Nói sơ về ProArt cho mấy anh em chưa biết thì đây là dòng màn hình chuyên dụng cho các công việc liên quan đến đồ họa của ASUS. Dải sản phẩm thì cũng rất đa dạng với nhiều mức giá khác nhau, từ bình dân tầm 5-6 củ cho đến những con màn xịn sò 76 củ cũng có. Cho dù anh em là dân bán chuyên hay dân designer, editor chuyên nghiệp thì cũng sẽ dễ dàng tìm cho mình một con màn ưng ý thuộc dòng ProArt. Tuy nhiên đó chưa phải là lý do khiến mình muốn giới thiệu dòng màn hình này. Còn cụ thể vì sao thì mời anh em đọc tiếp.

ProArt – Món lợi khí của dân đồ họa

Cân màu sẵn từ nhà máy

Cân màu là việc bắt buộc đối với anh em làm đồ họa. Ông nào ẩu tả chơi cái trò “cân bằng mắt” là dễ toang lắm. Đối với người dùng bình thường thì cái chuyện “cân màu” chỉ dừng lại ở chỗ chỉnh RGB sao cho màu trắng ra chuẩn chuẩn một chút, không ám vàng ám đỏ ám xanh là được. Nhưng mà đối với dân đồ họa thì là chuyện khác. Sản phẩm làm ra nó phải chỉnh chu đàng hoàng, lệch một tí bị khách hàng bắt bẻ là ăn đòn ngay. Vì thế nên cái màn nó phải chẩn màu đã, blend màu, retouch các kiểu thì từ từ tính sau. Chỉ khi có con màn chuẩn màu thì sản phẩm mới chuẩn màu được.

Mấy con màn ProArt thì con cùi bắp nhất cũng có độ chuẩn màu dưới 2 Delta E, đủ để mắt người không thể nào nhìn thấy. ASUS họ đã cân màu sẵn từ trong nhà máy cho anh em rồi, mua về chỉ việc cắm điện mà dùng thôi, đơn giản khỏi lăn tăn. Anh em cũng khỏi phải tốn thêm 100-200K tiền cân màu.

Công nghệ tự cân chỉnh

Cho mấy anh em còn chưa biết thì một con màn cân xong chưa phải là hết, panel (tấm nền) có thể bị biến màu theo thời gian do nhiệt độ, do ánh sáng môi trường, do tia này tia nọ và thậm chí không làm gì nó cũng tự biến màu, chỉ là độ biến màu rất ít nên nhiều người không để ý thôi. Thế nên mới có chuyện mấy ông dân designer chuyên nghiệp cứ cách vài tháng là lại phải cân màu định kỳ một lần, khá bất tiện và mất thời gian. Đối với mấy ông không có thiết bị cân màu hoặc không biết cân màu thì còn tốn tiền mướn người ta cân giùm nữa, ahjhj.

Riêng mấy con ProArt thì khác, bọn này có trò rất hay đó tự cân màu được luôn. Cân màu một lần xong là dùng đến khi chết thì thôi, khỏi phải cân màu định kỳ nữa. Anh em không biết cân màu thì khỏi cần tốn thêm chi phí dịch vụ, còn mấy bác biết cân màu thì khỏi cần tốn tiền mua thiết bị cân màu nữa, đỡ được khối tiền. Thêm vào đó là anh em cũng đỡ bị mất thời gian vào những lần cân chỉnh màu nữa.

Đa dạng về độ phân giải

Như đã nói ở trên, dải sản phẩm của ProArt phủ rất rộng, từ 5-6 củ cho đến 76 củ cũng có nên sự đa dạng về độ phân giải cũng là chuyện đương nhiên, có đủ từ Full HD cho đến 4K.

Tùy theo tính chất công việc và nhu cầu sử dụng mà anh em có thể tậu cho cho mình một chiếc màn hình với độ phân giải thích hợp. Ví dụ chỉnh ảnh cơ bản thì Full HD thôi là được, còn mấy bác làm phim điện ảnh hay làm hậu kỳ ảnh cưới các kiểu thì sẽ cần đến màn 4K.

Thiết kế tối ưu

Một cái màn thì không chỉ có mỗi tấm nền mà còn có nhiều yếu tố khác nữa. Mấy con màn ProArt đều có thiết kế khá là sang chảnh có phần “trung tính”, phù hợp với nhiều góc làm việc khác nhau, đặt đâu cũng thấy thuận mắt.

Phần chân đế của màn hình cũng rất linh hoạt, các mẫu màn hình ProArt đều có thể xoay trái phải 90 độ và lật dọc thoải mái, thay đổi được độ cao, góc ngẩng cũng rất lớn giúp anh em dễ dàng tùy biến màn hình sao cho phù hợp với nhu cầu của mình. Mấy ông nào thích xem clip Tikko hay thường đọc hent** chắc chắn sẽ rất thích làm hình có thể lật dọc.

Công nghệ Eye Care

Dân đồ họa thì lúc nào cũng phải cắm mắt vào màn hình nên rất dễ mắc Hội chứng Thị giác do Máy tính (CVS) gây mệt mỏi và suy giảm thị lực. Thế nên những công nghệ bảo vệ mắt như giảm ánh sáng xanh, chống nhấp nháy… rất có ý nghĩa đối với dân đồ họa.

EYE CARE TECHNOLOGY::

Với một con màn ProArt được sinh ra để dành cho công việc đồ họa thì anh em có thể yên tâm là nó rất “bổ mắt”, không phải lo về việc nhìn màn hình quá nhiều gây hại mắt. Cái lợi gần thì anh em có thể làm việc được nhiều hơn mà không nhức mắt, kiếm nhiều tiền hơn trong khi đôi mắt kiếm cơm quý giá được bảo vệ. Còn cái lợi dài lâu là anh em sẽ hạn chế được rủi ro về CVS.

Picture in Picture

Đối với mấy con màn Full HD thì không nói nhưng với đám 2K, 4K thì việc làm chỉ một việc trên 1 màn hình đôi khi sẽ khá là lãng phí. Thế thì tại sao chúng ta không chia một màn hình lớn ra thành nhiều màn hình nhỏ nhỉ? Và tính năng Picture in Picture trên màn hình dòng ProArt được sinh ra là để hiện thực hóa ý tưởng đó. Anh em có thể chia đôi, chia 3 hay thậm chí chia cái màn hình ra làm 4 để sử dụng như nhiều màn hình nhỏ thông thường cho những tác vụ khác nhau cùng lúc (và tự cảm thấy mình đẹp trai như Tony Stark)

ProArt dành cho những ai?

Khi quyết định viết bài này thì mình cũng đã có nghiên cứu đôi chút về thông số kỹ thuật của mấy con màn ProArt rồi. Bọn này đi theo hướng dành cho người dùng từ bán chuyên đến chuyên nghiệp. Càng đắt tiền thì lại càng thiên về hướng chuyên nghiệp nhiều hơn. Mấy con có giá mềm nhất thì có thể dùng như màn hình đa năng, làm việc được, giải trí đa phương tiện được, chơi game nhẹ nhàng cũng ổn. Còn mấy con màn đắt tiền vài chục củ thì dành cho độ chuyên nghiệp cao hơn, như là chỉnh ảnh, thiết kế đồ họa, dựng phim… mang ra xem phim Blu-ray thì cũng tuyệt vời nhé. Nói chung là mọi tác vụ đồ họa bình thường đều có thể giải quyết gọn gàng với dải sản phẩm rộng của dòng màn hình ProArt, chỉ khi nào anh em dựng phim ở cái tầm điện ảnh Hollywood thì mới cần mấy cái màn hình cao cấp hơn nữa thôi, mà chắc chắn tầm đó thì không bán cho người dùng phổ thông rồi.

Trên đây là bài giới thiệu về dòng màn hình ProArt chuyên đồ họa của Asus. Hy vọng gợi ý được cho anh em một dòng màn hình ngon để mang đến những trải nghiệm tuyệt vời, cả trong công việc lẫn giải trí. 

*Quảng cáo nhẹ:

Anh em có thể tham khảo thêm về màn hình ProArt theo đường link tại đây