Kỷ lục tốc độ truyền tải dữ liệu qua cáp quang bây giờ đã là 1,8Pb/giây, nhanh khủng khiếp luôn các bạn ạ.

Kỷ lục tốc độ truyền dữ liệu nhanh nhất thế giới đã bị phá vỡ, và đội ngũ đạt được thành tích này là các nhà nghiên cứu tại đại học Technical University of Denmark (DTU) và đại học Chalmers University of Technology ở Gothenburg, Thụy Điển. Họ đã sử dụng 1 laser và 1 con chip quang học được đặc chế để truyền tải dữ liệu với tốc độ lên đến 1,8Pb/giây (Petabits mỗi giây) – tức là gấp đôi lưu lượng Internet trên toàn cầu hiện nay.

kỷ lục cáp quang

Kỷ lục trước đó là 178Tb/giây (hồi tháng 8/2020), tức là chưa đầy 3 năm sau, công nghệ truyền tải dữ liệu đã phát triển gấp 10 lần các bạn ạ. Để đạt kỷ lục mới phần lớn là nhờ vào con chip quang custom kia. Nó nhận tín hiệu đầu vào từ 1 laser hồng ngoại để tạo ra quang phổ nhiều màu. Mỗi màu sẽ tượng trưng cho 1 tần số, kiểu như là cái lược chải tóc vậy. Và do chúng ta có thể nhận biết riêng từng tần số một cách dễ dàng (giữa mỗi tần số sẽ có khoảng cách nhất định), nên dữ liệu đó có thể được truyền tải thông qua từng tần số (hoặc kênh). Càng có nhiều màu/tần số/kênh thì càng truyền được nhiều dữ liệu, từ đó dẫn đến kết quả 1,8Pb/giây kia.

kỷ lục cáp quang

Theo giáo sư Leif Katsuo Oxenløwe tại DTU, ông ước tính rằng với 1 con chip quang custom đó và 1 laser, họ có thể đạt tốc độ truyền tải lên đến 100Pb/giây. Lý do là vì giải pháp này có thể mở rộng được, cả về mặt tạo ra nhiều tần số lẫn về mặt chia tần số thành nhiều phiên bản sao chép, sau đó khuếch đại chúng bằng phương pháp quang học và sử dụng nó như là các nguồn song song để truyền dữ liệu. Mặc dù các phiên bản sao chép đó phải được khuếch đại, chất lượng của chúng vẫn được giữ nguyên.

Tóm tắt ý chính:

  • Các nhà nghiên cứu tại Technical University of Denmark (DTU) và Chalmers University of Technology ở Thụy Điển đã phá kỷ lục tốc độ truyền dữ liệu qua cáp quang
  • Họ đã sử dụng 1 laser và 1 con chip quang học custom để truyền dữ liệu với tốc độ lên đến 1,8Pb/giây (Petabits mỗi giây)
  • Con chip sẽ nhận tín hiệu đầu vào từ 1 laser hồng ngoại để tạo ra quang phổ nhiều màu
  • Mỗi màu sẽ tượng trưng cho 1 tần số
  • Do chúng ta có thể nhận biết riêng từng tần số một cách dễ dàng, dữ liệu đó có thể được truyền tải thông qua từng tần số
  • Càng có nhiều màu/tần số thì càng truyền được nhiều dữ liệu, từ đó dẫn đến kết quả 1,8Pb/giây kia

Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại GVN 360 như:

Nguồn: tom’s HARDWARE


Mời các bạn theo dõi fanpage của chúng mình theo đường link dưới đây để cập nhật những tin tức về game, công nghệ và nhiều thông tin thú vị khác nữa nhé!

GVN 360