Từ đống tro tàn trở thành phượng hoàng bất tử, phong cách Bắc Âu đã giúp OG và dòng tai nghe SteelSeries Arctis trở thành tượng đài trong lịch sử eSport.
Ngày 25/8/2019, đội trưởng Johan “N0tail” Sundstein nâng cao chiếc Khiên Bất Tử (Aegis of Immortal) đánh dấu việc OG trở thành đội đầu tiên 2 lần liên tiếp vô địch The International – giải đấu Dota 2 danh giá nhất với giải thưởng lên đến 15 triệu USD. Điều này đồng thời cũng đưa SteelSeries đi vào huyền thoại, với tư cách là nhà tài trợ thành công nhất trong lịch sử.
Bất kỳ fan Dota 2 nào cũng sẽ khằng định với bạn rằng chiến thắng của OG là một chuyến hành trình kỳ diệu, đứng lên từ đống tro tàn để trở thành phượng hoàng bất tử trong lịch sử eSport. Và trùng hợp thay, nhà tài trợ của OG – SteelSeries – đã có một cuộc hành trình tương tự với dòng tai nghe Arctis để tìm kiếm sự khác biệt, biến họ trở thành một tượng đài trong lòng cộng đồng game thủ toàn cầu.
#Rise Up – Đứng lên từ đống tro tàn
Bạn có biết rằng đội trưởng của OG là Johan “N0tail” Sundstein và SteelSeries đều xuất thân từ Đan Mạch, đất nước xứ Bắc Âu xa xôi đầy kiêu hãnh với những chú lính chì dũng cảm trong truyện ngụ ngôn Anderson? Có lẽ vì thế mà hành trình giành chức vô địch của OG và hành trình tạo sự khác biệt của SteelSeries có rất nhiều điểm chung.
Nhưng trước hết là đôi điều về giới thiệu về OG cho các bạn không phải là fan của Dota 2. Ngay từ khởi đầu, OG là một đội rất đặc biệt bởi nó được thành lập nên từ tình bạn của Johan “N0tail” Sundstein và Tal “Fly” Aizik. 4 chức vô địch Major Championship từ 2015 đến 2017 khẳng định với thế giới rằng Dota “tình bạn” là một trong những đội tuyển mạnh nhất. Thế nhưng bất chấp từng nắm trong tay hảo thủ khét tiếng như Miracle, S4, Cr1t,.. OG liên tiếp thất bại, nếu không muốn nói là thảm hại, tại giải đấu Dota 2 quan trọng nhất: The International. Dịch ra cho dễ hiểu thì đối fan Liên Minh Huyền Thoại là vô địch vòng loại nhưng vào Chung Kết Thế Giới lại fail, dân bóng đá thì thắng Europa League nhưng mãi chẳng thể chạm tay vào chiếc cúp Champion League.
Phải đến 2018 khi Tal “Fly” Aizik, lúc ấy là đội trưởng, phản bội kéo theo S4 vứt áo đầu quân cho EG thì bước ngoặc mới xảy ra. Thêm vào sự ra đi của Resolut1on cách đó không lâu, OG tưởng chừng đã sụp đổ khi phải thay 3/5 vị trí chính thức và phải bước vào TI8 thông qua vòng đấu loại. Thế nhưng đó lại là một sự khởi đầu mới khi Johan “N0tail” Sundstein và Sébastien “Ceb” Debs (cựu huấn luyện viên của OG và hiện là thành viên trong đội hình chính) vực dậy tinh thần toàn đội cùng với nhân tố mới Topias Miikka “Topson” Taavitsainen và cũng không hẳn là mới như Anathan “ana” Pham, Jesse “JerAx” Vainikka. Dù không có nhân tố nổi bật, OG đã chứng tỏ rằng Dota “tình bạn” là Dota mạnh nhất khi trở thành đội đầu tiên vô địch 2 giải The International liên tiếp. Chiến thắng của OG đồng thời giúp SteelSeries trở thành nhà tài trợ thành công nhất trong lịch sử eSport vào thời điểm hiện tại, với tổng số tiền giải thưởng mà các game thủ được thương hiệu này tài trợ vượt xa phần còn lại.
Hành trình kỳ diệu của OG cũng có rất nhiều điểm tương đồng với quyết định của SteelSeries cách đây 3 năm, khi hãng quyết định bỏ đi tất cả và trình làng loạt tai nghe Arctis. Đây là quyết định khiến nhiều game thủ phải sững sờ khi vào thời điểm đó thương hiệu gaming gear đến từ Đan Mạch sở hữu nhiều dòng tai nghe lừng lẫy như SteelSeries Siberia, SteelSeries H và SteelSeries Flux. Thế nhưng cũng giống như OG, Artics đã giúp SteelSeries tìm lại giá trị thực của mình và tiếp tục trở thành một trong những biểu tượng của ngành công nghiệp gaming gear trên toàn cầu. Một trong những yếu tố quan trọng nhất chính là việc sử dụng phong cách Bắc Âu để đem lại cho game thủ trải nghiệm thuần khiết nhất, đơn giản nhưng cực kỳ tinh tế. Dấu ấn Bắc Âu được thể hiện rõ nét nhất trong SteelSeries Arctis 1, phiên bản tối giản nhất trong gia đình Arctis.
#Artics1 – Tai nghe gaming phong cách Bắc Âu, lấy tối giản để tôn vinh sự tinh tế
Nguồn cảm hứng để viết bài này đến từ việc mình đã có 2 tháng đồng hành với Arctis 1, dòng cơ bản nhất trong series Arctis, và chứng khiến hành trình kỳ diệu của OG tại TI9. Có những điều tưởng chừng như trùng hợp ngẫu nhiên nhưng ngẫm lại thì đó là kết quả của sự đương nhiên không thể tránh khỏi. OG là đội tuyển Dota 2 được xây dựng dựa trên tình bạn, nhưng khi tình bạn ấy bị lấn át bởi khát khao chiến thắng của Tal “Fly” Aizik hay sự phụ thuộc vào những cá nhân kiệt xuất như Amer “Miracle-” Al-Barkawi; thất bại của OG tại những mùa TI trước là điều hiển nhiên. Loại bỏ những nhân tố đó không khiến OG sụp đổ mà giúp họ trở thành một tập thể thật sự, được gắn kết với nhau bằng tình bạn và sự tin tưởng tuyệt đối thì đó mới là công thức để giúp OG đi đến thành công.
SteelSeries cũng trải qua hành trình tương tự với Arctis. SteelSeries Siberia, SteelSeries H và SteelSeries Flux đều là những dòng tai nghe từng in đậm dấu ấn trong cộng đồng game thủ. Những quá khó để tạo được sự khác biệt khi mà tất cả các hãng gaming gear thời điểm đó nhìn về cùng một hướng, lấy thiết kế hầm hố kết hợp đèn LED RGB để thu hút sự chú ý của game thủ. Đó là lý do mà SteelSeries sẵn sàng đánh đổi tất cả, đặt hết niềm tin vào phong cách Bắc Âu từ chính quê hương của mình sẽ giúp họ thành công với dòng tai nghe Arctis.
Phong cách thiết kế Bắc Âu (Nordic Design/Scadinavian Design) vốn ra đời từ đầu thế kỷ 20 và bắt đầu trở lại mạnh mẽ vào những năm gần đây. Điểm đặc trưng của phong cách này chính là sự tối giản trong thiết kế, không một chi tiết thừa để làm toát lên sự tinh tế tổng thể. Điều đó được thể hiện rõ nét thông qua Arctis 1, sử dụng một tông màu đen chủ đạo với logo SteelSeries trắng tạo ra sự thanh lịch đến đáng kinh ngạc mà không có bất kỳ dòng tai nghe gaming nào đạt được. Bạn không nói thì cũng chẳng ai biết đây là tai nghe gaming đâu, cứ ngỡ như một chiếc tai nghe dành cho dân audiophile đầy tinh tế.
Điểm mình thật sự ấn tượng về Artics 1 chính là việc nó được sinh ra để kết hợp hài hoà với game thủ. Trọng lượng nhẹ với khả năng tuỳ biến độ dài dễ dàng, ốp tai với đệm vải dễ chịu giúp một khi đeo lên Artics 1 dường như biết mất, bạn chỉ còn cảm nhận được âm thanh được tái tạo bởi củ loa Neoymium 40 mm vốn đã khẳng định thương hiệu ở dòng Arctis 7 cao cấp.
Đánh vào phân khúc tai nghe gaming phổ thông nên SteelSeries Arctis chọn cho mình chất âm trung tính, không đặt trọng tâm vào bất kỳ yếu tố nào cụ thể. Thay vào đó là sự kết hợp hài hoà giữa chi tiết của 3 dải âm cao/trung/trầm và âm trường rộng để tái hiện một cách tinh tế từ những màn đọ súng cân não trong CSGO cho đến các pha combat tổng của Dota 2. Sự tách bạch là điểm mạnh của Arctis 1, điển hình như những cú chém của Anti-Mage với kỹ năng Mana Burn có thể dễ dàng nhận biết nhờ tiếng “rít” chói tai khi mana của đối thủ bị “đốt cháy” hay combo “blink + Taunt” của Axe nghe phát biết ngay dẫu đang hỗn chiến hiệu ứng mù trời.
Phong cách thiết kế Bắc Âu đề cao sự tối giản mang đến cho Artis 1 nói riêng và tất cả các dòng tai nghe Arctis sự đa năng hiếm có, không chỉ gói gọn trong góc gaming mà còn là bạn đồng hành lý tưởng hằng ngày. SteelSeries đã tận dụng tối đa lợi thế này khi thiết kế microphone có thể tháo rời cũng như chọn jack 3.5 mm đa năng cho phép Arctis 1 kết hợp được với không chỉ máy tính mà cả điện thoại, máy chơi game PS4/Xbox One và thậm chí là cả Nintendo Switch. Thêm vào đó thiết kế gọn gàn cùng khung tai nghe lõi thép bền bỉ giúp bạn có thể yên tâm đặt Arctis 1 vào balo và đem theo bên mình mỗi ngày.
Arctis 1 là dòng cơ bản nhất nhưng nó vẫn sở hữu đầy đủ những yếu tố giúp dòng tai nghe SteelSeries khác biệt với phần còn lại, và quan trọng là mức giá dễ tiếp cận với đa số game thủ hiện nay.
Giá tham khảo: https://gearvn.com/products/tai-nghe-steelseries-arctis-1
#For Glory – Giành lấy vinh quang
3 năm kể từ ngày trình làng, giờ đây có thể khẳng định rằng SteelSeries đã thành công khi đánh cược tất cả vào Arctis. Với phong cách thiết kế Bắc Âu kết hợp với chất lượng âm thanh đã khẳng định được thương hiệu, Arctis đã giúp SteelSeries có được chỗ đứng vững chắc trong cộng đồng game thủ như cách mà nhà vô địch của họ OG phá vỡ mọi lời nguyền để chinh phục chiếc Khiên Bất Tử của Dota 2 không chỉ một mà đến hai lần liên tiếp.
Sự tối giản, tinh tế trong thiết kế giúp SteelSeries tạo sự khác biệt so với phần còn lại, vốn đa số chạy theo phong cách hầm hố và tích hợp nhiều LED RGB để gây ấn tượng với game thủ. Về phần chất âm có lẽ không phải giới thiệu nhiều về SteelSeries, bởi thương hiệu đến từ Đan Mạch này đã quá nổi danh trong cộng đồng game thủ những năm vừa qua. Từ Arctis 1 cơ bản nhất cho đến Arctis Pro Wireless cao cấp nhất, SteelSeries luôn biết cách tái tạo âm thanh trong game theo cách phù hợp nhất với game thủ với đặc trưng là âm trường rộng cùng sự tách bạch đến đáng kinh ngạc.
Dĩ nhiên, dòng càng cao cấp thì càng ấn tượng về độ chi tiết của từng dải âm, uy lực của âm siêu trầm và khả năng định vị. Đặc biệt là những dòng cao từ Arctis 5 trở lên được tích hợp công nghệ giả lập âm thanh vòng DTS Headphone:X trong khi dòng cao cấp nhất Pro Wireless còn được chứng nhận Hi-res đáp ứng được yêu cầu khắc khe nhất của những người mê âm nhạc.
Nếu đã chán cái sự hầm hố phô trương của những chiếc tai nghe gaming hiện đại, SteelSeries Arctis là cái tên bạn nên cân nhắc để trải nghiệm sự khác biệt của phong cách Bắc Âu và vì sao sự tối giản giúp nó mãi không bao giờ bị lỗi thời.
Tham khảo bộ sưu tập tai nghe SteelSeries Arctis: https://gearvn.com/collections/tai-nghe-steelseries