặt Trời và 12,1 tỷ năm so với các loài động vật đầu tiên trên hành tinh của chúng ta.

Phát hiện ngôi sao xa nhất lịch sử thiên văn học, cách trái đất 12,8 tỷ năm ánh sáng

Kể cả theo tiêu chuẩn của các ngôi sao cổ thì Earendel vẫn cực kỳ nổi bật. Ngôi sao già nhất được phát hiện trước đó có biệt danh là Icarus, nó xuất hiện cách đây 9,4 tỷ năm. Ngay cả những siêu tân tinh lâu đời nhất từng được biết đến, là những thiên thể riêng lẻ sáng nhất và dễ phát hiện nhất trong không gian bao la cũng trẻ hơn nhiều so với Earendel. Một ngôi sao cổ xưa như thế có thể kể cho chúng ta nghe những câu chuyện về buổi bình minh của vũ trụ mà chúng ta đang sống.

Phát hiện được ngôi sao xa nhất lịch sử thiên văn học này cũng là một cơ duyên lớn. Earendel nằm trong thiên hà Sunrise Arc. Nằm giữa thiên hà này và kính viễn vọng Hubble là một thiên hà khổng lồ, tạo ra hiện tượng “thấu kính hấp dẫn” như một chiếc kính lúp của vũ trụ, giúp chúng ta “soi” những thiên thể phía sau. Có thể nói nếu không có nó thì việc phát hiện ra hệ sao Earendel là bất khả thi.

Tình cờ hơn nữa, thấu kính hấp dẫn có một phần gọi là “đường cong tới hạn” (critical curve), nơi mà độ phóng đại đạt đỉnh điểm. Tại góc nhìn từ Trái đất thì Earendel nằm ngay sát đường cong tới hạn của thấu kính hấp dẫn do thiên hà phía trước tạo ra, khiến nó được phóng đại lên từ 1.000 đến 40.000 lần. Dù thế thì nó vẫn vô cùng mờ nhạt với kính viễn vọng không gian Hubble, chỉ vừa đủ để nhìn thấy được.

Tóm tắt nội dung:

  • Kính viễn vọng không gian Hubble vừa bắt được ánh sáng từ một ngôi sao ở khoảng cách xa chưa từng có – 12,8 tỷ năm ánh sáng
  • Tên chính thức của hệ sao này là WHL0137-LS, nhưng các nhà thiên văn học đã đặt tên cho nó là “Earendel”
  • Earendel già hơn 8,2 tỷ năm so với Hệ Mặt Trời và 12,1 tỷ năm so với các loài động vật đầu tiên trên hành tinh của chúng ta

Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại GVN 360 như:

Nguồn: The Verge


Mời các bạn theo dõi fanpage của chúng mình theo đường link dưới đây để cập nhật những tin tức về game, công nghệ và nhiều thông tin thú vị khác nữa nhé!

GVN 360