Có lẽ nhiều anh em sử dụng Windows 10 lâu năm cũng không biết rằng có một số tính năng bị ẩn đi ngay trong Control Panel. Có khá nhiều tính năng dành cho các dàn máy chủ nhưng vẫn có nhiều tính năng hữu ích cho người dùng phổ thông. Trong bài viết này, mình sẽ giải thích về công dụng của các tính năng này và cách bật tắt chúng. 

Nơi tìm các tính năng ẩn của Windows 10

Đầu tiên, cách bạn tìm và mở Control Panel từ Start menu.

Sau đó, bạn mở tab Program rồi click vào dòng Turn Windows features on or off là sẽ thấy cửa sổ bật tắt tính năng ẩn của Windows 10.

Đến đây thì các bạn khoan hãy bật các tùy chọn có trong cửa sổ này lên. Một số tính năng có thể sẽ ảnh hưởng đến độ bảo mật hoặc ảnh hưởng đến hiệu suất của PC, còn một số khác thì có thể giúp anh em sẽ tìm được những thứ phù hợp với nhu cầu của bản thân. Vì vậy, anh em hãy xem phần giải thích bên dưới trước nhé.

Giải thích các tính năng ẩn

Có thêm một lưu ý là mình không thể thống kê toàn bộ tính năng suất hiện từ trước đến nay mà chỉ thống kê danh sách tính năng của Windows 10 Professional thôi. Nếu anh em đang dùng bản Home, Enterprise hoặc các bản cập nhật Windows mới thì sẽ có ít hoặc nhiều tính năng hơn danh sách mình liệt kê ra một chút nhé.

  • .NET Framework 3.5 (includes .NET 2.0 and 3.0): Đây là những gói DLL giúp các chương trình có liên quan hoạt động bình thường. Windows sẽ tự động cài đặt các gói này khi các chương trình trong máy cần dùng chúng nên anh em đừng tắt.
  • .NET Framework 4.6 Advanced Services: Đây cũng là gói DLL và cũng sẽ được cài tự động như gói 3.5 nên anh em cũng đừng tắt.
  • Active Directory Lightweight Directory Services: Đây là tính năng giúp PC trở thành một máy chủ và tạm thay thế các máy chủ Active Directory, chỉ thích hợp cho một số mạng nội bộ của doanh nghiệp. Nếu là người dùng phổ thông thì anh em không cần bật tính năng này.
  • Shell Launcher: Tính năng này sẽ giúp thay thế Windows Explorer bằng một giao diện tùy biến khác. Theo thông tin từ Microsoft thì tính năng này giúp mở ứng dụng ở chế độ kiosk mode (chế độ chỉ cho phép chạy 1 ứng dụng duy nhất trong máy). Vậy nếu anh em không cần dùng kiosk mode thì không bật tính năng này.
  • Hyper-V: Đây là một tính năng chạy giả lập được tích hợp sẵn trong Windows bao gồm một số dịch vụ, nền tảng và công vụ công cụ Hyper-V Manager giúp anh em tạo, quản lý và sử dụng máy ảo. Nếu anh em không có nhu cầu tạo máy ảo thì không cần bật tính năng này.
  • Internet Explorer 11: Nếu tắt tính năng này thì anh em sẽ không thể mở trình duyệt Internet Explorer 11 nữa. Nhưng hầu hết anh em đều đã không còn dùng trình duyệt này nữa nên có thể tắt nó đi.
  • Internet Information Services: Bật tính năng này sẽ biến máy anh em thành một máy chủ FTP và cung cấp dịch vụ IIS cùng với các công cụ quản lý máy chủ khác. Nếu anh em không định biến PC thành máy chủ thì không cần bật tính năng này.
  • Internet Information Services Hostable Web Core: Tính năng này cho phép các ứng dụng tạo một web server bằng dịch vụ IIS. Anh em chỉ bật lên nếu ứng dụng nào cần dùng, còn bình thường không bật cũng không sao.
  • Isolated User Mode: Đây là một tính năng mới xuất hiện trong Windows 10, giúp ứng dụng hoạt động tách biệt, cô lập khỏi phần còn lại nếu chúng được lập trình để chạy tách biệt khỏi hệ thống. Nếu anh em không rành về lập trình, kỹ thuật các thứ thì không cần quan tâm hoặc bật tính năng này lên.
  • Legacy Components (DIrectPlay): Đây là một phần của thư viện DirectX và được một số game dùng để kết nối với Internet và chơi chế độ multiplayer. Windows 10 sẽ tự động bật tính năng nếu anh em cài một game cũ cần dùng DIrectPlay nên chúng ta không cần phải bật bằng tay.
  • Media Features (Windows Media Player): Nếu anh em không còn sử dụng trình nghe nhạc, xem phim huyền thoại Windows Media Players thì có thể tắt tính năng này đi.
  • Microsoft Message Queue (MSMO) Server: Đây là một dịch vụ cũ giúp cải thiện khả năng liên lạc trên các mạng không được tin cậy cho lắm bằng cách gửi thông tin theo đợt chứ không gửi toàn bộ ngay lập tức. Tính năng này sẽ hữu ích khi anh em sử dụng một ứng dụng dành cho doanh nghiệp yêu cầu phải bật nó lên.
  • Microsoft Print to PDF: Đây là một tính năng về in ấn nên nếu anh em không dùng máy in, máy photocopy các thứ thì cũng không cần bật tính năng này.
  • MultiPoint Connector:  Đâu là tính năng giúp quản lý và giám sát PC bằng công cụ MultiPoint Manager và Dashboard. Nó chỉ hữu ích với các mạng corporate network và chỉ khi các mạng cần dùng những công cụ ở trên nên bình thường anh em cũng không cần bật.
  • Print and Document Services: Đây là các tính năng mặc định sẽ bật sẵn để chúng ta có thể kết nối máy in qua wifi, gửi fax và scan tài liệu. Ngoài ra, tính năng này cũng hỗ trợ các giao thức in thông qua mạng LPD và LPR, dù hai loại này có đã cũ rồi. Nói chung thì anh em cứ để để tính năng này lại, biết đâu trong tương lai dùng máy in.
  • RAS Connection Manager Administration Kit (CMAK): Đây là một công cụ giúp anh em tạo một profile để có thể truy cập từ xa. Nói chung nếu anh em không cần phải quản lý một network thì có thể tắt nó đi.
  • Remote Differential Compression API Support: Đây là tính năng tạo ra một thuật toán nhanh để so sánh các file đồng bộ. Và giống như nhiều tính năng khác, nó chỉ có ích khi một ứng dụng cụ thể cần dùng đến nó thôi.
  • RIP Listener: Đây là dịch vụ “nghe” giao thức định tuyến phát ra từ Router. Tuy nhiên, nó chỉ hữu ích khi router có hỗ trợ giao thức RIPv1 và thường được dùng trong các mạng corporate network nên sẽ không hữu ích khi dùng mạng thông thường tại nhà.
  • Simple Network Management Protocol (SNMP): Đây là một giao thức cũ dùng để quản lý router, switch và các loại thiết bị mạng khác. Chỉ khi anh em dùng các loại thiết bị cũ thì mới cần bật nó lên.
  • Simple TCPIP Services (i.e. echo, daytime etc): Đây là một tính năng giúp khắc phục lỗi trong các mạng nội bộ của doanh nghiệp nên người dùng phổ thông như chúng ta không cần bật lên nhé.
  • SMB 1.0/CIFS File Sharing Support: Đây là tính năng giúp chia sẻ file giữa máy in với các đời Windows cũ, từ Windows NT 4.0 đến Windows XP và Windows Server 2003 R2. Và có lẽ không còn anh em nào dùng các đời Windows cũ này nữa nên cũng không cần bật tính năng này nhé.
  • Telnet Client: Đây là tính năng giúp anh em kết nối với các thiết bị và máy chủ telnet. Còn máy chủ telnet thì đã có tuổi đời từ rất lâu, có từ trước khi cả World Wide Web ra đời nên anh em sẽ không cần dùng đến trừ khi cần kết nối với các thiết bị siêu cổ.
  • TFTP Client: Đây là tính năng giúp anh em chuyển file giữa các máy và thiết bị sử dụng giao thức Trivial File Transfer Protocol. TFTP cũng là một giao thức rất cổ và kém bảo mật nên anh em cũng không cần bật lên trừ khi phải kết nối với một máy tính siêu cổ.
  • Windows Identity Foundation 3.5: Nếu bạn đang dùng các ứng dụng cũ cần phải có gói .NET Framework 3.5 thì sẽ cần phải bật tính năng này lên. Còn các ứng dụng sử dụng .NET Framework 4 sẽ không cần nhé.
  • Windows PowerShell 2.0: Những anh em đam mê vọc vạch Windows thì chắc sẽ biết đến công cụ điều khiển máy bằng dòng  lệnh Windows PowerShell rồi. Còn nếu anh em không cần vọc Windows cho lắm thì tắt tính năng này cũng được vì Command Prompt cũng có thể đáp ứng nhu cầu của chúng ta.
  • Windows Process Activation Service: Đây là một tính năng liên quan đến quản lý máy chủ. Anh em chỉ bật khi có một ứng dụng cụ dùng cho máy chủ cần dùng đến.
  • Windows Subsystem for Linux: Đây là tính năng giúp anh em dùng Ubuntu Bash và chạy các ứng dụng của hệ điều hành Linux Trên Windows 10. Nếu bình thường anh em không đụng đến hai thứ này thì không cần bật lên.
  • Windows TIFF iFilter: Đây là một tính năng giúp Windows nhận dạng các file TIFF và sử dụng tính năng OCR  (optical character recognition) nhận dạng ký tự quang học. Mặc định thì Windows sẽ tắt nó đi thì nó ngốn rất nhiều sức mạnh của CPU. Vì vậy, trừ khi anh em có nhu cầu quét tài liệu chữ viết thì đừng bật tính năng này lên.
  • Work Folders Client: Cay69 là một công cụ giúp anh em đồng bộ dữ liệu trong thư mục của một mạng corporate network về máy tính của mình. Nếu khong6 cần thì anh em tắt đi cũng được.
  • XPS Services: Đây là tính năng giúp in tài liệu định dạng XPS. Microsoft đã tạo ra định dạy này từ lúc ra Windows Vista nhưng không thành công như định dạng PDF. Vì vậy, anh em tắt tính năng này đi cũng không ảnh hưởng gì nhiều đến việc in ấn.
  • XPS Viewer: Đây là ứng dụng giúp xem tài liệu định dạng XPS và cũng khá là vô dụng luôn nhé anh em.

Nguồn: How To Geek