Di chuyển nhanh (fast travel) là một trong những tính năng phổ biến trong những tựa game hiện nay, nhất là những trò thuộc thể loại thế giới mở. Cơ bản thì chức năng của nó là cho phép người chơi di chuyển nhanh giữa 2 điểm trên bản đồ rộng lớn, giúp game thủ tiết kiệm kha khá thời gian. Thế nhưng một số nhà phát triển đã có những ý tưởng sáng tạo hơn, tạo ra những cơ chế di chuyển nhanh cực kì độc đáo để tựa game trở nên thú vị hơn mỗi khi người chơi sử dụng tính năng này. Sau đây là top 10 cách độc đáo trong game để giúp bạn di chuyển nhanh giữa các địa điểm trên bản đồ.
Trạm bọ cánh cứng Stagway – Hollow Knight
Thông thường khi nhắc tới fast travel, game thủ sẽ thường nghĩ ngay tới cảnh tượng màn hình chỗ vị trí nhân vật chính đang đứng sẽ tối dần rồi sáng lên ở một vị trí khác. Tuy nhiên trong Hollow Knight, fast travel không đơn giản chỉ là chớp tắt màn hình rồi dịch chuyển nhân vật mà nó sẽ hiển thị một đoạn cắt cảnh bạn đang cưỡi một con Last Stag chạy tới vị trí của mà bạn muốn fast travel tới.
Last Stag là một con bọ cánh cứng khổng lồ duy nhất còn sống sót của chủng loại bọ cánh cứng. Trong thời kỳ hoàng kim của vương quốc Hallownest, chủng loài của Last Stag thường được sử dụng như một phương tiện vận chuyển người và hàng hóa trên đất liền thông trạm Stagway, nhưng sau sự kiện Hallownest thất thủ thì hầu hết các trạm Stagway đều bị đóng cửa và chủng loài này cũng chết dần. Việc thay vì chớp nhoáng dịch chuyển nhân vật tới nơi cần tới, Hollow Knight sử dụng đoạn cắt cảnh nhân vật chính cưỡi Last Stag chạy qua các bản đồ trong game sẽ tạo ấn tượng hơn đối với người chơi.
Thổi sáo trước bức tượng chim đá – The Legend of Zelda: A Link to the past
The Legend of Zelda là một series game có rất nhiều cách fast travel ngộ nghĩnh nhưng lại tạo được dấu ấn trong lòng game thủ, và một trong số đó là cách dùng sáo đứng thổi trước một bức tượng con chim bằng đá. Cây sáo phép thuật này mới ban đầu hầu như không có tác dụng gì khác ngoài mua vui cho game thủ, tuy nhiên, một khi các bạn đã tới được ngôi làng Kakariko và dùng nó đứng thổi trước một bức tượng chim bằng đá.
Đứng ngân nga cây sáo một lúc thì bức tượng đá đột nhiên vỡ tan tành, lộ ra bên trong là một chú chim màu trắng mỏ cam tung cánh bay lên bầu trời. Sau khi lượn 1 vòng thì chú chim sẽ leo xuống đất với vận tốc cao, và gắp người chơi lên trên không và bay tới địa điểm mà bạn muốn fast travel tới trên bản đồ game.
Cây cột màu xanh lá (Warp Zone) – Super Mario Bros: The Lost Level
Chắc các bạn cũng không còn lạ gì với cây cột màu xanh lá trong game Mario – thứ mà chuyên môn có một cái cây ăn thịt chui lên và cắn người chơi nếu không nhanh chân nhảy sang chỗ khác ấy. Cái cột màu xanh đó thật chất được gọi là Warp Zone, nó thường được game thủ sử dụng để fast travel nhanh tới một vị trí nào đó trong bản đồ và “skip” qua một số màn chơi nhất định.
Đối với Warp Zone trong tựa game Super Mario Bros: The Lost Level thì có chức năng hơi khác một tí. Bạn sẽ chỉ có một cây cột màu xanh để chui vào, và tùy thuộc vào cái cột bạn chọn mà bạn thậm chí có thể quay lại màn chơi trước nếu muốn. Tuy nhiên, The Lost Level có một quy luật đó là nếu như bạn sử dụng Warp Zone để fast travel, màn chơi thứ 9 (World 9) sẽ bị khóa lại. Điều này sẽ ép bạn restart lại game nếu như muốn phá đảo.
Cây dù của Fragile – Death Stranding
Trong game Death Stranding, tính năng di chuyển nhanh trên bản đồ sẽ được thực hiện thông qua việc dịch chuyển tức thời (teleport). Nghe thì cũng bình thường thôi, nhưng cái lạ ở đây là bạn sẽ dùng một cây dù của Fragile để dịch chuyển tức thời.
Sau một số biến cố trong Chương 3, nhân vật chính Sam sẽ mở khóa được kỹ năng di chuyển nhanh đến các cứ điểm (safe house) chỉ bằng cách nhìn vào bức tường – nơi đang có cây dù của Fragile – và bấm nút thực hiện là xong. Fragile sẽ xuất hiện cùng với cây dù, sau đó cô ta cùng với Sam sẽ chạm đầu nhau, và thế là bạn sẽ đến được nơi mà bạn cần đến. Nói không ngoa thì đây cũng chính là cơ chế quái dị nhất trong Death Stranding luôn các bạn ạ.
Máy bán hàng tự động – NieR: Automata
Cũng như những tựa game khác, tính năng di chuyển nhanh giữa các địa điểm trên bản đồ sẽ không được mở khóa ngay khi bạn mới chơi NieR: Automata. Phải trái qua chơi qua vài màn chơi thì bạn mới sử dụng được tính năng này. Tuy nhiên, để dùng được nó thì bạn sẽ phải phụ thuộc vào Access Point, hay chính xác hơn là những chiếc máy bán hàng tự động đã bị mục nát xuất hiện trong môi trường.
Ngoài việc cho phép bạn lưu game ra thì những chiếc máy bán hàng tự động này còn là trợ thủ đắc lực cho bạn di chuyển tức thời. Cơ chế của nó cũng không có gì quá đặc biệt, bạn chỉ việc bước vào bên trong chiếc máy là xong, nhưng việc dùng một chiếc máy bán hàng bị hỏng để dịch chuyển tức thời trong bối cảnh tương lai xa xôi thì nghe nó hơi quái gở các bạn nhỉ?
Bảng di chuyển nhanh – Forza Horizon 3 và 4
Dòng game đua xe Forza Horizon vốn dĩ có cơ chế di chuyển nhanh giữa các địa điểm trên bản đồ khá là thú vị, nhưng đến phần Forza Horizon 3 và 4 thì nó đã trở nên hơi bị kì dị một xíu. Trong phần 3, bạn có thể di chuyển nhanh đến các khu lễ hội nhưng nó sẽ tốn của bạn một ít chi phí đó. Để giảm bớt tiền phí này thì bạn có thể phá vỡ các bảng báo hiệu “fast travel”. Riêng trường hợp di chuyển nhanh đến khu lễ hội gần nhất thì sẽ miễn phí nhé. Còn nếu muốn di chuyển nhanh bất cứ nơi đâu trên bản đồ thì bạn phải mở khóa tính năng đặc biệt thì mới được.
Tính năng di chuyển nhanh trong Forza Horizon 4 phần lớn cũng giống như trong Forza Horizon 3, khác cái là bạn có nhiều nhà đóng vai trò là địa điểm dịch chuyển nhanh. Bạn cũng sẽ tốn phí để làm điều này, và nếu phá vỡ các bảng hiệu “fast travel” thì tiền phí cũng sẽ được giảm. Mặt khác, nếu bạn mua Fairlawn Manor với mức giá 2 triệu thì bạn sẽ mở khóa được tính năng di chuyển nhanh đến bất kỳ nơi đâu trên bản đồ. Trừ khi bạn tìm hiểu thêm về Forza Horizon 4, chứ bình thường thì khó thể nào mà biết được vụ này lắm.
Star World – Super Mario World
Bản đồ Star World là nơi tất cả con đường Star Road hội tụ, cho nên nó đóng vai trò như là nơi để di chuyển nhanh trong game Super Mario World. Khi bạn tiếp cận được 1 trong những ngôi sao trên bản đồ, bạn sẽ được di chuyển đến Star World. Việc tìm được chìa khóa bí mật và lối ra trong mỗi màn chơi là điều kiện cần thiết để mở lối đi đến ngôi sao tiếp theo, và về sau là mở lối đến Special World.
Những con đường Star Road có để được dùng để đi thẳng đến lâu đài của tên Bowser đáng ghét, giúp bạn bỏ qua phần lớn hành trình trong game. Vì thế nên bạn nào muốn tiết kiệm thời gian thì có thể cân nhắc chuyện hoàn tất bản đồ Star World nhé.
Hố giun – Don’t Starve
Worm Holes (hố giun) trong Don’t Starve là một phương thức di cực kỳ dị hợm trong thế giới game. Nó trông như miệng của một sinh vật sống vậy, khi chui vào đó thì bạn có thể dịch chuyển nhanh giữa các điểm trên bản đồ. Giá phải trả cho phương thức di chuyển này là điểm Sanity (tỉnh táo) của bạn.
Có một số hố giun bị “bệnh” và nếu bạn sử dụng nó thì nó sẽ “chết” luôn. Điểm này củng cố thêm cho quan điểm các “hố giun” là sinh vật sống, bạn nhảy vào miệng nó và ra bằng “cửa hậu”.
Giao hàng – Metal Gear Solid 5: The Phantom Pain
Với một tựa game nghiêm túc như The Phantom Pain thì cách di chuyển này khá là hài hước. Khi muốn dịch chuyển nhanh giữa các căn cứ của kẻ địch trên bản đồ thì bạn phải đến một điểm trung chuyển hàng của chúng rồi chui vào một cái thùng để ngụy trang thành kiện hàng.
Sau đó thì bạn cần phải đợi một chiếc xe tải giao hàng đến và hốt bạn đi. Mặc dù theo lẽ thường thì cách di chuyển này không kỳ lạ lắm, rất hợp lý là đằng khác nhưng nếu là trong game thì nó lại vô cùng thú vị, xứng đáng được gọi tên trong danh sách này.
Tàu điện ngầm – Marvel’s Spider-Man
Spider-Man đúng là có thể bay nhảy rất linh hoạt nhưng khi đi từ điểm này đến điểm kia cách xa thật xa thì anh chàng không thể chỉ đu bay như thế được. Lúc này thì Spider-Man sẽ đi tàu điện ngầm, nghe vừa hợp lý lại vừa hài đấy chứ.
Bạn sẽ đi qua đi lại trong đó và chờ game load bản đồ của điểm tiếp theo. Cách thức di chuyển này vừa giúp trải nghiệm của game thủ liền lạc và giống thực tế, vừa giúp nhà phát triển khỏi làm thêm máy phân cảnh chờ load game nữa. Đúng là thông minh phải không các bạn?
Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại GVN 360 như:
- Top 8 sáng kiến biến save game từ thao tác nhàm chán thành điểm nhấn độc đáo trong game
- Top 10 thủ thuật giấu cảnh loading đầy sáng tạo giúp game thủ không bị mất kiên nhẫn
- Top 10 chiêu trò che mắt game thủ tuy đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả trong game
- Top 10 chiêu trò cực độc mà nhà phát triển sử dụng để gài hàng game thủ
Nguồn: Gaming Bolt
Mời các bạn theo dõi fanpage của chúng mình theo đường link dưới đây để cập nhật những tin tức về game, công nghệ và nhiều thông tin thú vị khác nữa nhé!