Khi đi mua màn hình đồ họa, các bạn sẽ cần phải lưu ý các thông số gì? Bài viết này sẽ giúp các bạn làm rõ điều đó.

Màn hình đồ họa là một trong những công cụ cực kỳ quan trọng đối với những bạn nào làm trong lĩnh vực này. Nếu bạn là một trong những người đang có ý định bước vào thế giới đầy nghệ thuật ấy để bán sức mình và tạo ra những tác phẩm tuyệt vời thì chắc chắn rồi, màn hình đồ họa sẽ là một người cộng sự không thể thiếu.

màn hình đồ họa

Trong bài viết này, GVN 360 tụi mình sẽ hướng dẫn các bạn cách để chọn cho mình một “người cộng sự” tốt, dựa trên các yếu tố quan trọng cần có ở một chiếc màn hình đồ họa, cũng như nêu ra một vài gương mặt màn hình tiêu biểu cho các bạn tham khảo.

Đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu màn hình đồ họa là gì, và nó thật sự được dùng cho mục đích gì

màn hình đồ họa

Ngành đồ họa là một trong những ngành cực kỳ khắt khe và đòi hỏi tính chuẩn xác cao, nhất là về mặt hình ảnh và màu sắc. Nếu công việc này chính là nguồn thu nhập chính của bạn hằng ngày, thì cân chỉnh màu sai là một việc bắt buộc phải tránh, và để không bị mắc phải lỗi này thì chúng ta không nên đụng tới những chiếc màn hình hiển thị sai màu ngay từ đầu. Ngoài ra, một chiếc màn hình có độ phân giải cao sẽ là cách tốt nhất để bạn có thể đảm bảo rằng những tác phẩm của mình trở nên nổi bật. 

màn hình đồ họa

Yếu tố chính xác về hình ảnh và độ phân giải cao là 2 yếu tố cực kỳ quan trọng, và màn hình đồ họa chính là công cụ sẽ đảm bảo được cho bạn 2 yếu tố đó, bởi vì chúng được sinh ra là để phục vụ tệp người dùng chuyên về lĩnh vực này. Chính vì thế, việc tìm hiểu và mua một chiếc màn hình đồ họa là một khoản đầu tư cần thiết dành cho con đường sự nghiệp của bạn với tư cách là một nhà thiết kế đồ họa chuyên nghiệp. 

màn hình đồ họa

Tất nhiên, hiện nay đã có một số màn hình gaming vẫn hội tụ đủ một số yếu tố cần thiết để phục vụ cho công việc đồ họa. Thật ra, vấn đề nên mua màn hình gaming hay màn hình đồ họa để làm việc sẽ còn tùy vào nhu cầu của các bạn. Do màn hình gaming sẽ được trang bị chủ yếu là các công nghệ hỗ trợ chơi game, còn màn hình đồ họa sẽ được trang bị các công nghệ hỗ trợ công việc là chủ yếu. Nếu các bạn không chuyên và muốn cân bằng giữa chơi game và làm việc thì màn hình gaming sẽ là lựa chọn hợp lý, còn nếu bạn thật sự muốn chuyên tâm hơn trong công việc và muốn phát triển bản thân trong lĩnh vực này, thì màn hình đồ họa sẽ là sự lựa chọn hợp lý hơn.

Những hạn chế của màn hình thiết kế đồ họa

màn hình đồ họa

Trước khi đi vào các yếu tố cần khi đi mua màn hình thì chúng ta nên trước hết tìm hiểu sơ qua các nhược điểm của nó. Thông thường, khi mua các sản phẩm điện tử, khách hàng sẽ hay bị lừa mua các mặt hàng có tính năng không cần thiết với nhu cầu của họ. Từ đó, họ sẽ bị chèo lái sang các sản phẩm khác. Chính vì thế nên khi mua màn hình đồ họa, bạn cần phải xác định rằng các yếu tố dưới đây đôi khi sẽ cần phải đánh đổi.

  • Thiết kế màn hình

Đừng bao giờ chọn mua một màn hình chỉ vì thiết kế của nó trông bắt mắt hơn các màn hình khác. Một chiếc màn hình mỏng thì nhìn sexy thật đấy, nhưng liệu nó có đáp ứng được đúng nhu cầu của bạn hay không. Bởi vì thông số kỹ thuật bên trong mới chính là yếu tố quyết định xem một chiếc màn hình hoạt động tốt đến mức nào, chứ không phải vẻ bề ngoài của nó. Các màn hình đồ họa không  mấy khi được đầu tư mạnh mẽ về mặt ngoại hình, nhưng đừng đánh giá một quyển sách chỉ qua vẻ bề ngoài của nó.

  • Những tính năng “thừa”

Loa tích hợp, nhiều cổng USB hay bộ điều chỉnh TV không nên là những tính năng khiến bạn cảm thấy choáng ngợp, và gây mất tập trung khi nhìn vào các thông số màn hình. Mặc dù đây đúng là những tính năng tuyệt vời, chúng không đảm bảo sẽ giúp bạn tạo ra một sản phẩm hình ảnh có chất lượng cao.

  • Thời gian phản hồi

Nếu bạn là một nhà thiết kế đồ họa chuyên nghiệp chứ không phải game thủ, thì thời gian phản hồi của màn hình không thật sự quan trọng. Về cơ bản thì thời gian phản hồi sẽ là độ trễ (delay) khi một hành động nhanh diễn ra trên màn hình. Đối với game thủ khi chơi game sẽ có nhiều hành động nhanh diễn ra trên màn hình trong một khoảng thời gian ngắn. Do đó, thời gian phản hồi ngắn sẽ đảm bảo cho game thủ có thể phát huy hết khả năng chơi game của mình, và màn hình cũng không xuất hiện hiện tượng lag.

Các yếu tố quan trọng cần có khi tìm mua màn hình đồ họa

màn hình đồ họa

Để có thể mua được một chiếc màn hình đồ họa ưng ý, yêu cầu bạn cần phải tìm hiểu một số thông tin cơ bản. Mặc dù trên thị trường hiện nay có rất nhiều màn hình được gắn mác đồ họa, trừ khi bạn hiểu được chính xác các thông số kỹ thuật của chúng, nếu không thì bạn sẽ vớ phải một chiếc màn hình LCD không thể đáp ứng tốt được công việc.

Dưới đây là một số yếu tố mà bạn nên cân nhắc xem qua trước khi chốt đơn một chiếc màn hình nào.

  • Gray-Scale và độ chuẩn xác màu

Các nhà thiết kế đồ họa sẽ cần màu sắc hình ảnh hiển thị trên màn hình khớp với màu sắc của hình ảnh khi được in ra. Điều này đòi hỏi màn hình phải có độ nhất quán và chính xác về màu sắc cao.

Một số màn hình tốt thậm chí còn được tích hợp sẵn bộ lọc ánh sáng xanh. Ánh sáng xanh phát ra từ đèn huỳnh quang và đèn LED được coi là loại ánh sáng tệ hại nhất đối với mắt của con người. Một chiếc màn hình được trang bị bộ lọc ánh sáng xanh sẽ tốt hơn cho đôi mắt khi sử dụng lâu dài.

màn hình đồ họa

Với một chiếc màn hình đồ họa, ưu tiên hàng đầu là nó phải được trang bị các tấm nền cao cấp, ví dụ như AH-IPS. Đối với những bạn nào chưa biết thì đây là “tấm nền chuyển mạch mặt phẳng hiệu suất cao” (Advanced High-performance In-Plane Switching). Để có thể hiển thị đầy đủ màu sắc của vật thể giống như ngoài đời thực, màn hình phải có độ bao phủ khoảng 99% dải màu Adobe RGB. Tuy nhiên, nếu nhu cầu công việc của bạn không quá đặt nặng độ chính xác màu cao cho các tác phẩm in, thì tối thiểu màn hình phải có độ bao phủ màu khoảng 99% sRGB. 

Bên cạnh đó thì màn hình cũng nên có 10, 12, hoặc 14 bit màu (LUT) để bạn có thể cân chỉnh màu thường xuyên một cách dễ dàng. Nếu bạn là người sáng tạo cơ bản không đòi hỏi quá nhiều, hoặc mới vào nghề thì bạn có thể lựa chọn bắt đầu với 8-bit.

Khi nói đến tính nhất quán của màu sắc, may mắn thay là nhiều màn hình chuyên nghiệp trên thị trường hiện nay đã có các công cụ hiệu chỉnh bằng phần cứng và phần mềm. Bạn cũng có thể chọn mua các giải pháp hiệu chỉnh của bên thứ 3, nếu cảm thấy không hài lòng với các tùy chọn sẵn có của màn hình. 

Một chiếc màn hình được trang bị một tấm nền IPS tốt sẽ có thể hiển thị các sắc độ xám đậm nhạt khác nhau. Điều này giúp xác định được rõ hơn mức độ tối/sáng hiển thị trên màn hình, giúp bạn có thể thực hiện các điều chỉnh chính xác trên thiết kế. Một ưu điểm lớn khác của việc được trang bị tấm nền IPS, đó là nó cung cấp cho bạn một góc nhìn rộng với độ sáng và độ trung thực của màu sắc không thay đổi, dù bạn có nhìn vào màn hình từ trên xuống, từ dưới lên, hoạc từ bất kỳ góc nhìn nào khác.

  • Kích thước màn hình

Đối với một số nhà thiết kế đồ họa, kích thước màn hình không phải là một yếu tố quá quan trọng. Tuy nhiên, đối với những người làm việc với các file hình ảnh có độ phân giải cao chứa nhiều chi tiết, kích thước lại là vấn đề rất cần được quan tâm. Kích thước màn hình cũng ảnh hưởng nhiều tới không gian làm việc của bạn. Cụ thể là kích thước bàn làm việc hoặc kích thước căn phòng. 

Những người làm việc với nhiều ứng dụng cùng lúc cần một không gian hiển thị đủ rộng để có thể thoải mái thao tác, nếu như góc máy của bạn khá chật hẹp và không đủ để sử dụng nhiều màn hình. Tuy nhiên, chưa chắc màn hình càng lớn thì càng tốt đâu. Bạn đừng nên tốn tiền vào những màn hình có kích thước lớn nhất, mà hãy cân nhắc dựa theo nhu cầu của bạn. 

  • Tấm nền

Tấm nền màn hình quyết định màn hình đồ họa của bạn thực sự tốt như thế nào. Có một số loại tấm nền trên thị trường phổ biến như:

Tấm nền TN: Đây là những tấm nền có chi phí sản xuất rẻ nhất và được sử dụng hầu hết trên các màn hình giá rẻ. Tấm nền này có thời gian phản hồi nhanh nhất nên thường được áp dụng cho các màn hình gaming. Tuy nhiên, đây lại không phải yếu tố mà nhà thiết kế đồ họa quá quan tâm. Màu sắc và góc nhìn của nó không thật sự tốt, nên rất có thể làm ảnh hưởng xấu tới quá trình làm việc của bạn (màu sắc bị thay đổi theo góc nhìn).

Tấm nền VA: Mặc dù không phổ biến như TN, nhưng loại tấm nền này thường được sử dụng trên các màn hình tầm trung. Tấm nền VA đắt hơn đáng kể so với tấm nền TN. Tuy vậy, nếu xét về mặt chi phí và hiệu năng, thì tấm nền VA lại không thật sự được đánh giá cao. Mặt dù hiệu năng của nó ở mức bình thường, nhưng mức giá lại khá tương đồng với tấm nền IPS. Tương tự TN, tấm nền VA cũng có màu sắc bị thay đổi theo góc nhìn.

Tấm nền IPS: Có thể nói, đây là sự lựa chọn tốt nhất khi cân nhắc giá cả so với hiệu năng. Chúng thường có giá cao hơn so với tấm nền VA, nhưng sự khác biệt về hiệu suất khiến cho tấm nền này thật sự đáng tiền. Với màn hình IPS, bạn sẽ có được góc nhìn tuyệt vời và màu sắc chính xác. Rất phù hợp cho những nào nào có nhu cầu làm việc liên quan tới đồ họa.

Tấm nền Super IPS: đây là một tấm nền được sản xuất ra để khắc phục nhược điểm của tấm nền IPS là tốc độ phản hồi chậm. Super IPS đảm bảo hình ảnh của bạn vẫn đẹp, đồng thời vẫn phản hồi rất nhanh khi chơi những tựa game tốc độ cao. Tuy nhiên, như mình đã trình bày ở trên, thời gian phản hồi nhanh không quá cần thiết dành cho dân đồ họa.

  • Độ phân giải

Độ phân giải cao là yếu tố bắt buộc phải có đối với một nhà thiết kế đồ họa. Khi nói đến độ phân giải trong đồ họa, thông số này càng lớn thì càng tốt. Điều này đặc biệt đúng đối với những công việc thiết kế yêu cầu sự tỉ mỉ trong các chi tiết nhỏ. Màn hình đồ họa có độ phân giải cao sẽ khiến bạn phải tiêu nhiều tiền hơn so với màn hình FullHD. Tuy nhiên, chúng có giá trị về lâu dài khi chất lượng hiển thị là yếu tố được đặt lên hàng đầu.

màn hình đồ họa
Engineer Works on Computer Uses CAD Software to Design 3D Industrial Machinery Component. In the Background Robot Arm Concept Standing in Heavy Industry Engineering Facility. Over the Shoulder Shot

Hiện tại, hầu hết các màn hình có độ phân giải UHD hoặc 4K đã được xếp vào phân khúc cao cấp. Sau đó, bạn có Wide-Quad HD hoặc WQHD, ở mức 2560 x 2160 pixel, theo sau là Wide-Quad HD (WQHD), và QHD hay 2K (2560 x 1440 pixel).

  • Thiết kế màn hình công thái học

Với một nhà thiết kế đồ họa thì việc ngồi trước màn hình máy tính để làm việc hàng giờ hoặc hàng chục giờ đồng hồ là chuyện rất đỗi bình thường. Do đó, để có một trải nghiệm sử dụng thoải mái nhất, hãy lựa chọn những màn hình có thiết kế công thái học. Chân đế công thái học sẽ cho phép bạn thay đổi chiều cao cũng như xoay màn hình để có một góc nhìn phù hợp nhất. Một màn hình có khả năng xoay 90 độ sẽ là tiện lợi hơn rất nhiều.

màn hình đồ họa

Đối với các cổng cho phép bạn cắm ổ USB hoặc sạc điện thoại, các cổng này nên được đặt bên hông của màn hình để tiện sử dụng. Khe đọc thẻ có thì càng tốt, đặc biệt nếu bạn phải tải file lên, nhưng PC lại được đặt bên dưới bàn làm việc.

  • Cổng kết nối

Màn hình đồ họa của bạn cần có các cổng kết nối như: DisplayPort 1.2, cổng DVI và HDMI. Nếu bạn cần kết nối nhiều màn hình, bạn sẽ muốn một màn hình có cổng Thunderbolt-in và out hoặc DisplayPort 1.2.

Một số mẫu màn hình đồ họa giá dễ tiếp cận

Graphic designer in gaming industry talking detail with his colleague analyzing 3d design level explaining production creative ideas. Game creators working at videogame illustration in company office

Sau khi đã nắm được các yếu tố cần thiết của màn hình đồ họa, mà các bạn vẫn chưa lựa được cho mình một sản phẩm cụ thể nào, thì có thể tham khảo qua 3 sản phẩm màn hình đồ họa sau đây nhé. Link sản phẩm tụi mình sẽ đính kèm ngay trên tên sản phẩm.

Đây là một chiếc màn hình kích thước 27 inch, độ phân giải 2K, tỷ lệ 16:9, IPS,  tần số quét 75Hz, và độ bao phủ màu 72%NTSC, 102%sRGB, chống chói, 8 bit. ViewSonic VX2780 sẽ là một chiếc màn hình phù hợp cho những bạn nào cần tìm màn hình có độ phân giải cao, không gian hiển thị tương đối lớn một chút và độ phủ màu đảm bảo có thể áp dụng tốt cho nhu cầu chỉnh sửa ảnh và video cơ bản, cũng như là có một mức giá loanh quanh 5-6 triệu đồng.

Đây là một chiếc màn hình có kích thước 24 inch, độ phân giải FullHD 1920×1080, IPS, tần số quét 60Hz, độ bao phủ màu 100% sRGB, 100% Rec709, 85% DCI-P3. Dell UltraSharp U2422H sẽ phù hợp cho những bạn nào cần một chiếc màn hình không lấn chiếm quá nhiều không gian làm việc, không đòi hỏi quá cao về mức độ chi tiết hình ảnh, chủ yếu là cần đảm bảo về màu sắc phổ thông được hiển thị chính xác, màu sắc điện ảnh hiển thị chính xác tương đối cao, tiêu chuẩn Rec.709 cho hiển thị màu sắc chân thực và sống động đầy đủ chi tiết, và có mức giá khoảng 6 triệu đồng.

Đây là chiếc màn hinh có kích thước 27 inch, độ phân giải 4K, IPS, tần số quét 60Hz, độ bao phủ màu DCI-P3 95%, HDR10, DisplayHDR 400. LG 27UP850N-W sẽ phù hợp cho những bạn nào có nhu cầu cần độ phân giải cực kỳ cao để thể hiện độ chi tiết nhiều nhất có thể, không gian hiển thị tương đối rộng rãi để dễ dàng thao tác, khả năng hiển thị hình ảnh sắc nét và đẹp với công nghệ HDR, và hỗ trợ gam màu điện ảnh chính xác. 

Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi!

Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại GVN 360 như:


Mời các bạn theo dõi fanpage của chúng mình theo đường link dưới đây để cập nhật những tin tức về game, công nghệ và nhiều thông tin thú vị khác nữa nhé!

GVN 360