Thể loại autobattler đã tạo một cơn sốt trong năm 2019, nhưng đến 2022 thì thực tại không còn màu hồng như vậy nữa các bạn ạ.

Vào năm 2019, game thuộc dạng autobattler đã nở rộ một cách chóng mặt, hứa hẹn sẽ làm khuấy đảo cộng đồng game thủ và chiếm lấy ánh hào quang của thể loại battle royale vốn làm mưa làm gió được một thời gian khá dài. Đến đầu năm 2022, thay vì làng game ngập tràn trong những trò autobattler như được tiên toán trước đây thì tình hình bây giờ lại không được như vậy các bạn ạ.

thể loại autobattler

Autobattler là những tựa game chiến thuật thời gian thực (real-time tactic) mà kết quả của mỗi trận giao tranh sẽ cho bạn biết kế hoạch mà bạn sử dụng hiệu quả đến mức nào – những con tướng mà bạn sử dụng, những nâng cấp mà bạn trang bị cho chúng, vị trí của những con tướng này trên sàn đấu. Ban đầu những trò autobattler xuất hiện trên PC, sau đó chúng cập bến smartphone.

Những trò thuộc thể loại này vừa mang tính chất thư giãn, nhưng đồng thời cũng có khả năng gây stress khi bạn phải “vắt óc” xây dựng một đội hình tướng lĩnh và cử chúng đi ra chiến trường. Bạn sẽ phải thử nghiệm nhiều trang bị, tính toán các chỉ số, vân vân.

Nơi autobattler bắt đầu

Dota Auto Chess xuất hiện và trở nên phổ biến vào năm 2019. Cũng như việc Dota 2 tồn tại là nhờ một bản mod của Warcraft 3, Dota Auto Chess tồn tại là nhờ có một bản mod được tạo ra cho Dota 2. Và thế là ít lâu sau đã có một loạt tựa game tương tự như thế được trình làng. Cả Valve và Riot đều nhận thấy được tiềm năng của bản mod này và nhanh chóng tự tạo ra phiên bản của riêng mình. Vào tháng 3 (chỉ vài tháng sau khi Dota Auto Chess ra mắt), Riot đã giới thiệu Teamfight Tactics (game thủ Việt mình gọi là Đấu Trường Chân Lý). Đến tháng 6 thì Valve hé lộ trò Dota Underlords.

thể loại autobattler

Ngày càng có nhiều tựa game mới xuất hiện, thế nên thể loại autobattler được nhiều người dự đoán rằng sẽ trở thành “cơn sốt” trong thời gian dài. Nhóm phát triển Dota Auto Chess ban đầu cũng tạo ra một trò riêng tên là Auto Chess song song với bản mod. Blizzard cũng bắt trend và phát triển một chế độ mới mang tên Battlegrounds cho trò Hearthstone.

thể loại autobattler

Chỉ trong vòng chưa đầy 1 năm, từ 1 bản mod ban đầu mà làng game đã có thêm một loạt game autobattler, mỗi game đều quảng bá là thu hút hàng triệu người chơi và thường xuyên tổ chức các giải đấu lớn với số tiền thưởng kếch xù. Tương lai của autobattler lúc này rất là xán lạn. Tuy nhiên, thường thì cái gì chóng nở cũng sẽ chóng tàn. Thể loại này đã bỏ qua khúc phát triển ổn định và vững chắc trên thị trường, nó tới lúc khúc thoái trào các bạn ạ.

Thể loại MMO và MOBA cũng đã từng trải qua thời kỳ tương tự, nhưng nó không có “vũ bão” như autobattler. Cả 2 thể loại đó vẫn sống tốt, nhưng game thủ cũng chỉ tập trung vào một số trò nổi tiếng, và giờ cũng ít thấy gì mới mẻ xuất hiện. Những tựa game này biết lắng nghe cộng đồng người chơi, nhưng nhìn một cách rộng ra thì cơ bản là nó đang trong giai đoạn “ngủ đông”. Đây cũng là lý do vì sao có rất nhiều game thủ hào hứng khi thấy trò New World của Amazon xuất hiện hồi năm 2021, mặc dù nó không thật sự xuất sắc cho lắm.

Autobattler bây giờ ra sao?

Game thủ vẫn vào chơi Đấu Trường Chân Lý thường xuyên, và không phải chờ quá lâu để tìm thấy trận đấu. Nó vẫn phát triển khá là tốt các bạn ạ. Hồi năm 2021, tựa game này đã đạt cột mốc 10 triệu người chơi hằng ngày. Cũng giống như trò Hearthstone Battlegrounds, Đấu Trường Chân Lý đã tận dụng lợi thế nhờ được gắn liền với tựa game khác vô cùng nổi tiếng, từ đó thu hút được đông đảo game thủ.

Tuy nhiên, những trò này là ngoại lệ các bạn ạ. Chúng không mang tính đại diện cho thể loại Autobattler mà chỉ cho thấy sự thành công riêng lẻ của mỗi trò mà thôi. Chẳng hạn, chỉ cần nhìn qua trò nổi bật khác như Dota Underlords là thấy ngay. Việc yêu thích thể loại autobattler không hẳn là yếu tố đưa game thủ đến với Dota Underlords. Đây là tựa game mà Valve tạo ra nhằm kiếm tiền từ sự thành công của Dota Auto Chess. Sau khi ra mắt dưới dạng Early Access trên Steam và thu hút 200.000 người chơi cùng lúc, nhiều người cứ ngỡ rằng Dota Underlords đang phát triển tốt. Tuy nhiên, kể từ lần cuối trò này đạt mốc 10.000 người chơi đến nay cũng đã hơn 1 năm rồi các bạn ạ. Trang Steamstat không cho chúng ta biết được bức tranh toàn diện, vì game này còn có phiên bản mobile nữa, nhưng nó vẫn cho thấy tình hình lao dốc không phanh của Dota Underlords.

thể loại autobattler

Đấu Trường Chân Lý là tựa game phát triển mạnh mẽ hơn, nhưng có vẻ như đó không phải là lý do chính khiến lượng người chơi lại nhiều hơn đáng kể so với Dota Underlords. Game thủ không quan tâm đến thể loại autobattler nhiều đến mức như thế. Autobattlers không có nhiều yếu tố thu hút người chơi. Nhưng tại sao độ phổ biến của nó lại đi xuống, trong khi những xu hướng game multiplayer khác ở trong tình trạng tương tự vẫn tìm được cách sống sót lâu hơn?

thể loại autobattler

Một trong những nguyên nhân có thể là do việc tự động hóa phần lớn game đã tước mất khả năng tương tác của người chơi, vốn được dùng để tạo sự thích thú trong các trò chiến thuật. Bên cạnh đó, cơ chế cũng được tinh giản bớt nên nó không còn phức tạp như những game chiến thuật hay MOBA truyền thống nữa. Thế nên kể cả phiên bản mobile của những trò này chưa ra đời thì chúng đã có những yếu tố “cộp mác” game mobile rồi: được thiết kế nhằm thu hút sự chú ý trong thời gian ngắn và chủ yếu tập trung vào khoản mua bán vật phẩm (microtransaction).

Ngoài ra, cũng không loại trừ nguyên nhân là do chúng không tạo nhiều sự tương tác giữa những người chơi. Trong thể loại MMO, MOBA, battle royale, bạn chiến đấu theo đội, phối hợp chiến thuật hẳn hoi. Nhờ vậy mà bạn sẽ có những người bạn mới, mối quan hệ mới, hay thậm chí là tạo thành một hội nhóm chơi game thường xuyên luôn. Còn Đấu Trường Chân Lý thì cũng có chơi theo nhóm đó, nhưng thường là chơi riêng và đối đầu với nhau chứ không phải là theo đội. Bên cạnh đó, cũng không có lý do gì để tham gia vào nhóm những người chơi khác mà mình không hề quen biết.

Game autobattler vẫn có những sự kiện, màu giải để thu hút bạn quay trở lại đó, nhưng nếu không có bạn bè chơi chung hoặc lôi kéo vào game thì cũng… làm biếng mở game lên chơi lại lắm.

Tương lai của autobattler

Autobattler bây giờ coi bộ hơi “đuối” rồi, khó thể nào mà thấy được tương lai của thể loại này. Tuy nhiên những tựa game autobattler hiện nay vẫn sẽ tiếp tục tồn tại chứ không biến mất đâu nhé. Những tựa game như Dota Underlords và Auto Chess vẫn còn được nhà phát triển hỗ trợ, mặc dù bạn không còn được nghe quá nhiều thông tin về chúng nữa. Riêng Đấu Trường Chân Lý thì đây là trường hợp thú vị nhất.

Việc chững lại sẽ khiến ngày tàn của autobattler đến gần hơn, thế nên việc giới thiệu những chế độ mới như Hyper Roll trong Đấu Trường Chân Lý là điều cần thiết, biết đâu nó sẽ giúp vực dậy thể loại này thì sao. Những tựa game autobattler đình đám vẫn sẽ tiếp tục được phát triển, và trên hành trình thỉnh thoảng vẫn có những trò autobattler mới chứ không phải là không. Chúng có thể không nổi tiếng và không có nhiều người chơi, nhưng những trò như Despot’s Game hay Gladiator Guild Manager đều đóng góp những giá trị mới lạ cho thể loại này. Nhìn chung thì autobattler đang lao dốc không phanh, nhưng chí ít chúng ta vẫn có một số tựa game tiềm năng với hi vọng sẽ đủ sức để vực dậy thể loại này.

Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại GVN 360 như:

Nguồn: PC Gamer


Mời các bạn theo dõi fanpage của chúng mình theo đường link dưới đây để cập nhật những tin tức về game, công nghệ và nhiều thông tin thú vị khác nữa nhé!

GVN 360