Mỗi tựa game sẽ có cách thu hút người chơi khác nhau, và một trong những cách dễ bắt gặp nhất đó chính là thiết kế tựa game sát với thực tế nhằm tạo cảm giác chân thực nhất. Và để tựa game của mình tiếp cận được với nhiều người chơi, nhà phát triển vừa phải đảm bảo đồ họa nhìn thuyết phục, vừa phải sáng tạo ra những cơ chế giúp game không bị nhàm chán. Đôi lúc, những cơ chế này nếu nhìn kỹ lại thì thấy nó chả thực tế một chút nào cả, nhưng vì chúng ta đã quá quen với nó rồi nên vô tình xem nó như là điều hiển nhiên. Trong bài viết này, mời các bạn cùng GVN 360 điểm mặt top 10 cơ chế phi thực tế chỉ có thể xuất hiện trong game.

Không bao giờ đi vệ sinh

Có những cơ chế mặc dù không thực tế nhưng chúng ta lại chẳng bao giờ nhận ra, đó là làm sao nhân vật chính có thể nhịn đi vệ sinh từ đầu tới cuối game. Con người chúng ta thậm chí còn chẳng thể nhịn đi vệ sinh trong nửa buổi, chứ đừng nói là các nhân vật như Ezio Auditore và Niko Bellic nhịn đi cả tuần cho tới cả tháng. 

Đúng là một số tựa game cung cấp cho người chơi tùy chọn để “giải tỏa” bản thân, chẳng hạn như Death Stranding, hoặc South Park The Stick of Truth. Đây đều là một khởi đầu tốt, nhưng nó cần phải được đầu tư nhiều hơn nữa, nếu như game muốn đi theo bước chân của “chủ nghĩa” game thực tế.

Nhảy 2 lần

Nhảy 2 lần hay “double jump” là một trong những cơ chế kỳ lạ, không thực tế, nhưng lại dễ nhận biết nhất trong lịch sử ngành game. Bất chấp các định luật vật lý, bạn sẽ nhảy lên không trung và sử dụng một điểm tựa vô hình nào đó trong không khí, để làm bàn đạp thực hiện cú nhảy thứ 2. Hơn nữa ở cú nhảy thứ 2, nhân vật của bạn có thể nhào lộn 1 vòng như thế đây là điều hết sức bình thường.

Tuy nhiên, một số cơ chế của game mang tính chất ma quỷ như Devil May Cry hoặc balo phản lực như trong Titanfall 2 đã biến cho điều không thực tế, thành thứ có thể chấp nhận được. Còn trong các tựa game như Doom, Dying Light 2 và Cyberpunk 207 thì nhảy 2 lần trên không có vẻ hơi khó chấp nhận.

Không thể nhảy qua được các chướng ngại vật

Nếu nói cơ chế nhảy 2 lần trên không là phi thực tế, thì việc nhân vật không thể nhảy qua được các vật cản bé tí ti như cái bàn, cái ghế, chậu cây, hay một khoảng trống nhỏ nào đó phải gọi là siêu phi thực tế. Thật ra thì nhân vật của bạn đều có khả năng nhảy qua được, chỉ có điều nhà phát triển nói “không!” mà thôi.

Các nhân vật chính trong game thường là những người sở hữu khả năng rất ấn tượng. Ví dụ như múa võ, bay lượn, nhảy xoay vòng, vân vân. Tuy nhiên, cũng chính vì điều này càng khiến cho những nhân vật tầm cỡ như Kratos, Nathan Drake hay Lara Croft càng trở nên buồn cười khi không thể nhảy qua được các vật cản không đáng kể. 

Tự hồi máu

Việc cho phép nhân vật chính tự hồi máu khi đang phải đối đầu với một loạt tên địch xấu xa là một tính năng rất hữu ích, do nó cho phép bạn có cơ hội trụ lại trong trận chiến lâu hơn và tránh được cảnh phải ngồi nhìn màn hình loading hết lần này đến lần khác. Những game ngày trước sẽ có các bình hồi máu để nhân vật chính lấy lại sinh lực, còn những game bây giờ thì thường sử dụng cơ chế tự hồi máu nhiều hơn.

Sau khi ăn một đống sát thương, màn hình thường sẽ hiện ra vài vệt máu hoặc giọt máu bắn lên, ám chỉ là nhân vật chính đang mất máu. Lúc này, bạn chỉ cần điều khiển nhân vật chính núp hoặc chạy trốn ở một nơi nào đó là từ từ màn hình sẽ trở nên sạch boong trở lại, như thể chưa từng dính miếng sát thương nào vậy. Bất kể là bạn đang chơi game phiêu lưu góc nhìn thứ 3 như Uncharted, hay là game bắn súng góc nhìn thứ nhất như Call of Duty thì nhân vật chính đều có khả năng tự hồi phục không thua gì Người Sói (Wolverine). Đúng là thời gian sẽ chữa lành mọi vết thương các bạn ạ.

Ăn đồ ăn khi đang giữa trận đấu

Ngoài cơ chế tự hồi máu ra, một số game còn có cách khá là độc đáo và thú vị cho bạn điều trị vết thương. Trong đó, cách thường thấy nhất đó chính là ăn đồ ăn để hồi máu ngay lập tức, thậm chí nhiều khi nó còn giúp nhân vật chính tăng thêm các chỉ số là đằng khác.

cơ chế game

Bất kể bạn đang chiến đấu với một tên lính quèn hay là đang đối đầu với một sinh vật trong truyền thuyết, cho dù bạn đang dưới địa ngục hay là đang trên đỉnh của ngọn núi băng tuyết, bằng một cách nào đó mà bạn chỉ cần bật menu lên, chọn thức ăn hay đồ uống mà bạn muốn sử dụng, và thế là nhân vật chính lại trở nên khỏe như trâu chỉ trong chớp mắt.

Balô không đáy

cơ chế game

Cất mấy món đồ vật trong rương, trong kho, hay quăng ở nhà thì không nói làm gì. Vậy mà có những game lại cho phép nhân vật chính mang theo vô số đồ vật. Từ vài đồng bạc lẻ cho đến súng ống dao rựa, tất cả đều chứa đủ trong 1 cái balô đeo trên vai. Nó cứ như thể là chiếc túi thần kì của Doraemon các bạn ạ. Đang cầm súng lục bắn ngon lành, tự nhiên móc đâu ra trong túi nguyên khẩu đại bác bự chà bá như làm ảo thuật vậy.

cơ chế game

Cơ chế này giúp bạn không phải quá lo lắng về chuyện phân bố và sắp xếp đồ đạc, xem xem món nào nên đem theo, món nào để lại. Tuy nhiên, chính điều này sẽ khiến bạn đôi lúc phải tự hỏi rằng bằng cách nào mà balô bé tí tẹo lại có thể chứa cả một kho súng ống, đạn dược; hay thậm chí là có đủ ngăn chứa nào là thuốc thang, đồ ăn, nào là áo giáp, châu báu, vân vân. Không biết nó sẽ cho bạn bỏ bao nhiêu đồ vô đó, chỉ biết là bạn thích gì thì cứ việc nhét vào balô, không phải ngại gì cả.

Bullet Time (tua chậm thời gian)

cơ chế game

Thường thì cơ chế bullet time sẽ cho phép game thủ làm chậm thời gian để kịp có thời gian phản ứng hoặc né đòn của kẻ địch. Có không ít game ứng dụng cơ chế này theo những cách khác nhau, chẳng hạn như trò Max Payne thì sẽ làm chậm mọi thứ xung quanh, Red Dead Redemption 2 thì có tính năng dead-eye để bạn canh trúng ngay đầu của từng người, hay thậm chí là làm chậm thời gian khi bạn đang giương cung trên không trung trong trò Horizon Forbidden West để nhắm cho chính xác.

cơ chế game

Tất nhiên, ở ngoài thực tế thì bạn sẽ không làm được trò này đâu. Bạn có thể luyện phản xạ của mình nhanh hơn đó, nhưng làm chậm thời gian để bay mình một cách uyển chuyển, né đạn như đúng rồi thì thôi chịu thua rồi đó.

Có thêm mạng, cứ dead là lại hồi sinh

cơ chế game

Chúng ta đã quá quen với việc được hồi sinh trong game và khái niệm “mạng” từ nhiều năm nay rồi. Cho dù là mấy con game không có “mạng” đi chăng nữa thì khi chết bạn cũng sẽ được khởi đầu lại từ điểm lưu gần nhất. Cho dù là mấy con game cục súc như Souls series của From Software cũng không ngoại lệ. Thế nên chúng ta mới có thể thoải mái tung hoành ngang dọc cà khịa khắp nơi mà không phải sợ bất cứ thứ gì đấy, vì dù sao cũng “chỉ là chết” thôi mà, cùng lắm mất xíu đồ, vậy thôi.

cơ chế game

Tuy nhiên nếu chúng ta thực tế hóa cái chuyện chết trong game thì bạn sẽ không còn thoải mái được như vậy đâu. Chết là hết, là mất toàn bộ công sức cày cuốc và chơi lại từ đầu nhé. Hiện tại thì vẫn có một số ít game áp dụng kiểu “chết” này như Darkest Dungeon, Valkyria Chronicles, Don’t Starve… Bạn nào chơi mấy con game này thì chắc là biết rồi đó, thắng thì cực phê mà thua thì siêu ức chế. Riêng đối với mấy con game siêu khó kiểu như thể loại Soul Like mà áp dụng chế độ “chết là hết” thì coi như khỏi bán được cho ai luôn. Mấy con game dễ chơi như The Witcher 3, GTA V chơi đôi khi còn chết lên chết xuống được mà. Việc được hồi sinh chính là một trong những yếu tố khiến chúng ta cảm thấy thoải mái hơn khi chơi game, từ đó làm mấy chuyện điên rồ mà chắc chắn là ngoài thực tế chúng ta sẽ không dám làm.

Thế giới thực là không có chuyện tạm dừng

cơ chế game

Cái này thì rõ rồi. Thế giới thực là không có chuyện “ngưng đọng thời gian” đâu (trong hent*i thì thấy nhiều). Đối với mấy con game nhập vai online thì không pause được chứ chế độ campaign của mấy con game AAA thì hầu hết đều làm được vụ này. Chức năng pause góp phần làm giảm sự căng thẳng khi chơi game và khiến cho những giờ giải trí của chúng ta trở nên dễ chịu hơn rất nhiều. Ngoài ra thì đôi khi chúng ta cũng cần phải tạm dừng game để làm chuyện gì đó, như là đi toilet chẳng hạn.

cơ chế game

Chính vì tính năng này quan trọng như thế nên nó vô cùng phổ biến trong game, đến nỗi dường như chúng ta còn chẳng thèm để ý là nó phi lý. Một số con game không có tính năng pause thường là những game rất hardcore và đòi hỏi sự tập trung cao độ nếu bạn không muốn toang và chơi lại cả màn. Game càng thực tế thì cái việc không có tính năng pause càng làm khó người chơi hơn. Đôi khi chỉ cần lơ là một chút, bỏ game đi vài phút thôi là một con quái bé nhỏ cũng có thể khiến công sức cày cuốc của bạn đổ sông đổ biển.

Balo của bạn có thể đem theo nhiều đồ như cả cái nhà

Bình thường thì bạn balo của sẽ chứa được những thứ có kích thước tương đối như laptop, tablet, máy ảnh, sách vở, chai nước; nhưng balo trong game RPG thì chẳng thua kém gì chiếc túi thần kì của Doraemon cả. Bạn có thể chứa cả một con gà, hai khẩu súng trường, 7 thanh kiếm, và cả 1 khẩu đại bác bazooka nếu cần. À, còn túi bên hông balo thì bạn có thể bỏ thêm một kho đạn dược, vài ba con gà, và vẫn còn đủ chỗ để chứa thêm những món đồ mà bạn loot được của kẻ địch.

cơ chế game

Cứ cho là ngoài thực tế bạn có 1 chiếc balo bự tổ chảng để chứa những món đồ đó đi, nhưng rồi làm sao để vác nó đi từ đầu này sang đầu kia của bản đồ? Còn trong game, tuy balô vẫn chỉ chứa được một số lượng đồ nhất định, nhưng miễn trong balo còn slot là bạn muốn quăng gì vô cũng được; dù bé xíu như cây nấm hay là khổng lồ như quả tên lửa thì cũng đều nhét vừa balo, chẳng hề chi.

cơ chế game

Tất nhiên, trong một số game như Skyrim vẫn có cơ chế không cho anh em mang đồ quá nặng, nếu làm vậy thì nhân vật sẽ di chuyển chậm chập hoặc là đứng lại hẳn luôn cho đến khi bạn bỏ bớt đồ ra cho nhẹ balô, nhưng nhìn chung thì nó vẫn còn rất phi thực tế. Thế nên quên chuyện mấy cái “không đáy” đi nhé, cỡ balo 3 trong PUBG đã là cái balo to nhất mà bạn có thể vác đi trong thực tế rồi.

Trên đây là top 10 cơ chế phi thực tế chỉ có thể xuất hiện trong game. Hy vọng bài viết này đã mang đến cho bạn những thông tin thú vị về thế giới game muôn hình vạn trạng.

Tất nhiên, muốn chơi game ngon lành thì bạn cũng cần có một chiếc máy tính vận hành đáng tin cậy. Nếu đang cần tìm chiếc máy như vậy thì bạn có thể đến với GearVN – hệ thống cửa hàng Hi-end PC, gaming gear chuyên nghiệp và uy tín hàng đầu Việt Nam. Với đội ngũ vốn xuất thân từ dân mê game và streamer mà ra, GearVN luôn hiểu khách hàng muốn gì, cần gì để mang đến những sản phẩm tốt nhất và trải nghiệm tuyệt vời nhất!

PC GEARVN

Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại GVN 360 như:

Link hình nền TẠI ĐÂY!

Nguồn: The Gamer


Mời các bạn theo dõi fanpage của chúng mình theo đường link dưới đây để cập nhật những tin tức về game, công nghệ và nhiều thông tin thú vị khác nữa nhé!

GVN 360