Đối với anh em những thường xuyên nhắn tin, chit chat các kiểu mà nhấn nhầm Caps Lock thì giống như đang CHUI&#(! vào mặt người ta vậy. Tại sao người ta lại tạo ra phím có hơi vô duyên này, mời anh em cùng mình tìm hiểu qua bài viết này.
Thời kỳ còn dùng máy đánh chữ
Ngày xưa, khi người ta còn dùng máy đánh chữ để gõ văn bản thì toàn bộ ký tự trên bàn phím toàn bộ đều là dạng in hoa. Dù có muốn viết chữ in thường cũng thì không gõ được vì phải thay cơ cấu gõ bên trong nha anh em. Đến thập niên 70 của thế kỷ 19, hãng sản xuất máy đánh chữ Remington mới tìm ra cách gõ cả chữ in hoa và chữ in thường trên cùng một bàn phím một cách kinh tế và tiết kiệm hơn là gắn cả 2 ký tự in hoa và in thường lên đầu thanh gõ phím. Chỉ cần phím Shift là sẽ kích hoạt cơ cấu dịch chuyển đổi sang kiểu khác.
Vì phím shift lúc bấy giờ vẫn còn làm theo dạng cơ học, yêu cầu phải dùng lực mạnh để đè nên sẽ làm người dùng mỏi tay. Để khắc phục tình trạng này thì người ta phát minh ra phím Shift Lock giúp khóa cơ cấu dịch chuyển lại, không cần phải tốn sức giữ nữa. Đó là nguồn gốc của chữ “Lock”.
Dù giúp người dùng đỡ mỏi tay nhưng phím Shift Lock cũng có một nhược điểm là sẽ thay đổi chức năng của toàn bộ phím, bao gồm chữ cái và dãy phím số luôn. Cho đến thời kỳ máy tính phát triển, người ta không còn dùng các bàn phím hoạt động bằng cơ cấu vật lý nữa và cần làm chức năng phím Lock thiên biến vạn hóa hơn để phù hợp với công nghệ mới. Thế là người ta tạo ra phím Caps Lock, có chức năng chỉ là chữ cái viết in hoa, còn các dãy phím khác thì sẽ không bị ảnh hưởng.
Thời kỳ máy tính phát triển
Theo một số thông tin thì phím Caps Lock lần đầu xuất hiện trong một bằng sáng chế được nộp vào năm 1968 và được áp dụng cho bàn phím điện tử do Douglas A. Kerr của hãng Bell Labs phát minh. Trong một số bài phỏng vấn thì Douglas nói rằng ông phát minh ra phím này vì cô thư ký của sếp thường hay gắt gỏng vì hay gõ nhầm số thành các ký tự !@#$% mỗi khi bật Shift Lock.
Tuy nhiên, phím Caps Lock vẫn chưa xuất hiện ngay năm 1968 mà phải đến năm 1974 mới lần đầu xuất hiện trên một sản phẩm thương mại. Đó là bàn phím tích hợp của máy điện báo LA36 DECwriter II và được thới thiệu là phím giúp giảm số lượng phím bị “Lock” từ 96 xuống còn 64 ký tự. Mà thời này thì người ta vẫn rất quan tâm các loại bàn phím có tính năng viết hoa toàn bộ chữ cái vì vẫn bị ảnh hưởng bởi thói quen từ thời kỳ máy đánh chữ nha anh em.
Thậm chí là các loại máy tính ra mắt vào những năm 1970 như Apple II và TRS-80 Model 1 vẫn không hỗ trợ viết chữ in thường và chỉ viết hoa nên không có phím Caps Lock nha anh em. Đến khi IBM nổi lên và tạo ra các dòng ra máy tính Personal Computer vào năm 1981 thì phím Caps Lock mới bắt đầu phổ biến. Lúc đó, bàn phím Caps Lock được đặt ở bên trái của phím cách, còn phím bên trái của chữ A là phím Control nên hơi bất tiện một chút. Đến năm 1984 thì IBM đổi kiểu bố trí bàn phím mới chuyển phím Caps Lock lên kế phím A. Kiểu thiết này làm rất nhiều người phàn nàn dễ nhấm nhầm và đến tận ngày nay thì chúng ta vẫn thường xuyên nhấm nhấm.
Dù vị trí mới chứng tỏ sự tiện lợi nhưng vẫn khiến nhiều người ghét cay ghét đắng phím Caps Lock vì khiến người gửi tin như đang hét vào mặt người đọc và có thể làm nhiều anh em bị khóa tài khoản vì gõ sai password quá nhiều lần.
Mặc dù bị nhiều người ghét và đa số anh em sẽ không bao giờ dùng đến nhưng phím Caps Lock vẫn tiếp tục tồn tại thêm nhiều năm nữa vì có một số thứ vẫn cần dùng chữ in hoa. Chẳng hạn như lúc nhập số VIN, số serial của nhiều món hàng hóa, điều khoản sử dụng ở trong các mục “I agree with terms and conditions” mà anh em không bao giờ đọc, hoặc ít phổ biến hơn là trong các bản vẽ xây dựng của các kiến trúc sư. Và nếu anh em không bao giờ dùng phím Caps Lock mà cứ nhấn nhầm thì có thể dùng Power Toys để ngắt hoàn toàn hoặc thay đổi chức năng phím Caps Lock nhé.
Nguồn: How To Geek