Chơi game là để giải trí, đúng nhưng chưa hẳn. Có những thể loại game mà chỉ cần những sao lầm nhỏ thôi cũng đủ để khiến một tình bạn tan vỡ.

Không sợ đối thủ mạnh như cọp, chỉ sợ đồng đội “stupid” như bò. Vâng, khả năng teamwork, giao tiếp, và hiểu ý là những điều bắt buộc mà bất cứ game thủ chuyên nghiệp nào cũng cần, nhưng đồng đội của chúng ta thì không. Có lẽ anh em đã không ít lần đập chuột trước những pha xử lý “mù mắt” của đồng đội, cũng như ức chế khi bị thằng bạn cho ăn hành. Mặc dù tỉ lệ đập nhau là rất cao nhưng có lẽ đó là sẽ những kỉ niệm mà ít ai có thể quên được sau này. Thế nên hôm nay, những tựa game dễ gây rạn nứt tình bạn nhất sẽ được liệt kê, để anh em có thể có những khoảnh khắc ức chế, nhưng sau đó là cười phì vì sự khó hiểu của đồng hộ.

MOBA – Dota, LMHT, Liên Quân,…

Hai tựa game Moba lâu đời này đã là huyền thoại trong lòng rất nhiều gamer là LMHT và Dota, cả hai đều đòi hỏi kỹ năng, kiến thức, game sense và cả “teamwork”. Nhắc đến teamwork là nhớ đến những người đồng đội thân yêu. Những pha xử lý khó hiểu, những tình huống combo hụt, và cuối cùng là giai đoạn tức nước vỡ bờ, quit game. Dota và Liên Minh thật sự là hai tựa game mang tính teamwork rất cao, khi nào tất cả đều phải có những bước di chuyển đồng nhất và phải theo được nhiệp độ hợp lý. Trên lý thuyết là như thế nhưng những người đồng đội của chúng ta đôi khi vẫn hay quên “bài”. Nhưng không sao, đó là một phần của gaming, đằng sau những thất bại là những chiến thắng cảm xúc hơn, khó tin hơn và chắc chắn là để lại nhiều kỉ niệm đẹp.

FPS – CS:GO, Overwatch,…

Cũng là một thể loại đòi hỏi teamwork, tuy nhiên thì FPS cần thêm sự chính xác tuyệt đối và timing chuẩn. Thế nên có những pha xử lý mà không thể tự mình làm mà phải nhờ đến đồng đội. Đây là thể loại game khá tryhard, nên người chơi đa số đều có một level kỹ năng nhất định. Tuy nhiên thì sự hiểu ý vẫn là quá khó với những người không chuyên, và còn khó hơn khi tần suất những pha xử lý fail là cao hơn rất nhiều. Những pha flash đồng đội, smoke hụt, teammate kills, nade chết cả team, những lúc đó thì máu dồn lên não, chỉ muốn alt+F4 rồi đi đọc sách cho nó tịnh tâm.

Game thể thao – PES, FIFA, NBA,…

Game kỹ năng giữa hai người bạn, cả hai đều có lòng tự tôn, hơn nữa những kèo “5 ngàn 10 ngàn một trái” thì phải nói game thể thao thật sự rất căng thẳng. Để tìm ra một thể loại mà cả hai tập trung 100% sức lực để so kè thì Game thể thao là hơp lý nhất. Mình thì đá PES với ông anh ở nhà mỗi ngày, hai người cũng khá ngang trình nên đá rất căng thẳng, mỗi ngày đều lên mạng học trick mới, đọc meta. Rất là tryhard để về nhà chiến với ông anh, đá độ với bạn bè.

Game đối kháng (đánh nhau) – Street Fighter, Mortal Combat, WWE,…

Thể loại này mình không gọi là game đánh nhau, mà là game “gáy”. Ôi thôi thắng một phát thì “gáy” bể nhà, những game này thì khá giải trí, cứ vào đánh nhau thôi. Nhưng vì tính bạo lực và cạnh tranh, thì cảm giác chiến thắng là rất phê, còn người thua thì hơi… nhục. Khả năng là thằng bạn sẽ đi kể với tất cả mọi người rằng về cơ bản nó đã “đập” bạn sấp mặt, còn bạn thì đứng đó với bộ mặt ngu ngốc, cố gắng thuyết phục mọi người rằng đó chỉ là một trò chơi. Đó là trường hợp mình đã gặp, còn với anh em thì mình tin chắc còn tệ hơn nhiều Nhưng đánh nhau thì đánh, anh em vẫn cứ là anh em.

Battle Royal – PUBG, Fortnite, Apex Legends

Đây là một thể loại bao gồm tất cả những yếu tốt cần thiết trong cả MOBA và cả FPS. Cả team cần phải di chuyển cùng một nhiệp độ, hiểu meta, đồng thời phải có độ chính xác trong những pha xử lý, những điều mà chẳng ai có thể mong đợi ở đồng đội của mình. Trong những tựa game này thường có một thuật ngữ gọi là “đẩy ngu”, nói là thuật ngữ nhưng đọc là biết. Những pha này chuyên gây ức chế cho cả team, vì chết một thằng là coi như chấp, thế nên Battle Royal cũng đem đến những pha đập phím rất thường xuyên. Chiến thắng ở thể loại này là không dễ, nên nếu team bạn vô tình leo lên được top 1, thì sau những vất vả và ức chế, là một cảm giác chiến thắng trong mệt mỏi.

Tóm lại là chơi game thì có vui có buồn, nhưng tất cả đều là những cảm xúc mà người ta đi tìm khi đi vào thế giới game. Vì không phải lúc nào cũng phải thắng mới vui, tryhard thì thích nhưng for fun thì nó vui vẻ hơn, gắn kết tình anh em hơn.