Với việc ngành game ngày càng đa dạng hơn thì đồ họa cũng được cải tiến và đa dạng hóa, tạo sự mới mẻ cho người chơi. Tuy nhiên, để khiến game thủ ngỡ ngàng thì không nhất thiết lúc nào cũng phải tạo ra những trò có đồ họa chân thực đến từng chi tiết. Có nhiều game sở hữu đồ họa độc nhất vô nhị, mang đến cho chúng ta những trải nghiệm đặc biệt khó phai. Sau đây là top 8 tựa game dùng đồ hoạ quái dị để mang lại những trải nghiệm thú vị cho người chơi.
Limbo
Limbo là một tựa game giải đố kinh dị phát hành vào năm 2010. Cho đến ngày nay, Limbo được xem là một trong những tựa game tiên phong của thể loại indie. Game có đồ họa kiểu đen trắng bí ẩn, bắt người chơi giải đố và cứ thế mà điều khiển nhân vật đi mãi đi mãi mà không thật sự biết mình là ai, mình đang ở đâu, hay là mình đang đi đâu.
Sự tối giản trong đồ họa, lối chơi và cốt truyện của game đã thu hút rất nhiều game thủ muốn một lần trải nghiệm thử không chỉ từ lúc mới ra mắt mà cho tới tận bây giờ. Sau khi trải nghiệm, một số người cho rằng Limbo là một tuyệt phẩm game indie, nhưng cũng có một số người khác lại cho rằng do yếu tố đơn giản này mà Limbo trở thành một tựa game buồn tẻ. Tuy nhiên, dù có buồn tẻ hay không thì game thủ cũng có thể nhận ra Limbo chỉ bằng cách nhìn vào đồ họa của game, và đây chính là minh chứng cho thấy đồ họa của game dù dị nhưng lại độc nhất như thế nào.
Exo One
Exo One là một tựa game mới ra mắt vào tháng 11 năm 2021. Tương tự như Limbo, game ban đầu cũng rất là mơ hồ, không cho người chơi biết mình là ai hay mình đang làm gì. Ví dụ như trong trường hợp này, bạn sẽ vào vai một quả bóng có khả năng thay đổi hình dạng. Ý là… tại sao chúng ta lại vào vai một quả bóng có khả năng thay đổi hình dạng? Nói chung là rất mơ hồ.
Exo One đưa bạn vào cuộc hành trình khám phá trên trời, dưới biển và thậm chí là ngoài không gian nếu như bạn cố gắng hoàn thành hết các màn chơi. Điều đặc biệt nhất ở Exo One đó là tất cả những khung cảnh được thiết kế tuyệt đẹp trong game, lối chơi lẫn tạo hình đều là do một người duy nhất thực hiện.
Patapon
Patapon lọt vào danh sách này mặc dù ban đầu đây là một tựa game phát hành độc quyền trên nền tảng PlayStation, trước khi được remastered lại và phát hành trên hệ máy PlayStation 4 sau gần 10 năm.
Patapon được đồng phát triển bởi Pyramid và Japan Studio – “cặp đôi” đứng sau tựa game console có đồ họa dị khác có tên là LocoRoco. Cùng với phạm vi đa dạng và thiết kế từng nhân vật đầy ấn tượng, đồ họa của Patapon sống rất lâu trong ký ức của game thủ.
Mirror’s Edge
Có thể nói trailer Mirror’s Edge ra mắt vào năm 2008 là một trong những trailer ấn tượng nhất từ trước đến nay. Đoạn trailer này toàn là cảnh quay được lấy trực tiếp từ trong game. Bạn sẽ được chứng kiến nhân vật chính chạy parkour vượt chướng ngại vật trong màn đầu tiên, tiếp đó là một số đoạn demo về gameplay và cơ chế combat.
So với thời điểm hiện tại thì đoạn gameplay này không có gì quá đặc sắc, nhưng hồi năm 2008 thì nó được rất nhiều người khen ngợi các bạn ạ. Lý do là vì nhà phát triển đã phối hợp các màu sắc một cách hài hòa, tạo nên trải nghiệm parkour theo góc nhìn thứ nhất đầy kịch tính. Bản thân những chuyển động (animation) của nhân vật cũng được làm rất mượt mà, game thời bấy giờ khó thể nào bì kịp. Xét về mặt đồ họa thì đây là một tựa game tuy khá dị nhưng phải công nhận là được đầu tư tỉ mỉ, giúp người chơi dễ làm quen vì chỉ cần nhìn màu sắc là biết phải đi đâu, làm gì.
The Artful Escape
The Artful Escape là trò đi cảnh đến từ studio Beethoven & Dinosaur, được trình làng vào cuối năm 2021. Bạn sẽ được vào vai Francis Vendetti – một người đam mê nhạc rock – đang chịu áp lực về việc theo chân người cậu của mình – một ca sĩ dân gian huyền thoại.
Khi bước vào thế giới trong game, bạn sẽ thấy nó được thiết kế đúng như tên gọi The Artful Escape. Trò này không chỉ đưa người chơi qua những khoảnh khắc thăng hoa của âm nhạc mà còn có phong cách đồ họa rất bắt mắt. Tuy chỉ có thời lượng tầm 4-5 tiếng nhưng The Artful Escape vẫn giành được sự tán dương từ giới phê bình và game thủ. Có thể đồ họa trong game nhìn dị đó, nhưng chính nhờ cái dị này mà The Artful Escape mới chinh phục được những ai “thích của lạ”.
Cuphead
Game này nổi tiếng một phần là vì nó… rất khó, phần còn lại là nhờ có phong cách đồ họa thuộc dạng “cổ điển” (classic) như phim hoạt hình vào thời những năm 1930. Việc lên ý tưởng và bắt tay vào phát triển Cuphead bắt đầu từ năm 2010. Mỗi màn chơi và cử động (animation) của nhân vật trong game đều được vẽ bằng tay rất tỉ mỉ và được chăm chút từng li từng tí.
Nếu hồi nhỏ bạn có xem những phim hoạt hình của Looney Tunes (thỏ Bugs Bunny, vịt Daffy Duck) thì sẽ thấy Cuphead nhìn y chang kiểu vậy. Ngoài ra thì thời này còn có nhạc jazz nên nhà phát triển cũng cho nó vào game luôn, góp phần tạo nên một “bầu không khí” không khác gì những năm “1900 hồi đó”. Trong thế giới game thì có thể Cuphead hơi dị nhưng nếu so với phim hoạt hình cổ điển thì nó lại cho cảm giác vô cùng thân quen. Game còn có phong cách bắn súng 2D giống như trò Contra huyền thoại: Bạn (cùng với đồng đội) sẽ dùng “súng” để bắn hạ các con trùm trong khi cố gắng né đạn của nó. Như ban đầu mình có nói, nghe thì dễ vậy thôi chứ chơi thì không hề nhé.
Okami
Nhắc đến game có đồ họa dị thì chắc chắn không thể thiếu Okami. Đây là một tựa game kết hợp giữa yếu tố văn hóa dân gian và thần thoại Nhật Bản để tạo ra nét độc đáo không lẫn vào đâu được. Hiểu một cách nôm na thì nó nhìn giống như là game Zelda 3D với hình ảnh được lấy cảm hứng từ những bức tranh thủy mặc của Nhật Bản. Bạn sẽ không có cảm giác chơi game mà nó giống như đi xem tranh thì đúng hơn. Đồng thời, những yếu tố combat, khám phá, gameplay trong Okami cũng sẽ đều được “buff” lên thêm một bậc nhờ phong cách đồ họa màu nước cực kì độc đáo này.
Tất nhiên là nó vẫn có những khuyết điểm, nhưng đây vẫn là một tựa game AAA cực kì táo bạo và chơi rất “bánh cuốn”. Nó kết hợp nhuần nhuyễn giữa phần chơi chiến dịch đầy chất phiêu lưu với phong cách đồ họa rất nghệ và cơ chế gameplay độc nhất vô nhị. Bạn sẽ vào vai Thần Mặt Trời dưới hình dạng một con sói Amaterasu. Nhiệm vụ của bạn là tiêu diệt những con yêu quái bằng cách sử dụng cọ vẽ Celestial Brush. Không những thế, cây cọ này còn giúp bạn giải những câu đố trong game nữa.
Journey
Nếu đã nói về những tựa game có đồ họa dị mà không nhắc đến Journey thì chắc chắn là một thiếu sót lớn. Tựa game tuy ngắn nhưng ngập tràn những khoảnh khắc đẹp cho bạn nhớ mãi không thôi. Trong game, bạn sẽ vào vai một lữ khách vô danh, mang trên mình chiếc áo choàng đỏ trên cuộc hành trình băng qua sa mạc. Trên đường, bạn sẽ bắt gặp những lữ khách, cùng giúp đỡ lẫn nhau một cách tự nhiên mà không cần phải giao tiếp bằng lời.
Phong cách đồ họa trong game sẽ hớp hồn ngay cả những game thủ nào khó tính nhất, nó tuy đơn giản những vẫn đẹp rực rỡ và uyển chuyển theo một cách rất riêng. Mỗi người trong chúng ta có một câu chuyện riêng về cuộc đời mình, và game cũng nhấn mạnh điều đó. Journey là đời thực theo phiên bản game, khiến bạn tự hỏi bản thân mình về rất nhiều điều trong cuộc sống, để rồi mỗi người lại có một câu trả lời khác nhau, không ai giống ai cả. Game khá ngắn có thể hoàn thành nó chỉ trong vòng 2 tiếng, lâu hơn hoặc nhanh hơn tùy người, nhưng chung quy vẫn rất đáng để trải nghiệm. Một điểm thú vị nữa là có thể game thủ sẽ không biết những lữ khách mà họ gặp trên đường đi cũng là người chơi khác cho đến khi game kết thúc.
Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại GVN 360 như:
- Top 10 tựa game nhập vai có đồ họa đẹp mãn nhãn trên PC
- Top 10 tựa game indie có đồ họa đẹp nhất
- Top 10 tựa game có đồ họa phong cách tranh vẽ đẹp như bước ra từ những trang truyện
- Top 10 tựa game có đồ họa tuyệt đỉnh thách thức hiệu năng của mọi PC
- Top 10 tựa game đồ hoạ pixel vừa hay vừa nhẹ mà bạn không nên bỏ qua
- Top 10 game cấu hình nhẹ nhưng lại sở hữu đồ họa đỉnh cao
Nguồn: Game Rant
Mời các bạn theo dõi fanpage của chúng mình theo đường link dưới đây để cập nhật những tin tức về game, công nghệ và nhiều thông tin thú vị khác nữa nhé!