Hậu bản game thường sẽ tệ hơn là phiên bản trước đó, có thể là do nhà phát triển quá gấp rút, quá hời hợt nên những game này mới ra nông nỗi như vậy. Tuy nhiên, đôi lúc, phần tiếp theo của một số tựa game không những hay hơn bản đầu tiên mà nó còn xứng tầm tuyệt phẩm, khắc phục được những khuyết điểm của phần trước đó và đồng thời đưa series đó lên một tầm cao mới. Sau đây là danh sách Top 10 tựa game cực hay giúp hồi sinh cả dòng game ngỡ đã chết.

Just Dance II

Just Dance II không hẳn là đã đạt đến đỉnh cao, nhưng doanh số của series Just Dance phải nói là rất đáng ngưỡng mộ vì nó đã cho người chơi một trải nghiệm cực kì thú vị. Đồng ý rằng phần 1 khá là tệ vì tính năng theo dõi chuyển động của người chơi không được xuất sắc cho lắm, có khi còn tệ hơn cả những game ngồi chung mâm là đằng khác. Tuy nhiên, phần 2 đã rút kinh nghiệm và sửa những lỗi này, tạo ra một tựa game có thể theo dõi chính xác cử động của người chơi để từ đó đưa ra số điểm tổng chính xác hơn.

Red Dead Redemption

Ừ thì đúng là Red Dead Redemption là tựa game đầu tiên trong series, nhưng đồng thời đây cũng là phiên bản kế nhiệm của Red Dead Revolver (đều do Rockstar phát triển) nên tính ra Red Dead Redemption là phần 2 trong series Red Dead. Red Dead Revolver cũng lấy bối cảnh miền viễn tây nhưng nó đã phải hứng chịu không ít ý kiến trái chiều, cho rằng game tuy giải trí thật đó nhưng mọi thứ đều cảm giác rất giả tạo, không chân thật chút nào. Đến phần Red Dead Redemption thì như anh em cũng đã biết rồi đó. Đây là một hiện tượng trong làng game theo nhiều khía cạnh khác nhau. Bên cạnh khung cảnh miền viễn tây cực kì hùng vĩ, hoành tráng thì nhân vật và cốt truyện trong game cũng có chiều sâu và rất cuốn hút. Có thể nói Rockstar đã “chuộc lỗi” thành công với tựa game này.

Hitman: Silent Assassin

Hitman 2 - Silent Assassin: siêu phẩm một thời đang dần bị lãng quên |  TECHRUM.VN

Tựa game Hitman đầu tiên chơi cũng vui đó, nhưng ngặt cái AI của phần này đôi lúc cực khó đoán, hành xử một cách điên rồ mà người chơ không tài nào lý giải được, nên cũng không ít khi game thủ cảm thấy ức chế, chán nản với nó, muốn chơi một tựa game rình lập lén lún một cách yên ổn cũng không xong. Tuy nhiên, có vẻ như nhà phát triển đã nhận thấy điều này khi phát triển phần Silent Assassin. Đọc cái tên thôi là đã thấy họ rút ra được bài học gì trong phần trước rồi. Thật vậy, trong phiên bản này, anh em sẽ được đóng vai một sát thủ máu lạnh và thầm lặng, ám sát một cách cực kì chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, game còn cho phép lưu giữa màn chơi (phần trước không hề có tính năng hữu ích này) và khắc phục những điểm khó chịu trong phần trước, đem đến cho game thủ một trải nghiệm hoàn hảo hơn.

Stuntman: Ignition

Stuntman là một tựa game không được nhiều người biết đến cho lắm. Hay thì có hay đó, nhưng đồng thời nó cũng cực kì khó anh em ạ. Thậm chí, nói nó khó hơn cả dòng game Dark Souls ngày nay cũng không quá sai đâu anh em ạ. Nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc là hậu bản Stuntman: Ignition sẽ dễ dàng khắc phục được điểm yếu chết người này – giảm bớt độ khó của game là xong. Lúc này, anh em sẽ được trải nghiệm những thú vui trong game một cách trọn vẹn hơn mà không phải chơi đi chơi lại hết lần này đến lần nọ để qua màn.

Soulcalibur

Soul Calibur 1 - Arcade with Inferno and Ending - YouTube

Đọc tên thì tưởng là phần đầu tiên, nhưng thật ra đây cũng là một hậu bản anh em ạ. Người anh của Soulcalibur chính là Soul Edge (hay một số nước còn gọi là Soul Blade), nghe tên thôi là đã thấy liên quan rồi đúng không nào? Soul Edge không phải là một tựa game tệ. Nó có đồ họa đẹp, cơ chế đánh đấm cũng rất gì và này nọ, và chơi cũng vui nữa. Nhưng Soulcalibur đã lấy cái khung này và biến nó thành một tựa game tuyệt vời hơn hẳn. Thay đổi quan trọng nhất chính là thay vì sử dụng lại format đối kháng 2D như truyền thống, Soulcalibur lại sử dụng cơ chế gọi là “eight way run technique”, cho phép người chơi đắm chìm vào trận đấu nhiều hơn vì giờ đây khung cảnh đã trở thành không gian 3 chiều chứ không còn phẳng lì như trước, tạo chiều sâu cho game. Chứ nếu bây giờ mà Soul Edge vẫn còn tồn tại thì chắc nó đã bị lẫn vào những tựa game đối kháng khác luôn rồi.

The Elder Scrolls II: Daggerfall

The Elder Scrolls II: Daggerfall wallpapers, Video Game, HQ The Elder  Scrolls II: Daggerfall pictures | 4K Wallpapers 2019

Cả 2 bản Oblivion and Skyrim đều được xem như là 2 trong số những tựa game nhập vai xuất sắc nhất trong thời kì của nó. Nhưng tua ngược thời gian về bản Arena – phần đầu tiên của series The Elder Scrolls – thì câu chuyện không còn màu hồng như vậy nữa. Arena không hẳn là dở. Lúc đó Arena là ngọn cờ đầu luôn là đằng khác, thay đổi kha khá cục diện của ngành game. Tuy nhiên, game lại khá là… trống vắng. Ấn tượng thì có ấn tượng đó, nhưng game thiếu nhiều thứ lắm anh em ạ. Arena đã tạo ra một thế giới vô cùng rộng mở, nhưng phần 2 – Daggerfall – mới chính là tựa game đã bổ sung vào đó nhiều nội dung, biến nó trở nên phong phú hơn với vô vàn thứ để khám phá, chơi đi chơi lại mãi mà vẫn có thứ mới để tìm tòi. Trong khi đó, Arena thì chỉ có mấy tính năng nghèo nàn như luân chuyển ngày/đêm và cốt truyện không mấy đặc sắc cho lắm.

Borderlands 2

Nếu anh em đã từng chơi qua phần 1 sau khi trải nghiệm những phần sau này thì sẽ thấy phần 1 khá là “an toàn”. Nó vẫn có nhiều thứ để khám phá, tìm hiểu, nhưng nhìn chung thì nó khá là một màu và nhạt nhẽo. Có nhiều người cho rằng Borderlands 2 cũng không khá hơn là bao, nhưng dù gì thì phần này cũng đa dạng hơn, phong phú hơn, tương tác với người chơi nhiều hơn khiến anh em cười té ghế không biết bao nhiêu lần. Ngoài ra thì nhân vật trong phần 2 cũng có chiều sâu hơn, đặc biệt là nhân vật phản diện Handsome Jack cực kì nổi tiếng, gắn liền với series Borderlands.

Chưa dừng lại ở đó, phần 2 này còn khắc phục một vấn đề mà nhiều game ngày nay vẫn còn hay mắc phải, đó là các môi trường khác nhau. Trong khi phần 1 lấy bối cảnh phần lớn ở vùng sa mạc hoang vu thì phần 2 đã rút kinh nghiệm, đưa người chơi qua nhiều khu vực khác nhau, giúp anh em có cảm giác như là mình đang thực hiện một cuộc hành trình thực sự chứ không phải như là đang đi lòng vòng trong một cái sân ở phần trước.

Team Fortress 2

Team Fortress 1 không có gì sai trái cả. Nó là tựa game bắn súng góc nhìn thứ nhất rất hoàn hảo. Nhưng càng ngày càng có nhiều game tương tự xuất hiện, khiến nó phải đối mặt với nguy cơ chìm vào quên lãng vì chẳng có gì nổi bật cả. Và điều này rất là tồi tệ vì đây có thể xem là tựa game đã mở đường cho Fortnite và những tựa game battle royale khác. Thế rồi Team Fortress 2 ra đời, và dòng game này bỗng dưng được game thủ quan tâm trở lại vì phần 2 này có quá nhiều thứ mới mẻ thú vị. Bên cạnh những sự kiện vô cùng quái đản, loạt vũ khí quái dị thì song song đó còn có loạt truyện tranh khai thác cốt truyện trong game, khiến người chơi lâu lâu lại phải quay về để khám phá những thứ mới.

Yooka-Laylee And The Impossible Lair

Yooka-Laylee là tựa game được xem như là bản sao của Banjo-Kazooie đình đám với mục đích là để “đu trend” kiếm thêm tiền. Không chỉ có cái tên và phong cách đồ họa giống nhau mà motif trong game cũng chẳng khác biệt gì mấy. Yooka-Laylee không hẳn là tệ, nhưng game thủ cũng không mấy mặn mà với phần này vì nó mang hơi hướm của Banjo-Kazooie và bản thân Yooka-Laylee cũng không có gì quá đặc sắc. Nhưng đến phần 2 – Yooka-Laylee and The Impossible Lair – thì nó đã giải quyết được vấn đề này rất tốt. Gameplay đã được thay đổi hoàn toàn, biến thành một tựa game 2D khác hẳn so với Banjo-Kazooie nhưng vẫn giữ lại những yếu tố hấp dẫn của thể loại đi cảnh. Nhìn chung thì nó chơi hay hơn hẳn phần 1 anh em ạ.

Sonic Mania

Sonic là một series thăng trầm có đủ cả. Tuyệt phẩm cũng có mà thảm họa cũng không thiếu. Cộng đồng fan rất thích dòng game này vì sự hoài cổ của nó, nhưng đồng thời cũng ghét cay ghét đắng vì SEGA đã lợi dụng sự hoài cổ này để quảng bá cho một tựa game Sonic với chất lượng vô cùng tệ. Tuy nhiên, đôi lúc sự hoài cổ này lại mang đến thành công rực rỡ, mà cụ thể ở đây là Sonic Mania. Vì phần này bao gồm những màn chơi trong các phần trước được remaster và remix nên anh em sẽ biết được rằng mình sắp được chơi những màn trứ danh của ngày trước với đồ họa và gameplay được cải thiện, chứ ai đời lại đi lấy những màn chơi dở đem ra remaster bao giờ. Với phần này, đã có rất nhiều fan quyết định quay lại gắn bó với chú nhím xanh Sonic và cho nó thêm một cơ hội nữa để “làm lại cuộc đời”.

Nguồn: What Culture