System Restore là một tính năng cực kỳ hữu ích bởi nó có thể đưa cả hệ thống quay về một mốc thời gian nào đó trong quá khứ, lúc mà máy tính của bạn vẫn còn hoạt động một cách bình thường. Có thể nói tính năng này đã từng là ân nhân cứu cánh của rất nhiều bạn gặp các trường hợp như không thể gỡ cài đặt một ứng dụng cứng đầu do lỡ tay cài đặt trước đó, hoặc máy tính hoạt động chậm chạp hay khởi động không lên do driver bị lỗi.v.v. Chính vì thế, tốt nhất là bạn nên tạo một số lượng lớn các điểm System Restore Point sau một khoảng thời gian nhất định để lỡ máy tính cóp gặp chuyện thì chúng ta vẫn “quay ngược thời gian” được.
Tuy nhiên, dù tiện ích là thế nhưng System Restore có thể gây một số tác động tới hệ thống Windows của bạn, nguyên nhân chủ yếu là do lỗi cài đặt hoặc dữ liệu bị hỏng xảy ra ở trạng thái trước đó.
Nhiệm vụ thực sự của System Restore trong quá trình quay ngược là gì?
Thật ra, System Restore sẽ chụp lại “bức ảnh” hệ thống đang làm việc của bạn rồi lưu nó lại phòng chừng sau này bạn sẽ cần. Nếu như bạn chưa biết cách tạo System Restore point như thế nào thì có thể tham khảo tại đây nhé.
Nếu như bạn tạo càng nhiều Restore point thì khi bạn vào System Restore bạn sẽ thấy một danh sách gồm rất nhiều các điểm Restore với các mốc thời gian khác nhau cho bạn lựa chọn. Tuy nhiên, các bạn cũng cần phải lưu ý rằng máy tính sẽ tự động loại bỏ các điểm Restore cũ để tiết kiệm dung lượng ổ cứng.
Thông thường sẽ phải tốn bao nhiêu thời gian cho một lần System Restore?
Sẽ tùy thuộc theo số lượng file trên máy tính của bạn và sự phức tạp của các chương trình và ứng dụng cần được loại bỏ mà thời gian của System Restore sẽ nhanh hay chậm. Thông thường trung bình thì nếu điểm Restore point của bạn chỉ cách hiện tại đâu đó vài ngày thì thời gian chờ sẽ tầm 25 tới 40 phút.
Để biết được số file và ứng dụng sẽ bị ảnh hưởng trong quá trình Restore, bạn hãy thực hiện scan trước khi bấm OK để Restore.
Một khi đã có được cái nhìn tổng thể được số lượng file sẽ bị ảnh hưởng thì bạn hãy tiến hành quá trình Restore. Hệ thống sẽ bắt đầu chỉ khi bạn hoàn tất cả thủ tục cần thiết.
Bạn cũng cần nên lưu ý là một khi quá trình Restore đã bắt đầu thì bạn không thể tạm dừng hay làm gián đoạn quá trình này giữa chừng bằng bất cứ cách nào. Tuy nhiên, nếu System Restore bị đứng hoặc bị treo thì bạn có thể ép cho máy tính khởi động lại bằng cách ấn nút nguồn.
Trong quá trình restart, bạn sẽ thấy xuất hiện dòng chữ Please wait while your Windows files and settings are being restored, System Restore is initializing. Nếu quá trình này diễn ra quá lâu, bạn có thể tạm dừng nó lại bởi có thể có một số file mà hệ thống cần phải sửa lại trước.
System Restore có xóa file không?
Như tên gọi của nó, System Restore sẽ chỉ restore lại file và những cài đặt của hệ thống nên nó sẽ không gây ảnh hưởng gì tới tài liệu, hình ảnh, video, file batch hay bất cứ dữ liệu cá nhân nào được lưu trên ổ cứng. Chỉ có những ứng dụng và driver được cài đặt gần đây là sẽ bị gỡ cài đặt bởi nhiệm vụ của System Restore là sửa lại môi trường của Windows (Windows environment) bằng cách quay ngược về trạng thái được lưu trước đó của hệ thống.
Như mình đã nói trước đó, bạn hoàn toàn có thể xem được rằng các file nào sẽ bị ảnh hưởng bởi System Restore. Nếu các bạn để ý thì chỉ có các bản cập nhật của trình duyệt hay driver của các ứng dụng mới được cài đặt gần đây là sẽ bị loại bỏ. Ngoài ra thì các bản cập nhật Windows sau điểm Restore point cũng sẽ bị ảnh hưởng, sau quá trình Restore thì hệ thống của bạn sẽ quay trở lại với phiên bản trước.
Bạn nên làm gì nếu System Restore bị lỗi?
Nếu như có vấn đề gì xảy ra với System Restore trong các điểm Restore point trước thì bạn được cảnh báo bằng một bảng thông báo Error ngay khi máy tính Restart. Để sửa được lỗi này, bạn sẽ cần phải cho chạy Advanced recovery tuy nhiên tính năng này chỉ có thể được kích hoạt trong Safe Mode mà thôi.
Để bật tính năng Advanced recovery, bạn vào Start > Change Advanced Startup Options > Advanced Startup > Restart Now. Sau đó bạn sẽ được dẫn tới một màn hình xanh và tại đây bạn có thể thử chạy System Restore trong Safe Mode.
Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi!
Nguồn: maketecheasier