Mới đây, các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ Ấn Độ Madras (IIT) vừa công bố họ đã phát triển thành công những viên pin sạc sắt-ion.

Sơ lược về loại pin này, các nhà khoa học đã dùng sắt có mật độ carbon thấp để làm cực dương, Vanadium pentoxide (V2O5) để làm cực âm và Fe(ClO3)3 làm chất điện phân. So với pin lithium ion truyền thống thì pin lợi pin sắt-ion mới được phát triển từ IIT có chi phí sản xuất thấp hơn nhiều, khả năng lưu trữ năng lượng cũng thấp hơn và có độ ổn định cao hơn.

Theo các phát hiện của nhóm nghiên cứu thì trong quá trình thử nghiệm, pin sắt-ion cũng cũng cho thấy xác suất rủi ro khi sử dụng của nó là thấp hơn đáng kể so với pin lithium truyền thống. Do sắt không thể tạo ra các sợi nhánh, giúp ngăn ngừa sự cố chập điện khi xả pin hiệu quả.

Nhóm nghiên cứu tại Viện Công nghệ Madras

Ngoài ra, các đặc tính lý-hóa học thuận lợi của sắt cũng đem lại những lợi thế đáng chú ý. Nhóm nghiên cứu cho biết: “tính chất oxi hóa khử của ion sắt cao hơn ion lithium trong khi bán kính nguyên tử nhỏ hơn một chút. Đây là 2 đặc tính quý đã bị bỏ qua trong nhiều năm nay, và đó là lý do vì sao chúng ta không có pin sạc ion sắt.”

Nhóm nghiên cứu cũng cho biết thêm rằng hiện tại, loại pin này hiện tại vẫn chưa thể áp dụng vào thực tế do chưa có thời gian phát triển đủ dài. Loại Pin mới này chỉ mới đạt tuổi thọ 150 vòng sạc xả mà thôi. Mật độ năng lượng của pin cũng chỉ mới đạt khoảng 220 Wh/kg, tương đương với khoảng 55-60% so với pin lithium-ion. Vì thế có lẽ chúng ta sẽ phải chờ thêm một thời gian nữa cho đến khi loại pin mới này đủ tốt để đưa vào ứng dụng thực tế và mang đến những lợi ích thiết thực cho chúng ta.

Theo Energy Trend