Lâu lâu cập nhật tin lạ cho nó đổi gió nha anh em

Thiên nhiên hoang dã tuy đẹp nhưng cũng cực kỳ khắc nghiệt, để phòng vệ và sinh tồn, nhiều loài sinh vật đã tìm đến một biện pháp cực kỳ oái ăm – mùi hôi. Và sau đây là danh sách 10 loài “bốc mùi” nhất trong số chúng.

10. Cuốn chiếu

Con này thì chắc anh em không còn lạ nữa rồi, ở Việt Nam đầy. Cho dù là ở nông thôn hay thành thì thì chắc hẳn ai cũng đã dừng một lần nhìn thấy qua chúng. Khi cảm nhận được sự đe dọa, cuốn chiếu sẽ cuộn mình lại, đồng thời tiết ra dung dịch hóa học màu vàng bằng các tuyến ở 2 bên thân tạo ra mùi hắc rất khó chịu, nhiều người đã cho biết họ cảm thấy như muốn nôn mửa khi vô tình hít phải mùi này. Một số loài cuốn chiếu có thể tiết ra chất HCN khá độc hại, lượng HCN của một con cuốn chiếu có thể giết chết một con chuột nhắt. Nghe có vẻ không quá ấn tượng nhưng dù sao thì nó vẫn độc.

9. Gà móng hoang dã

Như tên gọi của mình, gà móng hoang dã có vuốt trên các ngón cánh khi là con non. Đây là dấu vết còn tồn tại từ tổ tiên của chúng – khủng long. Chúng thường được tìm thấy ở các đầm lầy, rừng ven sông và rừng ngập mặn của lưu vực sông Amazon và đồng bằng Orinoco ở Nam Mỹ. Sở dĩ cũng có tên trong danh sách này là vì chúng có một hệ tiêu hóa đặc biệt. Loài chim này ăn lá cây và sử dụng vi khuẩn trong ruột để lên men và tiêu hóa thực vật. Kết quả thì có lẽ bạn biết rồi đấy, nó tạo ra mùi giống như mùi phân chuồng nhưng khó chịu hơn rất nhiều.

8. Chồn hôi sọc Châu Phi

Chồn hôi sọc Châu Phi sử dụng tuyến mùi gần “lỗ hậu” của chúng để xịt chất tạo mùi, khiến cho bất kỳ kẻ săn mồi nào cũng phải quay đầu lượn gấp nếu có ý định tấn công. Đã có vài trường hợp ghi nhận mùi phát ra từ con vật bé nhỏ này có thể ngưởi được bằng khứu giác của con người từ khoảng cách đến hơn hơn nửa dặm (khoảng 800m).

7. Thú ăn kiến nhỏ

Thú ăn kiến nhỏ là loài một loài sinh vật hiền lành và chậm chạp. Chúng dành nhiều thời gian để sống trên cây và khá vụng về khi di chuyển trên mặt đất. Chính vì thế mà chúng cũng phải phát triển cơ chế phòng vệ bằng mùi. Khi bị đe dọa, con vật sẽ giải phóng chất tạo mùi từ các tuyến mùi, nó sẽ bay xa đủ để bạn ngửi thấy trong phạm vi 50m và hăng gấp 4 đến 7 lần so với chồn hôi (không phải hôi hơn đâu nhé, nó chỉ có độ hăng đậm hơn thôi)

6. Quỷ Tasmania

Quỷ Tasmania là một loài thú có túi nhỏ ở đảo Tasmania, Úc. Tuy có kích thước chỉ khoảng bằng một con chó nhỏ nhưng loài này cực kỳ hung tợn và nguy hiểm, chúng sẵn sàng tấn công và ăn thịt bất cứ loài nào chúng có thể săn đuổi và giết được, kể cả gia súc. Thậm chí chúng còn cà khịa cả dân bản xứ nữa. Khi căng thẳng, chúng sẽ tỏa ra mùi hôi cay nồng cực kỳ khó chịu, còn khi bình tĩnh thì chúng cũng bình thường như bao loài khác.

5. Bò xạ hương

Bò xạ sống ở các vùng băng tuyết Bắc Cực ở Bắc Canada, Greenland và Alaska. Nước tiểu của bò đực có mùi rất nặng, có tính đặc trưng theo từng cá thể, giúp chúng đánh dấu lãnh thổ. và trong quá trình đó, bộ lông dày của chúng sẽ thấm nước tiểu khiến cho chúng có mùi rất kinh khủng. Tuy nhiên cái mùi này lại giúp bò đực hấp dẫn con cái trong mùa giao phối. Mùi khai của nước tiểu bò xạ đủ nặng để làm bạn chảy cả nước mắt khi vô tình hít phải.

4. Bọ xít

Con này thì quá quen mặt rồi, về vùng nông thôn một chút là thấy. Tùy theo loài mà chúng có thể có mùi khác nhau nhưng nhìn chung là vẫn hôi không chịu được. Tất cả là do các chất hóa học được tổng hợp bởi các tuyến mùi trên cơ thể chúng. Vài loài còn có khả năng xịt xa đến cả chục cm.

3. Chồn sói

Gặp lại họ nhà chồn, chúng ta có chồn sói hay còn gọi là chồn Gulo. Chúng khá nhút nhát và hiếm khi con người có thể bắt gặp chúng. Chồn sói có các tuyến mùi hôi được dùng để đánh dấu lãnh thổ. Chúng thậm chí còn bôi lên cả thức an thừa trước khi chôn xuống đất để dữ trữ để đảm bảo an toàn. Vì cái mùi vô cùng khủng khiếp nên sẽ chẳng có loài nào ăn nổi số thức ăn này của chồn sói. Nghe thì hơi bốc mùi một chút nhưng cũng rất thông minh.

2. Bọ pháo thủ

Bọ pháo thủ là một trong những loài có cơ chế phòng vệ kỳ lạ nhất trên trái đất. Chúng sẽ chứa hydroquinone và hydro peroxide ở 2 khoang riêng biệt trong phần bụng. Khi bị tấn công, chúng sẽ trộn 2 chất này vào nhau ở một ngăn thứ 3 và thêm vào một số chất xúc tác để khác tạo ra phản ứng hóa học mạnh mẽ. Kết quả là chúng sẽ bắn ra luồng chất hóa học với nhiệt độ lên đến gần 100 độ C, đủ mạnh để giết ngay lập tức đối với các loài động vật nhỏ và gây bỏng rát trên da người. Chất này cũng có mùi rất hôi.

1. Chồn hôi

Lại là bọn chồn, nhưng lần này là con trùm trong họ nhà chồn. Chồn hôi có sức chiến đấu yếu, chúng cũng không có tốc độ nên chúng phải hoàn thiện cơ chế phòng vệ để giúp chúng tồn tại. Chồn hôi có thể bắn ra chất lỏng từ tuyến mùi ở gần hậu môn một cách chính xác vào mục tiêu lên đến 3m. Mùi hôi có thể bay xa đến 1 dặm (khoảng 1,6km). Chúng thường chỉ mang khoảng 15cc chất lỏng này, đủ cho 5-8 lần phun và nếu phun hết chúng sẽ mất đến 1 tuần để bổ sung. Chúng thường không thích mang ra dùng đâu nhưng nếu để chúng động đến vũ khí của mình thì bạn sẽ phải hối hận đấy.

Nguồn: onekindplanet