Vì đại dịch diễn biến phức tạp nên việc chuyển giao quy trình sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam vẫn đang bị trì hoãn.

Với mong muốn đa dạng hóa chuỗi cung ứng để giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, Việt Nam từ lâu đã được nhiều công ty xem như là cơ sở sản xuất cực kì lý tưởng. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh tại đây đang diễn biến phức tạp, vùng biên giới đang bị siết chặt, và trong nước cũng đang thực hiện giãn cách xã hội nên Apple, Google, Amazon cùng những nhà máy đối tác đang đối mặt với vấn về chuyển giao quy trình sản xuất trong năm 2021. Tuy nhiên, còn 1 vấn đề lớn hơn nữa là Việt Nam không có đủ kỹ sư các bạn ạ.

Những công ty lớn như Apple, Asus và các đối tác như Foxconn, Pegatron đều đang trong quá trình chuyển giao công đoạn sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam được một thời gian khá lâu rồi. Lý do là vì nguồn nhân lực tại Tianxia đang ngày càng trở nên đắt đỏ.

Vào năm 2018, sau khi Mỹ bắt đầu Mỹ bắt đầu áp thuế đối với các thiết bị sản xuất tại Trung Quốc, nhiều công ty đã có những động thái nhất định. Thực tế, cả những nhà máy sản xuất đồ điện tử như Foxconn và các hãng OEM (original equipment manufacturer) như Apple, Amazon, Dell, Microsoft đều đã có mặt tại Việt Nam và mở rộng hoạt động của họ trong những năm gần đây.

Tuy nhiên, các nhà máy và chuỗi cung ứng tại đây yêu cầu phải có nhiều kỹ sư và phải đào tạo các công nhân địa phương. Ngặt nỗi ở Việt Nam lại không đủ kỹ sư để hợp tác với các nhà cung cấp lớn nhằm xây dựng chuỗi cung ứng mới hoặc phát triển các sản phẩm mới. Ngoài ra, việc hạn chế đi lại đã ngăn cản các kỹ sư nước ngoài đến Việt Nam để tạo ra các dòng sản phẩm mới. Cơ bản mà nói thì các cơ sở tại Việt Nam có thể được sử dụng để sản xuất những mặt hàng đã được sản xuất hàng loạt ở những nơi khác, làm suy yếu sức cạnh tranh của Việt Nam.

Chẳng hạn, Apple hiện đang sản xuất một số tai AirPods tại Việt Nam, nhưng phần lớn vẫn được sản xuất tại Trung Quốc. Apple kì vọng 20% sản lượng AirPods sẽ được sản xuất ở Việt Nam. Apple cũng có kế hoạch chuyển một phần sản lượng iPad và MacBook sang Việt Nam, nhưng chuỗi cung ứng tại đây vẫn chưa hoàn thiện và không có đủ kỹ sư, lại còn dính thêm dịch bệnh nên tình hình càng khó khăn. Amazon cũng đang đối mặt với việc trễ kế hoạch trong khâu sản xuất các thiết bị như loa thông minh tại Việt Nam, nguyên nhân cũng là vì dịch bệnh diễn biến phức tạp kể từ tháng 5/2021.

Tóm lại, việc chuyển giao công đoạn sản xuất từ Trung Quốc sang Việt nam vẫn đang gặp nhiều khó khăn, trì hoãn. Vả lại, bản thân Trung Quốc cũng đã trở thành cái nôi của nhiều nhà máy sản xuất lớn qua nhiều thập kỷ nên tình hình có vẻ không mấy dễ dàng cho Việt Nam. Các nhà phân tích cho biết những chính sách đối phó với dịch bệnh của chính phủ Việt Nam sẽ không kéo dài quá lâu vì như thế sẽ gây khó khăn cho nền kinh tế nước nhà. Mặt khác, việc chiêu mộ kỹ sư và xây dựng chuỗi cung ứng sẽ mất nhiều năm mới xong, cho nên các công ty sẽ phải tính đến chặng đường dài.

Tóm tắt ý chính:

  • Việt Nam từ lâu đã được nhiều công ty xem như là cơ sở sản xuất cực kì lý tưởng
  • Tuy nhiên, do dịch bệnh tại Việt Nam diễn biến phức tạp nên việc chuyển giao quy trình sản xuất của Apple, Google, Amazon cùng những đối tác bị trì hoãn
  • Một vấn đề nữa là ở Việt Nam lại không đủ kỹ sư để xây dựng chuỗi cung ứng mới hoặc phát triển các sản phẩm mới
  • Các nhà máy tại Việt Nam chỉ mới sản xuất được những mặt hàng đã được sản xuất hàng loạt ở những nơi khác, khiến sức cạnh tranh bị giảm
  • Nhìn chung, việc chuyển giao công đoạn sản xuất từ Trung Quốc sang Việt nam vẫn đang gặp nhiều khó khăn

Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại GVN 360 như:

Nguồn: tom’s HARDWARE


Mời các bạn theo dõi fanpage của chúng mình theo đường link dưới đây để cập nhật những tin tức về game, công nghệ và nhiều thông tin thú vị khác nữa nhé!

GVN 360