Điện thoại di động là một trong những món đồ thiết yếu trong cuộc sống hiện nay. Nó có thể dùng để gọi điện, giải trí, đọc email, làm việc, lướt tin tức, vân vân. Thú vị ở chỗ là trong thế giới game, điện thoại cũng đóng vai trò quan trọng không kém các bạn ạ. Không những vậy, chúng còn có nhiều hình thù và chức năng khác nhau, hỗ trợ người chơi trong quá trình khám phá thế giới ảo. Sau đây là top 10 chiếc điện thoại xịn sò nhất trong thế giới game, mời các bạn cùng xem qua nhé.
Grand Theft Auto 5
Rockstar thường nổi tiếng gì sự chịu khó đầu tư của họ vào từng chi tiết game, cũng như là cái cách mà họ xây dựng thế giới game khiến cho người chơi cảm thấy như bản thân mình đang sống bên trong đó vậy. Nó giống như là các nhân vật đều đang sống một cuộc sống của chính họ vậy, chứ sự tồn tại của họ không chỉ đơn thuần là để người chơi điều khiển. Một trong những yếu tố chính khiến cho các tựa game GTA trở nên sống động như thật đến như vậy là nhờ vào chiếc điện thoại. Trên thực tế, tất cả các nhân vật GTA đều mang bên mình một chiếc điện thoại. Tuy nhiên, yếu tố này được đẩy đi xa hơn khi trong phần GTA 5.
Trong phần 5, cả 3 nhân vật chính đều sở hữu 1 chiếc điện thoại riêng biệt. Michael thì có một chiếc tựa như iPhone, Franklin thì có 1 chiếc tựa như Android, và Trevor thi có một chiếc tựa như Windows Phone. Những chiếc điện thoại này đều là những dấu hiệu phản ánh vấn đề tài chính, tính cách, và vị thế của họ trong xã hội. Ngoài ra, bạn cũng có thể lấy chúng để chụp ảnh tự sướng, lướt web hàng giờ liền với những liên kết trông khá thực của nó.
Pokemon
Pokemon không thật sự cho nhân vật của bạn sử dụng điện thoại cho đến phần Sword and Shield. Trong phần Black and White cũng có một thiết bị thú vị có tên là C-Gear, tuy nhiên thì nó không hẳn là một chiếc điện thoại. Còn trong phần Sword and Shield, Rotom đã biến thành một chiếc điện thoại thực sự.
Rotom về cơ bản là một Pokedex và là một người bạn đồng hành của bạn (và cũng là chiếc xe đạp của bạn luôn). Bạn có thể nhận được các cuộc gọi trên chiếc điện thoại này, và đôi khi nó còn có thể sử dụng được trong các đoạn cắt cảnh. Sau đó bạn sẽ có cả chiếc điện thoại Arc Phone of Legends, dù nó cũng có chức năng hầu như tương tự như cái trước. Tuy nhiên, điểm sáng của chiếc điện thoại này đó là nó có một thiết kế bên ngoài lòe loẹt.
Kingdom Hearts 3
Có thể nói, Kingdom Hearts có một lịch sử về công nghệ khá là thú vị, đặc biệt là điện thoại. Trong phần Kingdom Hearts 2, có một phân cảnh đó là Sora, Donald và Goofy không biết sử dụng máy tính thế nào khi được giao nhiệm vụ tải và copy dữ liệu, và thế là cả 3 cứ liên tục gõ bàn phím cho đến khi dữ liệu bị lỗi tùm lum.
Thế là trong phần Kingdom Hearts 3, Sora đã quyết định học cách sử dụng một chiếc điện thoại. Chiếc điện thoại Gummi mà Sora sử dụng dường như cũng là chiếc điện thoại đầu tiên mà anh ta được tận mắt nhìn thấy. Chiếc điện thoại này có đầy đủ các tính năng chụp hình tiêu chuẩn giúp Sora có thể chụp ảnh và tạo kiểu dáng thoải mái. Ngoài ra, anh ta còn có thể chơi được các bản nhạc cổ điển trong các tựa game Disney trên chiếc điện thoại ấy.
Persona 5
Nhắc đến Persona 5 là nhắc đến sự sành điệu, hợp thời trang các bạn ạ. Phong cách đồ họa trong trò này nhìn rất bắt mắt, rực rỡ, tạo ấn tượng mạnh ngay từ cái nhìn đầu tiên. Và phong cách này cũng được thể hiện rõ trên những chiếc điện thoại trong game luôn các bạn ạ.
Thực ra mà nói thì những chiếc điện thoại này chỉ để trang trí là chính, chứ không đóng vai trò quá quan trọng trong gameplay. Mỗi khi bạn bè của nhân vật chính tạo cuộc trò chuyện nhóm thì bạn có thể dùng điện thoại để trả lời tin nhắn. Họ có thể gọi cho bạn để trò chuyện hoặc rủ đi chơi, y như cuộc sống ngoài đời thật. Ngoài ra, đây còn là công cụ để bạn tham chiến trong Metaverse nữa đó.
Dòng game Watch Dogs
Watch Dogs tuy có những khuyết điểm khiến người chơi dễ nản, nhưng cũng phải công nhận là tựa game này rất biết cách tận dụng điện thoại để làm những điều hay ho, thú vị. Đối với đa số những game khác thì đây chỉ là một công cụ bổ trợ mà thôi, nhưng riêng trong Watch Dogs thì đây là một món vũ khí hẳn hoi đó nha.
Bạn sẽ dùng chiếc điện thoại này để quét mọi thứ xung quanh và tạo ra những thảm cảnh chỉ với vài cú nhấp trên màn hình. Người khác nhìn vào thì chỉ thấy bạn lướt điện thoại đơn thuần, nhưng thực chất là bạn đang dùng nó để chỉnh đèn giao thông, hack camera, kích hoạt thuốc nổ, vân vân. Bạn sẽ có cảm giác như cả thành phố đều nằm gọn trong lòng bàn tay, cần gì thì chỉ cần bấm điện thoại là xong.
Neo The World Ends With You
Khi The World Ends With You ra mắt trên hệ máy DS vào năm 2007, Square Enix đã thu hút được một lượng fan nhất định. Game có phong cách thiết kế độc nhất, được nhào nặn tài tình từ bàn tay của Tetsuya Nomura; tô điểm thêm vào đó là một số văn hóa đại chúng của Nhật Bản. Thế nên điện thoại di động trong game này được đầu tư rất chi tiết, và các nhiệm vụ của bạn đều sẽ được nhận thông qua văn bản.
Đến phần Neo The World Ends With You thì cơ chế này lại xuất hiện trong game một lần nữa, chỉ khác là bây giờ nhân vật trong game đều xài điện thoại thông minh hết rồi. Cơ bản thì nó là một phần trong thiết kế tổng thể của Neo The World Ends With You, kiểu gì thì bạn cũng sẽ bắt gặp nó thôi. Ngoài ra, những đoạn hội thoại trên này đều rất chân thực và thuyết phục. Bạn sẽ được xem những dòng cảm xúc, lời qua tiếng lại, cách mà tin nhắn được soạn, và đặc biệt là phần giao diện người dùng được thiết kế cực chất luôn nhé. Nó mang lại cảm giác rất hợp thời và cực kỳ sống động, y như thật vậy.
The Sims 4
Cơ bản thì The Sims là game mô phỏng cuộc sống, cho nên kiểu gì thì điện thoại cũng sẽ xuất hiện trong trò này, chứ không thì nhân vật trong game sẽ sống khó khăn lắm. Tính ra thì điều này cũng có lý, vì dù gì thì điện thoại cũng đóng một phần quan trọng trong gameplay, cũng giống như ngoài đời thực vậy: đây là công cụ dùng để truy cập mọi thứ.
Bạn sẽ dùng điện thoại để tìm việc, trả tiền điện, gọi cho bạn bè, chơi game, vân vân. Với các bản mở rộng, những nhân vật Sims khác có thể gọi cho bạn để hỏi thăm, xin lời khuyên, và kết thân với bạn để tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp. Hơn nữa, người chơi còn có thể cá nhân hóa chiếc điện của mình luôn nhé, chẳng hạn như tùy chỉnh âm thanh để nó mang tính cá nhân nhiều hơn.
Life Is Strange
Trong Life is Strange, bạn sẽ vào vai một bạn trẻ tên là Max đang học cấp 3 và được chấp nhận vào học trong một ngôi trường danh giá với khóa học nhiếp ảnh mà Max rất hứng thú. Max sau đó quay trở về quê nhà tại Arcadia Bay, Oregon và gặp lại người bạn thân thiết Chloe. Sau thời gian dài xa cách thì tình bạn giữa Max và Chloe không còn bền chặt như trước nữa. Tuy nhiên, vào một hôm thì Max khám phá ra mình có siêu năng lực quay ngược thời gian. Với năng lực này, Max có thể quay trở về quá khứ để làm lại những điều mà cô hối hận. Thế là câu chuyện trong game bắt đầu, cuốn người chơi theo những giai điệu thăng trầm của cảm xúc tuổi trẻ
Điện thoại của Max chủ yếu là dùng để nhắn tin và xem lại các cuộc trò chuyện cũ. Đôi khi bạn cũng có thể dòm ngó đến điện thoại của người khác để từ những đặc điểm của nó, bạn có thể biết họ là người như thế nào. Nếu bạn có tình cảm với Chloe, cô ấy sẽ đổi hình nền điện thoại thành hình của bạn (lúc này đang trong vai Max).
Animal Crossing: New Horizons
Nếu bạn đang tìm một tựa game nhẹ nhàng để thư giãn thì chơi Animal Crossing: New Horizons là đúng bài rồi đấy. Bạn có thể dành thời gian cho game này nhiều hay ít tùy thích, chơi vào giờ nào cũng được, cũng không yêu cầu cày cuốc quá nhiều. Mỗi lần vào game lại là một niềm vui mới, nhẹ nhàng mà thú vị. Trong game, bạn có thể đi câu cá, chế tạo một món đồ vật gì đó, và trò chuyện với những cư dân trong thị trấn. Chưa hết, bạn còn được soạn nhạc, viếng thăm những nhân vật chỉ xuất hiện 1 lần trong tuần, thiết kế áo thun, tán gẫu cùng bạn bè, trao đổi những vật phẩm quý hiếm, xây dựng cầu đường, hoặc chỉ đơn thuần là ngồi ngắm sao băng cùng nhau.
Tuy nhiên đó chưa phải là lý do tựa game nằm trong danh sách này, cái quan trọng ở đây là chiếc điện thoại Nook Phone cơ. Về chức năng thì nó cũng giống như smartphone thật vậy. Bạn có thể dùng nó để chụp ảnh, check hộ chiếu, xem danh sách bạn bè, dò bản đồ… Nói chung thì nó tuy chỉ là một vật dụng bình thường nhưng lại làm cho game trở nên sinh động hơn. Ngoài ra nó còn hay ở chỗ bạn có thể thay ốp lưng cho nó.
Resident Evil 6
Dòng game Resident Evil luôn biết cách làm cho game thủ bất ngờ. Cả series trông như game bắn zombie bình thường nhưng sâu xa hơn thì nó kể về việc một siêu tập đoàn tội ác cố gắng kiểm soát thế giới. Mỗi phần game RE đều có những điểm thú vị riêng, từ bầu không khí căng thẳng của phần game gốc cho đến những cuộc phiêu lưu của phần 4 và sau đó nữa là phần 5 và 6 đậm chất game hành động
Riêng phần 6 tập trung vào 4 campaign, và mỗi nhân vật trong game đều có những nét rất riêng, mà một trong những điểm đó là chiếc điện thoại của họ. Leon thì có một chiếc smartphone trong suốt, đẹp và dễ dùng. Chris có một cái máy chiếu với menu tròn. Jake kinda thì có một chiếc điện thoại bình thường. Còn Ada có một khối lập phương. Đây là một cách thú vị để tạo nét riêng co các nhân vật, làm cho tất cả họ đều trở nên đặc biệt hơn.
Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại GVN 360 như:
- Top 8 tựa game cho bạn hóa thân phù thủy bào chế thuốc tiên
- Top 10 tựa game cho phép bạn búng tay bay màu cả hành tinh
- Top 10 cách độc đáo trong game để giúp bạn di chuyển nhanh giữa các địa điểm trên bản đồ
- Top 8 sáng kiến biến save game từ thao tác nhàm chán thành điểm nhấn độc đáo trong game
Nguồn: The Gamer
Mời các bạn theo dõi fanpage của chúng mình theo đường link dưới đây để cập nhật những tin tức về game, công nghệ và nhiều thông tin thú vị khác nữa nhé!