Nếu anh em từng dùng Disk Management thì chắc hẳn sẽ thấy một phân vùng ổ cứng có tên là “System Reserved” ẩn bên trong máy không nào. Các bạn sẽ không thể thấy nó xuất hiện trong My Computer bởi vì Windows không đặt tên cho phân vùng này và tự động ẩn nó đi. Trong bài viết này, mình sẽ giải thích công dụng của phân vùng ẩn System Reserved và chúng ta có thể xóa nó được không?

Công dụng của phân vùng System Reserved

Phân vùng đặc biệt này được Microsoft ra mắt từ đời Windows 7 và chứa hai thứ quan trọng của hệ điều hành:

  • Boot Manager và Boot Configuration Data: khi bạn khởi động máy tính, Windows Boot Manager sẽ đọc dữ liệu từ kho lưu trữ Boot Configuration Data (BCD). Máy tính sẽ khởi động phân vùng System Reserved này trước, rồi mới bắt đầu khởi động Windows trong ổ đĩa chứa Windows.
  • Các file khởi động các ổ đĩa được mã hóa bằng BitLocker: Nếu các bạn mã hóa ổ đĩa bằng công cụ BitLocker thì phân vùng System Reserved sẽ chứa những file cần thiết để khởi động máy. Máy tính đã khởi động phân vùng System Reserved không bị mã hóa lên trước rồi giải mã ổ đĩa bị và khởi động Windows được mã hóa.

Nếu bạn muốn mã sử dụng BitLocker để mã hóa ổ đĩa thì cần phải có phân vùng System Reserved trong máy. Mặc định thì Windows sẽ sẽ tự động tạo phân vùng này khi bạn cài Windows và lưu những file quan trọng giúp khởi động máy trong phân vùng này. Dù vậy, các bạn có thể đem dữ liệu sang những phân vùng khác nếu muốn. Trên các đời Windows khác nhau, phân vùng System Reserved sẽ chiếm dung lượng khác nhau. Windows 7 thì chỉ cần 100MB, Windows 8 thì cần 350MB, còn Windows chiếm đến 5000MB các bạn ạ.

Có thể xóa phân vùng System Reserved không?

Các bạn có thể xóa phân vùng System Reserved, nhưng phải đặc biệt lưu ý là phân vùng này chứa các file giúp Windows khởi động nên không phải muốn là xóa được nhé. Trước khi xóa, các bạn phải chuyển toàn bộ dữ liệu bên trong sang ổ đĩa khác vì còn những file này thì Windows mới khởi động được. Bên cạnh đó, vì BitLocker cần phân vùng System Reserved này nên xóa xong thì sẽ không dùng được luôn nhé. Vì vậy, tốt nhất cà các bạn cứ kệ nó đi, đừng tìm cách xóa làm gì cả.

Còn nếu các bạn vẫn muốn xóa nó đi thì đây là một số cách thực hiện

Ngăn không cho bộ cài Windows tạo phân vùng System Reserved

Thay vì đợi bộ cài Windows tự tạo phân vùng ổ đĩa mới thì các bạn tự tạo một phân vùng ổ đĩa mới chứa toàn bộ những phần dung lượng “unallocated” có trong ổ cứng để bộ cài Windows không có chỗ để tạo phân vùng System Reserved. Khi bắt đầu quá trình cài, bộ cài Windows sẽ gom tất cả file dùng đáng lẽ được lưu trong System Reserved vào chung ổ đĩa chứa Windows. Vì vậy, dù Windows không tạo phân vùng System Reserved nhưng cũng không tiết kiệm được bất kỳ dung lượng nào.

Còn cách làm thì các bạn có thể thực hiện theo các bước dưới đây:

  • Khi bạn đến bước chọn phân vùng để chứa hệ điều hành thì nhận tổ hợp phím Shift + F10 để mở Command Prompt
  • Tiếp theo bạn nhập diskpart và nhấn Enter.
  • Sau đó, bạn tạo phân vùng ổ đĩa mới bằng tất cả dung lượng “unallocated” có trong máy. Ví dụ: nếu máy tính của các bạn chỉ có một ổ cứng duy nhất, không chừa bất kỳ dữ liệu nào bên trong thì có thể nhập select disk 0 → Enter, rồi tiếp tục nhập create partition primary → Enter để chọn ổ đĩa và tạo phân vùng mới chưa toàn bộ những phần “unallocated” bên trong ổ cứng.
  • Sau khi Command Prompt báo đã tạo thành công, bạn tắt nó đi và chọn phân vùng vừa mới tạo rồi tiếp tục quá trình cài Windows.

Xóa phân vùng System Reserved sau khi đã cài Windows

Như mình đã đề cập bên trên, bạn vẫn có thể xóa phân vùng System Reserved nhưng phải chuyển toàn bộ file bên trong sang ổ dĩa khác, nếu không chuyển mà xóa đi mất thì Windows sẽ không thể khởi động được.

Về cơ bản thì bạn chỉ cần chuyển dữ liệu bên trong System Reserved sang ổ đĩa chứa Windows là xong. Tuy nhiên cách làm thực tế thì phải trải qua vô vàn các bước thực hiện cực kỳ khó khăn như mò mẫm, chỉnh sửa trong Registry, sao chép các file giữa ổ đĩa, cập nhật kho lưu trữ BCD và chỉnh ổ đĩa chứa Windows làm phân vùng khởi động. Nếu các bạn muốn xóa trên Windows 8 thì cần phải phải tắt rồi bật lại Windows Recovery Environment nữa. Sau khi thực hiện các bước trên,các bạn có thể xóa phân vùng System Reserved và gộp phần dung lượng vừa mới trong của System Reserved vào các ổ đĩa khác.

Sau khi trải qua hàng đống bước làm phức tạp, dễ làm Windows gặp lỗi thì dung lượng ổ cứng bạn sẽ tiết kiệm được … không đáng là bao. Bên cạnh đó, bạn cũng mất đi khả sử dụng BitLocker để mã hóa và giấu tài liệu mật nữa. Vì vậy, Microsoft nói rằng không khuyến khích và không hỗ trợ nếu người dùng “vọc” kiểu này.

Nếu các bạn muốn biết sau khi xóa System Reserved mà chưa sao chép những file bên trong sang nơi khác sẽ như thế nào thì đây là kết quả: Windows sẽ không khởi động được và hiện thông báo mất dữ liệu Boot Configuration như hình bên dưới. Nếu muốn sửa thì các bạn phải tải công cụ Windows Installation Media vào USB rồi cắm vào máy để sửa khá là phiền phức.

Tóm lại, dù các bạn có thấy phân vùng System Reserved “ăn” mất một phần dung lượng ổ cứng thì cũng đừng xóa nó đi, đây là một phần quan trọng của hệ điều hành và xóa nó cũng không giúp tiết kiệm được chút dung lượng nào cả. Lời khuyên của mình là các bạn cứ kệ nó đi nhé.

Nguồn: How To Geek