Cùng một luồng hơi từ trong cơ thể ra mà tại sao thổi phù thì mát mà hà hơi lại ấm nhỉ? Các bạn có thắc mắc điều đó không? Mình thì có nên cũng tìm hiểu đôi chút và giờ thì mình muốn chia sẻ lại với các bạn trong bài viết sau đây. Hy vọng các bạn sẽ thấy thích thông tin này như mình lúc vừa biết được nó.

Theo nguyên lý Joule-Thomson (được ứng dụng trong thiết bị eco-cooler), khi bạn chụm miệng thổi khí với tốc độ cao sẽ cho cảm giác mát hơn so với hà hơi

Để giải thích sự khác biệt của việc chụm miệng thổi với việc hà hơi thì mình mời mấy bạn cùng mình tìm hiểu về một loại thiết bị khá thú vị, gọi là eco-cooler.

Thiết bị eco-cooler

Eco-cooler là một mô hình hệ thống điều hòa không khí do Grey Dhaka cùng Grameen Intel hợp tác phát triển. Mục đích nó ra đời là để giúp những ngôi nhà ở các vùng sâu, vùng xa nơi kinh tế còn khó khăn có nhiệt độ mát mẻ dễ chịu hơn.

Vì sao thổi phù thì mát mà hà hơi lại ấm? Sau đây là câu trả lời cho bạn

Eco-cooler có cấu tạo rất đơn giản, nó bao gồm một tấm bảng, cắm đầy các chai nhựa được cắt bỏ phần đáy. Những tấm bảng này được gắn lên tường nhà, sao cho phần cổ chai hướng vào trong nhà, còn phần thân chai lớn hơn hướng ra ngoài để hứng gió. Khi gió thổi vào phần thân chai và đi dần về phần miệng chai, nó sẽ được tăng tốc độ và áp suất.

Vì sao thổi phù thì mát mà hà hơi lại ấm? Sau đây là câu trả lời cho bạn

Không khí sau đi qua phần thân chai đến cổ chai rồi thoát ta qua miệng chai sẽ hạ nhiệt. Từ đó mà trong điều kiện lý tưởng thì nó có thể giúp giảm nhiệt độ phòng lên đến 5 độ so với nhiệt độ môi trường.

Hiệu ứng Joule-Thomson 

Vì sao thổi phù thì mát mà hà hơi lại ấm? Sau đây là câu trả lời cho bạn

Để giải thích cho hiện tượng kỳ lạ này thì chúng ta có nguyên lý Joule-Thomson. Nói cho đơn giản là khi không khí giãn nở đột ngột thì nó sẽ nguội đi. Với việc bị “thắt cổ chai” khi đi qua các chai nước của hệ thống eco-cooler, không khí đã bị nén lại một chút so với áp suất môi trường. Thế nên khi thoát ra khỏi chai thì nó sẽ giãn nở và nguội đi. Kết quả là không khí đi qua eco-cooler sẽ mát hơn lúc đi vào.

Miệng của chúng ta là một “thiết bị diệu kỳ” có tính năng bật tắt hiệu ứng Joule-Thomson 

Với việc thay đổi hình dạng khuôn miệng của mình, chúng ta hoàn toàn có thể bật tắt hiệu ứng Joule-Thomson đối với không khí thoát ra khỏi miệng. Khi bạn chụm miệng lại và thổi khí ra thì cơ hoành sẽ ép phổi, và phổi sẽ tống khí ra khỏi miệng. Khi bạn chụm miệng thì không khí sẽ không “thoát” mà nó bị nén lại. Khi ra khỏi miệng thì dòng khí sẽ được giải phóng khỏi áp lực, nó giãn nở và nguội đi rồi cuối cùng là trở nên mát mẻ.

Vì sao thổi phù thì mát mà hà hơi lại ấm? Sau đây là câu trả lời cho bạn

Còn khi bạn hà hơi, không khí sẽ thoát từ phổi đến miệng bạn rồi đi ra ngoài một cách dễ dàng. Lúc đó thì nó sẽ giữ nguyên nhiệt lượng mà nó nhận từ thân nhiệt của bạn. Thế nên bạn sẽ thấy nó nóng.

Chụm miệng thổi và há miệng hà hơi còn khác biệt ở chỗ lượng khí mát môi trường mà luồng hơi của bạn kéo theo

Ngoài vụ nguyên lý Joule-Thomson ra thì chúng ta còn phải để ý đến việc luồng hơi của bạn có thể kéo theo cả không khí bên ngoài nữa. Lượng không khí môi trường bị kéo theo luồng hơi cũng gây ra hiệu ứng làm mát chồng lên hiệu ứng Joule-Thomson, giúp bạn cảm thấy sự chênh lệch còn lớn hơn nữa với từng cách thổi hơi.

Khi thổi chụm miệng với áp suất cao, luồng hơi của bạn kéo theo luôn cả không khí mát bên ngoài

Vì sao thổi phù thì mát mà hà hơi lại ấm? Sau đây là câu trả lời cho bạn

Khi bạn thổi chụm miệng thì bạn luồng hơi của bạn sẽ nhỏ và mạnh, áp suất cao, tốc độ cao và đi được xa. Trên đường đi nó cũng có thể cuốn theo không khí mát từ môi trường và cuối cùng sẽ tạo ra một luồng hơi mát hơn đáng kể so với lúc nó vừa ra khỏi miệng bạn.

Khi hà hơi thì không khí đi tốc độ thấp và không đi xa, bạn sẽ luôn để tay gần mới cảm nhận được và luồng hơi đó không kéo theo khí mát bên ngoài

Ngược lại với biệc chụm miệng thổi khí. Khi bạn hà hơi thì luồng hơi của bạn sẽ to, áp suất thấp gần bằng áp suất môi trường, đi chậm và không đi được xa. Do luồng hơi yếu nên nó sẽ không đủ lực để cuốn không khí môi trường đi xa, ngược lại nó cũng không thể đi được xa do bị không khí môi trường cảm. Vì thế mà muốn cảm nhận được nó thì bạn phải đưa tay gần hơn. Luồng hơi khi đến tay bạn sẽ cuốn theo rất ít không khí môi trường mà chỉ toàn là hơi ra từ cơ thể cùng với thân nhiệt của bạn. Thế nên rõ ràng là bạn sẽ thấy nó nóng.

Trên đây là lý do vì sao bạn thổi phù thì mát mà hà hơi lại ấm. Hy vọng đã mang đến cho các bạn những thông tin thú vị. Cảm ơn các bạn vì đã quan tâm theo dõi và chúc các bạn có một ngày mới tốt lành.

Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại GVN 360 như:

Tham khảo: Wikipedia Joule–Thomson effect


Mời các bạn theo dõi fanpage của chúng mình theo đường link dưới đây để cập nhật những tin tức về game, công nghệ và nhiều thông tin thú vị khác nữa nhé!

GVN 360