Các bo mạch chủ (mainboard) cho người dùng phổ thông hiện nay thường sẽ có 8 đến 10 lớp mạch. Vụ này anh em chỉ cần xem trên mấy trang mô tả của hãng về mainboard là có thôi. Các mainboard dành cho máy chủ thì còn nhiều hơn nữa, có thể lên đến cả trăm lớp. Thế thì tại sao người ta lại phải làm ra cái mainboard nhiều lớp như thế?
Sau đây là 3 lý do mà mình tìm hiểu được, hy vọng sẽ mang đến cho anh em câu trả lời thỏa mãn câu hỏi trên đề bài.
Thu nhỏ và đảm bảo diện tích chuẩn của mainboard
Theo xu hướng phát triển của công nghệ bóng bán dẫn, các mainboard ngày càng tinh vi và yêu cầu cần có hệ thống mạch tín hiệu, điện năng phức tạp hơn. Nếu để hết các mạch trên 1 lớp mạch duy nhất thì người ta sẽ phải nới rộng diện tích mainboard. Nếu nới rộng diện tích mainboard thì nó sẽ trở nên cồng kềnh hoặc tệ hơn là phá vỡ chuẩn kích thước ATX.
Thế nên thay vì tạo ra một chiếc mainboard diện tích to hơn để chứa nhiều mạch hơn thì giờ đây người ta sẽ làm ra một chiếc mainboard có nhiều lớp mạch xếp chồng. Nhờ đó mà các kỹ sư có thể đảm bảo được kích thước chuẩn cho mainboard mà vẫn có thể thêm số lượng mạch nếu cần.
Đảm bảo khả năng tản nhiệt và giảm hao phí điện cho mainboard
Để tăng số lượng mạch cho mainboard 1 lớp thì ngoài việc tăng diện tích mainboard thì người ta cũng có thể thu nhỏ các mạch lại rồi tăng mật độ mạch lên. Lúc này thì mainboard vẫn có thể đảm bảo kích thước nhưng nó sẽ lại sinh ra 2 vấn đề khác. Thứ nhất là các mạch sẽ nhỏ lại và nằm sát nhau hơn, tăng điện trở, tăng sự tỏa nhiệt và hao phí năng lượng hơn. Thứ 2 là làm gây khó khăn cho việc chế tạo, vì mạch càng nhỏ sẽ làm càng khó.
Thế nên thay vì phải đối mặt với những khó khăn đó thì người ta chỉ việc xếp chồng nhiều lớp mạch trong 1 mainboard là xong. Và đây chính là tác dụng thứ 2 của việc xếp chồng nhiều lớp mạch trong mainboard.
Tăng độ bền của mainboard
Ngoài mấy lợi ích bên trên thì việc tăng các lớp cho mainboard cũng làm cho nó trở nên dày dặn và chắc chắn hơn, chịu được tản nhiệt nặng hơn. Giữa các lớp mạch cũng có các lớp gia cường và cách nhiệt để bảo vệ mạch được an toàn trước các tác động vật lý. Các hãng làm mainboard cũng thường quảng cáo việc mainboard của họ có nhiều lớp để nhấn mạnh về độ bền của chúng.
Tham khảo:
Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại GVN 360 như:
- Giải mã sự đắt đỏ của giẻ lau Apple: 2 lớp vải, tỉ mỉ đến từng chi tiết, có logo táo
- Giải mã ý nghĩa các màu sắc của cổng USB
- Giải mã sự diệu kỳ của USB-C, một lỗ 2 chiều lật kiểu nào cũng nhận
- Giải mã S.M.A.R.T. – Công nghệ giúp ổ cứng trở nên “thông minh” hơn
- Giải mã từ “bug” máy tính và nguồn gốc của con “côn trùng” đã hành game thủ PC lên bờ xuống ruộng
- Giải mã cách đặt tên “Lake” của Intel đối với các dòng CPU
- Giải mã việc CPU x64 sử dụng tập lệnh 64-bit trong khi CPU x86 lại dùng tập lệnh 32-bit
- Giải mã biểu tượng “chiếc lá” trong task manager của Windows 10
- Giải mã ý nghĩa và sự khác biệt giữa Program Files (x86) và Program Files trong Windows
- Giải mã hai thư mục $Windows.~BT và $Windows.~WS, liệu chúng ta có nên xoá?
Mời các bạn theo dõi fanpage của chúng mình theo đường link dưới đây để cập nhật những tin tức về game, công nghệ và nhiều thông tin thú vị khác nữa nhé!