Chip MORPHEUS của đại học Michigan được thiết kế như khối rubik tự đảo liên tục, hacker có tìm được lỗ hổng cũng không khai thác được.

Bộ xử lý MORPHEUS được phát triển bởi đại học Michigan đã vượt qua bài test bảo mật khó nhất từ trước đến nay. Để kiểm tra khả năng bảo mật của nó, họ đã tổ chức một sự kiện Hackathon với sự tham gia của 500 nhà nghiên cứu an ninh mạng và treo thưởng cho ai hack được.

Hackathon đã diễn ra từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2020 và chẳng ai thành công cả, con chip vẫn đứng vững. Đúng là 3 tháng đó không thể nói lên con chip này an toàn tuyệt đối, nhưng phần nào cũng đã chứng minh được khả năng bảo mật bá đạo của nó.

Giáo sư Todd Austin – trưởng nhóm phát triển đã chia sẻ “Hãy tưởng tượng bạn đang cố gắng giải một khối Rubik tự sắp xếp lại mỗi khi bạn chớp mắt. Đó là điều mà các  hacker phải trải qua khi đối mặt với Morpheus. Nó biến máy tính thành một câu đó không thể giải.”

Các nhà phát triển liên tục viết code mới, và miễn là có code mới thì các lỗi và lỗ hổng bảo mật mới cũng xuất hiện. Với MORPHEUS, ngay cả khi một hacker tìm thấy lỗi, thông tin cần thiết để khai thác nó cũng sẽ biến mất trong ít mili giây. Việc xáo trộn code này nghe có vẻ như là cơn ác mộng với các lập trình viên.

Tuy nhiên Austin tuyên bố rằng nó sẽ “thân thiện” với cả người dùng và nhà phát triển. Thêm vào đó thì việc xáo trộn các điểm dữ liệu cũng được chứng minh là không có tác động đáng kể đến hiệu suất thực tế của hệ thống, chỉ chiếm khoảng 1% hiệu năng mà thôi.

Nguồn: PC Gamer


Mời các bạn theo dõi fanpage của chúng mình theo đường link dưới đây để cập nhật những tin tức về game, công nghệ và nhiều thông tin thú vị khác nữa nhé!

GVN360