Đa số các mẫu máy bay trực thăng hiện nay có một cánh quạt chính để tạo lực nâng và một cánh quạt nhỏ hơn ở đuôi. Vậy thì cánh quạt đó dùng làm gì? Và tại sao một số ít các mẫu trực thăng khác lại không có cánh quạt đuôi? Sau đây mời các bạn cùng mình tìm hiểu nhé.

Cánh quạt đuôi dùng để triệt tiêu momen xoắn làm xoay thân máy may ngược chiều rotor

Vì sao đuôi của nhiều mẫu máy bay trực thăng có cánh quạt trong khi số khác thì không?

Sức nâng của máy bay trực thăng đến từ hệ thống cánh quạt chính (gọi là rotor) ngay trên nóc của nó. Khi quay thì rotor sẽ thổi không khí xuống phía dưới để nâng máy bay lên hoặc lơ lửng trong không trung.

Vì sao đuôi của nhiều mẫu máy bay trực thăng có cánh quạt trong khi số khác thì không?

Do có đường kính và khối lượng lớn lên khi bị động cơ của chiếc trực thăng ép quay theo một chiều, rotor cũng tác động một lực quay (momen xoắn) theo chiều ngược lại vào thân máy bay, khiến thân máy bay quay vòng tròn, đúng theo định luật 3 của Isaac Newton, rằng: Khi một vật tác dụng lực lên vật thể thứ hai, vật thứ hai sẽ tác dụng một lực cùng độ lớn và ngược chiều về phía vật thứ nhất.

Vì sao đuôi của nhiều mẫu máy bay trực thăng có cánh quạt trong khi số khác thì không?

Và để cho máy may không bị quay theo chiều ngược lại với rotor thì các kỹ sư thường thiết kế một cánh quạt ở đuôi máy bay, truyền động trục với hệ thống rotor. Cánh quạt này có nhiệm vụ đẩy đuôi máy bay sao cho triệt tiêu được lực xoay mà rotor tác động vào thân máy bay.

Cánh quạt đuôi còn có chức năng điều hướng nữa

Cánh quạt đuôi đã có thể đẩy đuôi máy bay thì nó cũng có thể tăng giảm lực để giúp máy bay xoay theo hướng mà phi công muốn nữa.

Vì sao đuôi của nhiều mẫu máy bay trực thăng có cánh quạt trong khi số khác thì không?

Cánh quạt đuôi của máy bay trực thăng thường có khớp cho phép tăng, giảm góc tấn (góc nghiêng của cánh quạt khi “chém” vào không khí) để tăng hoặc giảm sức đẩy mà nó tạo ra, từ đó điều chỉnh hướng máy bay.

Không phải chỉ có cánh quạt đuôi mới triệt tiêu được momen xoắn, một số mẫu trực thăng dùng cách khác

Như đã nói trên đầu bài viết, hầu hết các mẫu máy bay trực thăng đều dùng cánh quạt đuôi. Tuy nhiên chúng ta vẫn có những ngoại lệ vì cánh quạt đuôi không phải là giải pháp duy nhất để truyệt tiêu momen xoắn từ hệ thống rotor của trực thăng. Tùy theo mục đích thiết kế mà các kỹ sư hàng không có những cách khác nhau.

Kamov Ka-52

Điển hình có thể kể đến như kiểu thiết kế trực thăng có 2 tầng cánh quạt nâng đồng trục như trực thăng tấn công Kamov Ka-52 và trực thăng cảnh báo sớm Kamov Ka-31, 2 tầng cánh quạt sẽ triệt tiêu momen xoắn của nhau.

Kamov Ka-31

Kiểu thiết kế 2 cánh quạt ở 2 vị trí khác nhau cũng có thể triệt tiêu momen xoắn.

CH-47 Chinook

Các mẫu máy bay đại diện cho kiểu thiết kế này có thể kể đến là trực thăng vận tải CH-47 Chinook của Mỹ và trực vận tải khổng lồ Mil V-12 của Nga.

Mil V-12

Ngoài ra không lực Hoa Kỳ còn có một mẫu máy bay vận tải “bán trực thăng” là V-22 Osprey, nó có khả năng xoay 2 cánh quạt ở 2 bên cánh theo phương ngang để bay như máy bay cánh bằng thông thường.

V-22 Osprey

Trên đây là lý do vì sao nhiều mẫu trực thăng có cánh quạt đuôi và một số mẫu khác thì lại không có, ngoài ra còn nhiều cách khác nữa để triệt tiêu momen xoắn từ rotor nhưng do viết nữa sẽ bị nhiều thông tin nên mình hẹn các bạn lần sau nhen. Hy vọng bài viết đã mang đến cho các bạn những thông tin thú vị. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi và chúc các bạn có một ngày tốt lành.

Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại GVN 360 như:

Tham khảo: Wikipedia


Mời các bạn theo dõi fanpage của chúng mình theo đường link dưới đây để cập nhật những tin tức về game, công nghệ và nhiều thông tin thú vị khác nữa nhé!

GVN 360