Ngày xưa, anh em vào tiết tin học thì thế nào cũng lén lén giáo viên bật game dò mìn lên chơi. Nếu anh em chưa biết thì tựa game tuổi thơ của chúng ta đã kỷ niệm sinh nhật lần thứ 30 vào ngày 8/10 vừa qua. Trong suốt 30 năm thì Minesweeper đã có hàng trăm triệu người chơi và có lượng người hâm mộ đông đảo Vì điều gì đã giúp tựa game thành công và được yêu mến như vậy, mời anh em cùng mình tìm hiểu qua bài viết này.

Bí mật về gameplay gây nghiện của Minesweeper

Minesweeper là một game giải đố theo logic theo dạng dò bãi mìn. Mục tiêu của anh em khá là đơn giản, đó là tìm ra tất cả các ô vuông không chứa mìn và phải tìm trong thời gian ngắn nhất có thể. Khi anh em click vào một ô vuông thì sẽ có hiện thêm một hoặc nhiều con số gợi ý cho anh em có bao nhiêu trái mìn gần khu vực đó.  Nếu giải thích chính xác hơn trong 8 ô vuông sát bên ô vuông vừa mở ra thì có bao nhiêu ô chứa mìn. Một khi đã nhắm được ô nào có mìn thi anh em có thể click chuột phải để đánh đánh dấu.

Nếu đã đánh dấu xong hết thí anh em mở các ô còn lại và kiểm tra xem suy luận của mình có chính xác hay không. Một khi đã hiểu cách chơi và quy luật thì anh em sẽ bị cuốn vào vào ngồi chơi đến khi nào thắng thì thôi. Mỗi khi thắng một game thì anh em sẽ cảm thấy vô cùng phấn khích và tự hào vì né được hết tất cả bom mìn trong bãi. Khi đó, anh em bắt đầu hiểu ra các quy luật đặt mìn của game và cố gắng tìm cách rút ngắn thời gian nhất có thể.

Cứ như vậy thì anh em sẽ nghiền trò Dò mìn này.

Khởi nguồn của Minesweeper

Phiên bản đầu tiên của Minesweeper được gọi là Mine do hai nhân viên của Microsoft là Robert Donner và Curt Johnson phát triển. Ban đầu thì game chỉ được gửi cho bạn bè của hai thanh niên này chơi thôi. Trong khoản thời gian phát triển Windows 3.0 thì giám đốc phát triển sản phẩm của Microsoft là Bruce Ryan quyết định tìm một số game thú vị game vào một đĩa “album game” Microsoft Entertainment Pack để dụ những ai có PC tại gia chuyển sang dùng Windows. Thế là Donner đã gửi game của anh lên giám đốc với một chút thay đổi đồ họa một chút và đổi tên thành Minesweeper.

Hồi lúc mới ra mắt thì Minesweeper đi kèm với năm tựa game nữa là Cruel, Golf, Pegged, Taipei, Tetris, TicTactics cùng với một screensaver IdleWild. Kể từ đó, Minesweeper trở thành tựa game phổ biến nhất trong các game do Microsoft. Vào năm 1994, tờ Washington Post còn đưa tin Bill Gates từng rất nghiện trò Minesweeper, ông đã cố gắng cai nghiện bằng cách xóa game trong máy của mình, những rốt cuộc thì vẫn lẻn vào văn phòng của đồng nghiệp để chơi.

Với sự phổ biến của Minesweeper, Microsoft quyết định cài đặt sẵn vào phiên bản Windows 3.1 ra mắt vào năm 1992. Khi đã trở thành tựa game quốc dân, mà đúng hơn là game quốc tế thì Microsoft tiếp tục cài Minesweeper vào các đời Windows tiếp theo (cho đến hết Windows 7). Thời gian đó là khoảng 30 năm và có thể có hàng trăm triệu người từng chơi Minesweeper.

Minesweeper sâu sắc hơn vẻ bề ngoài 

Có lẽ nhiều anh em khi chơi game đều chỉ thấy gameplay lẫn đồ họa của game khá đơn điệu, chỉ cần click đại cũng được chứ không có gì phải đầu tư suy nghĩ. Tuy nhiên, khi anh em chơi đủ nhiều thì sẽ thấy tựa game này thuộc dạng chiến thuật rất căng não và có cả các giải thi đấu trên toàn thế giới hẳn hoi.

Thông thường, khi đã biết luật chơi cơ bản thì anh em có thể cứ thong thả suy nghĩ, cuối cùng cũng dò hết ra mìn, tất nhiên là sẽ cần thêm một chút may mắn. Còn mấy ông đi thi đấu thì sẽ thi xem ai hoàn thành mức chơi khó nhất trong thời gian ngắn nhất có thể.

Những thanh niên try hard game này còn nhớ hết các kiểu đặt mìn để rút ngắn thời gian hoàn thành game. Một số người chơi còn áp dụng các kỹ năng độc đáo, chỉ cần click 1,5 lần là đánh dấu ô có mìn cho nhanh, hoặc tối thượng hơn hơn nữa là không cần đánh dấu chi cho tốn thời gian, chỉ cần nhớ trong đầu là được.

Tuy nhiên, nếu anh em chỉ là một người gian Minesweeper với mục đích vui vẻ, giết thời gian thì anh em cứ thong thả mà chơi, không cần gấp gáp click đại đâu.

Một số fun fact về Minesweeper

Nếu muốn ăn gian khi chơi game trên các đời Windows 3.x thì anh em gõ cụm từ “xyzzy”, nhấn Shift  + Enter rồi nhấn Enter thêm một lần nữa. Khi đó, sẽ có một cái chấm nhỏ hiện lên góc màn hình, khi con trỏ chuột đi qua ô nào là mìn thì cái chấm đó sẽ chuyển thành màu đen.

Minesweeper trong bản Windows 2000 tại ý có tên là Prato Fiorito (tạm dịch: cánh đồng hoa) và dùng hoa thay thế cho mìn vì bọ một tổ chức The International Campaign to Ban Winmine gây áp lực.

Đến đời Windows Vista thì Minesweeper thêm tùy chọn chuyển mìn thành hoa và đưa tùy chọn này thành mặc định tại một số nơi.

Theo Sách kỷ lục Guinness thì người hoàn thành 3 level khó nhất của Minesweeper là game thủ tại Ba Lan có tên Kamil Murański chỉ trong 38,65 giây.

Microsoft đã ngừng cài sẵn game từ Windows 8 và chuyển Minesweeper và các tựa game huyền thoại khác sang Microsoft Store rồi. Nếu anh em muốn chơi lại thì có thể click vào đây để tải game miễn phí nhé, chỉ có chút quảng cáo thôi. Dù chơi phiên bản nào thì một khi đã biết cách chơi và thắng vài trận thì sẽ nghiện ngay và luôn.

Một lần nữa, xin chúc mừng sinh nhật Minesweeper!

Nguồn: How To Geek