Viên đạn to đương nhiên sẽ có xu hướng mạnh hơn viên đạn nhỏ. Tuy nhiên với đạn pháo xe tăng thì chưa chắc, đôi khi viên đạn có đường kính chỉ 2-3cm bắn ra từ khẩu pháo 100-120mm lại có thể dễ dàng đục xuyên trên 500mm giáp thép đồng nhất một cách dễ dàng. Nếu đã tò mò về loại đạn kỳ lạ này thì mời bạn cùng GVN 360 giải mã nhé. ê

“Vỏ giáp dày có đạn xuyên giáp nhọn”

Thế chiến thứ 2 là một sự kiện khổng lồ khiến cho công nghệ vũ khí bùng nổ khủng khiếp khi mà toàn bộ các siêu cường trên thế giới đều tham gia vào một cuộc chạy đua vũ trang điên cuồng. Trong đó phải kể đến cuộc chạy đua của giáp xe tăng và súng của chúng. Nếu như hồi đầu thế chiến giáp xe tăng thường chỉ dày có vài ba chục mm và có thể bị súng trường chống tăng xuyên thủng thì đến cuối thế chiến đã xuất hiện những chiếc xe tăng có giáp mặt dày trên 200mm thép.

Xe tăng hiện đại dùng khẩu pháo to đùng để bắn viên đạn bé xíu, vậy mà nó lại xuyên giáp tốt hơn đạn cùng cỡ nòng

Để chống lại chúng thì người ta đã nghĩ ra đủ thứ vũ khí hay ho thú vị, nào là lượng nổ lõm giúp tập trung sức nổ vào 1 điểm để xuyên giáp, nào là đạn APCR có lõi cứng để xuyên phá tốt hơn, đạn AP với khối thuốc nổ nhồi trong mũ xuyên giáp, vân vân và vân vân. Trong bài viết này chúng ta sẽ bàn đến một trong những loại đạn xuyên giáp đặc biệt nhất, có đường kính nhỏ hơn rất nhiều so với cỡ nòng của khẩu pháo nhỏ hơn nó – APFSDS. Khi bay thì nó trông như một mũi tên bình thường nhưng sức tàn phá với xe tăng thì vô cùng khủng khiếp.

Sự ra đời của pháo nòng trơn đã tạo tiền đề cho loại đạn xuyên giáp dưới cỡ nòng có sơ tốc khủng khiếp

Pháo nòng xoắn cực kỳ phổ biến trong Thế Chiến Thứ 2. Nó có các khương tuyến xoắn khiến viên đạn xoay vòng khi ra khỏi nòng để tạo sự ổn định và chính xác cho viên đạn. Nhưng vấn đề của loại pháo này là việc khiến viên đạn xoay vòng sẽ khiến nó mất động năng. Nói nôm na là làm cho viên đạn chậm lại và giảm sức xuyên phá. Vì thế mà pháo nòng trơn dành cho xe tăng ra đời để giúp viên đạn của nó có sức xuyên phá lớn hơn.

Xe tăng hiện đại dùng khẩu pháo to đùng để bắn viên đạn bé xíu, vậy mà nó lại xuyên giáp tốt hơn đạn cùng cỡ nòng

Với đặc điểm không có khương tuyến, pháo nòng trơn cho phép viên đạn bay ra với tốc độ nhanh nhất có thể, từ đó mà tối ưu hóa được sức xuyên phá. Và khi có nó, các kỹ sư quân sự có thể nghĩ đến việc tạo ra một loại đạn càng cứng, càng nặng và càng nhanh càng tốt. Thế là APFSDS ra đời.

APFSDS – Nhỏ không phải là yếu mà là để tập trung sức xuyên phá vào 1 điểm

APFSDS là viết tắt của cụm từ armour-piercing fin-stabilized discarding sabot, tức “đạn xuyên giáp thoát vỏ ổn định bằng cánh đuôi”. Về cơ bản thì đầu đạn của nó bao gồm một thanh xuyên rất dài có cánh đuôi như mũi tên, cùng với đó là một khối vỏ bọc ôm lấy thanh xuyên và chêm vừa khít cỡ nòng của khẩu pháo. Thanh xuyên thường có đường kính rất nhỏ so với cỡ nòng. Nó thường vào khoảng 2,3cm, nhỏ hơn rất nhiều so với cỡ nòng 100-120mm phổ biến trên các mẫu pháo xe tăng hiện đại.

Xe tăng hiện đại dùng khẩu pháo to đùng để bắn viên đạn bé xíu, vậy mà nó lại xuyên giáp tốt hơn đạn cùng cỡ nòng

Khi thuốc phóng trong vỏ đạn được kích nổ thì nó sẽ đẩy cả đầu đạn ra khỏi nòng với tốc độ kinh hoàng, Khi gặp sức cản của không khí thì khối vỏ của đầu đạn sẽ tách ra, còn thanh xuyên sẽ bay tiếp rồi đâm vào giáp xe địch. Thanh xuyên càng dài và bay càng nhanh thì sẽ đạt sức xuyên phá càng lớn. Do không xoay nên thanh xuyên có cánh đuôi đẻ ổn định khi bay trong không khí, tương tự như những mũi tên.

Xe tăng hiện đại dùng khẩu pháo to đùng để bắn viên đạn bé xíu, vậy mà nó lại xuyên giáp tốt hơn đạn cùng cỡ nòng

Nguyên lý của nó là tập trung toàn bộ khối lượng thanh xuyên vào một điểm rất nhỏ, thế nên nó mới có đường kính siêu nhỏ, làm bằng vật liệu siêu cứng và được làm càng dài càng tốt. Tất nhiên là khối lượng tổng thể của cả khối đầu đạn bao gồm thanh xuyên và vỏ phải đủ nhẹ để thuốc phóng đủ sức tống nó ra khỏi nòng với tốc độ đủ cao.

Sức xuyên giáp của đạn APFSDS trong thực tế

Sau đây là một số ví dụ về sức xuyên phá của đạn APFSDS trong điều kiện thử nghiệm thực tế:

Pháo U-5TS có thể bắn đạn APFSDS đi với sơ tốc 1600m/s, xuyên được 300mm thép ở góc chạm 0 độ. Nhưng đó là thời thập niên 60 nhé. Pháo xe tăng hiện đại còn có sức xuyên lớn hơn thế rất nhiều.

Hiện nay xe tăng T-14 Armata được trang bị pháo nòng trơn 2A82 cỡ nòng 125mm, có thể bắn đạn APFSDS đi với sơ tốc 2050m/s, tạo sức xuyên 850–1000mm thép ở cự ly 2000m. Bao nhiêu đó là đủ để xuyên thẳng giáp trước của M1A2 Abrams của Mỹ hoặc Leopard-2A6 của Đức. Đây là những con số không thể đạt đến với pháo nòng xoắn thông thường.

Ngoài ra sức xuyên phá thì sơ tốc đạn lớn của APFSDS cũng giúp đường đạn căng hơn và tầm bắn hiệu quả xa hơn.

Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại GVN 360 như:


Mời các bạn theo dõi fanpage của chúng mình theo đường link dưới đây để cập nhật những tin tức về game, công nghệ và nhiều thông tin thú vị khác nữa nhé!

GVN 360