Khi đi tàu xe thì tùy theo thể trạng từng người, sẽ có những người say xe từ nhẹ với những triệu chứng như bồn chồn mệt mỏi cho đến nặng như chóng mặt buồn nôn, thậm chí là ói mửa ngay trên xe. Tuy nhiên một khi đã là người cầm lái thì tình trạng này hầu như không xảy ra. Lý do là vì sao thế nhỉ. Sau đây mời các bạn cùng GVN 360 tìm hiểu nhé.

Hiện tượng say tàu xe xảy ra khi có xung đột nhận thức giữa tiền đình và mắt

Hiện tại thì chúng ta vẫn chưa thể xác định rõ ràng nguyên nhân của hiện tượng say tàu xe chính xác là do đâu. Tuy nhiên cũng đã có một số thuyết được đưa ra, và thuyết được chấp nhận nhiều nhất là “sự xung đột nhận thức”. Theo cách lý giải của thuyết này thì đây là một hiện tượng xảy ra khi có sự bất đồng trong nhận thức giữa thị giác và hệ cơ quan tiền đình.

Vì sao tài xế hầu như không bị say xe nhưng khi là hành khách thì vẫn dính chưởng? Sau đây là câu trả lời cho bạn

Nói vắn tắt, đơn giản cho nó dễ hiểu thì tiền đình là hệ cơ quan nằm sâu trong tai. Nó có nhiều chức năng, bao gồm việc cảm nhận gia tốc và giúp chúng ta giữ thăng bằng mà không cần thông tin từ các giác quan.

Vì sao tài xế hầu như không bị say xe nhưng khi là hành khách thì vẫn dính chưởng? Sau đây là câu trả lời cho bạn

Khi đi tàu xe, mắt bạn sẽ thấy bạn luôn ngồi yên trong xe nhưng hệ tiền đình của bạn lại cảm nhận được cơ thể bạn đang di chuyển do sự chòng chành khi xe bẻ cua, đi vào đường xấu, thay đổi tốc độ… Việc này sẽ gây ra xung đột nhận thức trong não chúng ta, khiến chúng ta bị say tàu xe. Và tùy theo thể trạng từng người thì tình trạng sau tàu se nó cũng nặng nhẹ khác nhau. Tuy nhiên có một điểm thú vị ở đây, là nếu bạn bị say xe khi là hành khách thì cầm lái sẽ giúp bạn đỡ say hơn.

Chúng ta luôn ít bị say tàu xe hơn khi cầm lái so với lúc là hành khách

Hiện tượng say tàu xe chủ yếu xảy ra với hành khách, những người không thể kiểm soát sự chao đảo, dằn xóc của chiếc xe. Tuy nhiên với tài xế thì mọi chuyện sẽ khác. Cùng là một người, khi lái xe sẽ ít bị say xe hơn hơn khi là hành khách rất nhiều.

Các nhà nghiên cứu từ Viện Hyperbaric của Hải quân Israel đã có một thử nghiệm thú vị. Họ cho 20 cặp người tình nguyện ngồi trong một chiếc buồng lái. Trong đó thì sẽ chỉ có một người điều khiển buồng lái này mà thôi, người còn lại không làm gì cả ngoài chuyện ngồi yên ở đó. Đầu của họ cũng được buộc vào nhau bằng một chiếc mũ bảo hiểm đặc biệt để đồng bộ hóa trải nghiệm đến mức tối đa.

Kết quả là họ nhận thấy rằng người cầm lái sẽ ít bị triệu chứng say tàu xe một cách rõ ràng so với người kia. Các nhà khoa học nhận thấy sự khác biệt nằm ở chỗ người lái có quyền chủ động kiểm soát chuyển động, não của họ dự báo trước được các chuyển động này. Trong khi đó thì hành khách phải tiếp nhận những chuyển động đó một cách thụ động.

Giả thuyết được đưa ra ở đây là khi lái xe, chúng ta sẽ chủ động kiểm soát được sự chòng chành, dằn xóc, nhấp nhô của xe. Nhờ đó mà chúng ta sẽ đồng bộ được cảm giác của hệ tiền đình và tín hiệu từ thị giác, từ đó giảm đến mức tối thiểu hiện tượng say tàu xe. Còn khi là hành khách thì nếu cơ địa có bị say xe thì chúng ta vẫn sẽ say như thường.

Cảm ơn các bạn đã quan tâm đến bài viết này nghen. Chúc các bạn có một ngày thật tuyệt vời nha!

Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại GVN 360 như:

Tham khảo: Discover Magazine


Mời các bạn theo dõi fanpage của chúng mình theo đường link dưới đây để cập nhật những tin tức về game, công nghệ và nhiều thông tin thú vị khác nữa nhé!

GVN 360