Khi anh em mua màn hình, TV hay smartphone đều sẽ thấy thông số độ sáng từ vài trăm đến cả nghìn nit. Vậy số nit này có nghĩa là gì và khi nào cần đến màn hình có nit cao, mời các bạn tìm hiểu thông qua bài viết này.

Nit là gì?

Nit xuất phát từ tiếng Latin là “niterer” hay có nghĩa là tỏa sáng và không phải là một đơn vị đo lường chính thức vì nó không nằm trong Hệ thống đơn vị đo nào cả các bạn ạ. Đơn vị đo sáng chính thống được sử dụng là “candela trên một mét vuông” (cd/m2) nhé. Tuy nhiên, loại đơn vị cadela trên mét vuông này lại mang tính học thuật và cũng khó nhớ quá nên các hãng chọn từ nit cho ngắn gọn. Cái này cũng giống như việc đơn vị đo vận tốc là km/h được gọi tắt là “cây số” đó các bạn.

Trong tiếng Latin, “cadela” có nghĩa là ngọn nến nên 1 cadela bằng với độ sáng phát ra từ 1 ngọn nến. Tương tự thì 2 candela sẽ bằng 2 ngọn nến và 100 candela sẽ bằng 100 ngọn nến nhé anh em. Khi người ra thêm phần “trên mét vuông” thì đơn vị này có nghĩa là cường độ ánh sáng trên một mặt phẳng có diện tích là một mét vuông. Tóm lại, 1 nit hay 1 cd/m2 chính là độ sáng của một ngọn nến chiếu vào một bề mặt có diện tích 1 mét vuông. Đọc thì có vẻ khó hiểu nên anh em xem hình minh họa bên dưới nhé.

Có lẽ anh em đang thắc mắc vì sao người ta lại dùng ánh sáng của nến để làm chuẩn thì mình cũng không biết lý do. Tuy nhiên, đến cả động cơ bằng sắt thép mà vẫn dùng mã lực – sức ngựa để đo thì đo ánh sáng bằng nến lại là hợp lý đúng không nào.

Điểm khác nhau của nit và lumen

Ngoài nit ra thì chắc hẳn các bạn cũng từng nghe về đơn vị đo độ sáng lumen đúng không nào. Dù cũng là dùng để đo ánh sáng nhưng về bản chất thì hai hơn vị này khác nhau nhé anh em. Sự khác biệt lớn nhất là lumen không đo độ sáng trên một mặt phẳng mà là đo cường độ ánh sáng phát ra từ bản thân của nguồn sáng. Một số thứ được đo bằng lumen là đèn pin, bóng đèn, máy chiếu, …

Ví dụ, khi bạn dùng một máy chiếu thì lumen sẽ đo lượng ánh sáng phát ra từ bóng đèn của máy, còn nit sẽ dùng để đo lượng ánh sáng phát ra từ màn chiếu. Màn hình hoặc TV cũng phát ra ánh sáng nhưng thực chất đều là các mặt phẳng được các bóng LED nền chiếu ánh sáng vào nên mới dùng đơn vị là nit nhé.

Khi nào cần chú ý đến số nit?

Thông thường thì số nit cũng không có tác động quá lớn đến chất lượng hình ảnh. Tuy nhiên, nếu anh em đặt màn hình hoặc TV ở trong các căn phòng sáng thì sẽ cần những màn hình số nit cao mới thấy rõ hình ảnh và nội dung hiển thị bên trong. Bên cạnh đó, số nit cũng là một thông số quan trọng trên các dòng smartphone bởi vì hầu hết chúng ta đều cần dùng điện thoại ở ngoài trời. Số nit càng cao thì màn hình sẽ càng sáng và anh em có thể sử dụng dù gặp phải nắng gắt.

Đối với màn hình dành cho PC sẽ có rất nhiều độ sáng khác nhau. Thông thường, các loại màn hình có độ sáng 250 nit là phù hợp với đa số người dùng vì độ sáng vừa phải và ít làm chói mắt. Bên cạnh đó, một số loại màn hình cao cấp hơn sẽ có độ sáng trong khoảng 300 đến 400 nit. Ngoài ra, anh em còn có thể lựa chọn các loại màn hình dùng chuẩn HDR 400, 500, 600, hoặc “xịn sò” nhất là 1000. Màn hình dùng chuẩn HDR nào thì sẽ có độ sáng tương đương như vậy, chẳng hạn như HDR 400 thì sẽ dó độ sáng thấp nhất 400 nit. Tóm lại, anh em dùng màn hình sáng thì xem trong môi trường nào cũng sẽ đẹp nhé.

Nguồn: How To Geek