Nếu anh em để ý thì phía sau ổ cứng của anh em thường có vài cổng kết nói, chẳng hạn như cổng SATA, cổng nguồn SATA và có thêm cả một cái cổng nhỏ kế bên gọi là jumper. Đa số anh em đều không biết cổng này có tác dụng gì và cũng không biết sử dụng như thế nào. Trong bài viết này, mình sẽ giải thích tác dụng của cổng jumper và khi nào thì anh em sẽ cần dùng đến.

Lý do cổng jumper xuất hiện trên ổ cứng

Đầu tiên, anh em cần hiểu tác dụng của cổng jumper này rồi mình sẽ giải thích lý do vì sao cổng jumper xuất hiện trên ổ cứng nhé. Thật ra, cổng jumper này không dùng để cắm thêm bất kỳ sợi cáp nào nữa mà chúng ta chỉ chập những cái chân trong cổng lại với nhau thôi. Khi chập lại chúng với nhau thì anh em sẽ kích hoạt một tính năng đã được cài sẵn bên trong ổ cứng. Hiểu hơn giản thì đây là một cái công tắc chứ không phải cổng kết nối nha anh em.

Từ ngày xa xưa, trước khi cổng SATA xuất hiện thì ổ cứng loại IDE (Integrated Drive Electronics) sử dụng chuẩn PATA hay tên đầy đủ là Parallel ATA anh em ạ. Nếu anh em chưa biết thì cổng PATA có hình dạng dẹp dẹp và từng được sử dụng trên rất nhiều loại thiết bị lưu trữ như ổ cứng, đầu đĩa quang, đầu đĩa mềm,… Khi muốn cắm nhiều ổ cứng PATA vào máy thì anh em cần phải thiết lập ổ nào là ổ master (ổ cứng chính), ổ nào là ổ slave (ổ cứng phụ). PC của anh em sẽ dựa theo thiết lập này và chọn boot ổ nào lên trước. Để thiết lập ổ master hay ổ slave thì anh em chập hai chân jumper nhất định lại với nhau theo tờ hướng dẫn sử dụng của ổ cứng là xong.

Tác dụng của cổng jumper

Ngày xưa thì anh em nhất định phải biết tác dụng của cổng jumper thì mới cắm nhiều ổ cứng vào máy được. Hiện nay thì các ổ cứng SATA không yêu cầu anh em phải thiết lập ổ cứng master hoặc slave nữa nên nhiều loại ổ cứng không có cổng jumper luôn. Một số ít thì vẫn giữ cổng jumper lại để kích hoạt một số tính năng khác.

Tính năng chính xác là gì thì còn tùy vào ổ cứng và hãng sản xuất, anh em phải ĐỌC THẬT KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG vì có cách nối sẽ xóa sạch sẽ dữ liệu trong ổ cứng, không phục hồi được. Để tìm hướng dẫn sử dụng thì anh em lên Google gõ từ khóa jumper pin cùng với tên ổ cứng của anh em nhé. Mình thì sẽ lấy cách nối chân jumper của ổ cứng 3.5 inch của Western Digital làm ví dụ nhé. 

  • Nối chân số 1 và 2: bật tính năng SSC (spread-spectrum clocking giúp chống lại tính trạng nhiễu điện từ.
  • Nối chân số 5 và 6: Giới hạn tốc độ truyền dữ liệu ở mức 3Gbps hoặc 1,5 Gbps, tùy loại.
  • Nối chân số 7 và 8: Bật tính năng Advanced Format disk được hỗ trợ trên một số đời Windows cũ.

Nói chung thì khi nào anh em cần dùng các thiết lập đặc biệt thì không cần quan tâm đến cổng jumper luôn cho an toàn. Không chỉnh sửa thì ổ cứng vẫn sẽ hoạt động ổn áp nhé anh em. 

Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại GVN 360 như:

Nguồn: How To Geek


Mời các bạn theo dõi fanpage của chúng mình theo đường link dưới đây để cập nhật những tin tức về game, công nghệ và nhiều thông tin thú vị khác nữa nhé!

GVN360