Chắc chắn anh em ai cũng đã và đang sử dụng mạng Wifi đúng không nào. Tuy nhiên, không phải Wifi nào cũng giống nhau đau các bạn ạ, trên thực tế thì mỗi loại thiết bị phát hay bắt sóng Wifi sẽ hỗ trợ một hoặc nhiều loại chuẩn Wifi khác nhau có tốc độ và thông số khác nhau. Trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu cho các bạn các chuẩn Wifi phổ biến và thông số của chúng.

Các chuẩn Wifi phổ biến

Vào năm 1977, tổ chức IEEE (Institute of Electrical and Electronic Engineers) tạo ra một chuẩn kết nối không dây đầu tiên trên thế giới và đặt tên là 802.11. Tuy nhiên, chuẩn 802.11 ban đầu chỉ hỗ trợ băng thông tối đa là 2 Mbps, khá chậm so với nhu cầu của thời đó chứ chưa kể đến hiện nay. Vì vậy, các bạn gần như sẽ không thể tìm thấy các loại thiết bị còn dùng chuẩn 802.11 mà sẽ gặp các thành viên khác trong gia đình như 802.11b, 802.1n, …

Các tiêu chuẩn được ra mắt sau này đều được cải tiến nhiều mặt khác nhau. Một số phiên bản chỉ là đơn giản là các bản cập nhật nhỏ, một số khác thì nhận được rất nhiều tính năng và cải tiến lớn. Sau đây là các chuẩn Wifi mà các bạn quen thuộc nhất:

802.11b

IEEE nâng cấp chuẩn 802.11 lên chuẩn 802.11b vào tháng 7/1999. Về lý thuyết thì chuẩn 802.11b có thể hỗ trợ tốc độ lên đến 11 Mbps nhưng băng thông thực tế thì chỉ đạt 5.9 Mbp (với giao thức TCP) và 7.1 Mbps (với băng thông UDP) thôi.

Chuẩn 802.1b sử dụng tần số 2,4 GHz bị hạn chế giống như chuẩn 802.11 đầu tiên. Các hãng sản xuất thường dùng tần số này để giảm chi phí sản xuất. Tuy nhiên, tần số 2,4 GHz lại dễ bị các thiết bị dùng chung tần số 2.4 GHz nhiễu sóng nếu đặt ở khoảng cách gần. Chuẩn 802.11b còn được gọi là chuẩn Wifi 1.

802.11a

Trong thời gian phát triển chuẩn 802.11b, IEEE tạo ra thêm một chuẩn Wifi nâng cấp thứ hai có tên 802.11a. Bởi vì chuẩn 802.11b phổ biến hơn nên có khá nhiều người nghĩ rằng chuẩn 802.11a được tạo ra sau nhưng thực ra thì hai chuẩn này được tạo ra cùng lúc với nhau nhé. Ngoài ra, giá sản xuất các thiết bị dùng chuẩn 802.11a đắt hơn nên thường chỉ được dùng bởi doanh nghiệp hơn.

Chuẩn 802.11a hỗ trợ băng thông lên đến 54 Mbps và dùng tần số 5 GHz. Vì tần số cao hơn nên độ phủ sóng, xuyên tường và vật dụng của 802.11a kém hơn chuẩn 802.11b rất nhiều. Chuẩn 802.11a còn được gọi là chuẩn Wifi 2.

802.11g

Chuẩn 802.11g được ra mắt vào tháng 6/2003 và là một chuẩn Wifi kết hợp ưu điểm của hai loại chuẩn Wifi trước gồm hỗ trợ băng thông lên đến 54 Mbps và sử dụng tần số 2,4 GHz. Chuẩn 802.11g cũng tương thích ngược với chuẩn 802.11b. Vì vậy, các thiết bị cũ chỉ bắt sóng 802.11b vẫn có thể kết nối và dùng Wifi của các cục phát Wifi chuẩn 802.11g. 

  • Ưu điểm của chuẩn 802.11g: hỗ trợ hầu hết các loại thiết bị không dây và thiết bị mạng ngày nay và không tốn nhiều chi phí sản xuất.
  • Nhược điểm của chuẩn 802.11g: nếu có 1 thiết bị dùng chuẩn 802.11b kết nối thì toàn bộ mạng sẽ bị chậm theo và đây là chuẩn Wifi chậm nhất còn được sử dụng.

Chuẩn 802.11g còn được gọi là chuẩn Wifi 3.

802.11n

Chuẩn 802.11n được cấp phép vào năm 2009 với băng thông lên đến 300 Mbps. Ngoài ra, chuẩn 802.11n cũng được thế kế để hỗ trợ nhiều băng khác nhau bằng cách sử dụng nhiều ăng-ten để phát ra nhiều sóng khác nhau thay vì chỉ một như các chuẩn kết nối trước đây. Tầm phủ và sức mạnh của sóng 802.11n cũng rộng và mạnh hơn. Bên cạnh đó, chuẩn 802.11n cũng tương thích ngược với các thiết bị dùng chuẩn 802.11b/g.

  • Ưu điểm của chuẩn 802.11n: băng thông được cải thiện đáng kể so với các chuẩn trước và hỗ trợ nhiều loại thiết bị khác nhau.
  • Nhược điểm của chuẩn 802.11n: Chi phí sản xuất thiết bị dùng chuẩn 802.11n đắt hơn và có thể làm nhiễu sóng các thiết bị mạng chỉ dùng chuẩn 802.11b hoặc g ở gần đó.

Chuẩn 802.11n còn được gọi là chuẩn Wifi 4.

802.11ac

Chuẩn 802.11ac được giới thiệu vào tháng 12/2013 và là chuẩn Wifi đầu tiên sử dụng công nghệ dual-band hỗ trợ hai băng tần 2,4 GHz và 5 GHz cùng một lúc. Chuẩn 802.11 ac cũng tương thích ngược với các chuẩn 802.11b/g/n có băng thông tối đa lên đến 1300 Mbps với băng tần 5 GHz và 450 Mbps với băng tần 2,4 GHz. Hầu hết các cục phát Wifi dành cho người dùng bình thường hiện nay đều sử dụng chuẩn Wifi này.

  • Ưu điểm của chuẩn 802.11ac: có tốc độ cao nhất và tầm phủ sóng tốt nhất, ngang ngửa với các loại mạng dây.
  • Nhược điểm của chuẩn 802.11ac: chi phí sản xuất cao và chỉ có thể cảm nhận các cải tiến về hiệu năng khi dùng thiết bị có băng thông cao.

Chuẩn 802.11ac còn được gọi là Wifi 5.

802.11ax

Chuẩn 802.1ax được giới thiệu vào năm 2019 với nhiều cải tiến so với chuẩn 802.11ac. Trong đó, có thể kể đến tốc độ truyền dữ liệu tối đa về lý thuyết có thể lên đến 10 Gbps, cải thiện chất lượng đường truyền trong không gian chật hẹp với nhiều thiết bị kết nối cùng lúc,  sử dụng ít điện hơn và hỗ trợ nhiều tính năng bảo mật hơn. Hiện nay, các thiết bị sử dụng chuẩn 802.11ax vẫn còn khá ít nên vẫn chưa thể đáng giá chính xác ưu nhược điểm. Chuẩn 802.11ax còn được gọi là chuẩn Wifi 6.

Các chuẩn Wifi khác

Ngoài các chuẩn Wifi thường gặp, IEEE còn tạo ra khá nhiều chuẩn Wifi khác để phục vụ cho nhiều mục đích khác và có thông số kỹ thuật khác nhau như sau:

  • 802.11ad: ra mắt năm 2012, hỗ trợ tốc độ truyền dữ liệu lên đến 6,7 Gbps ở băng tần 60 GHz.
  • 802.11ah: có tầm phủ sóng rộng hơn các loại sóng Wifi dùng băng tần 2,4 GHz và 5 GHz.
  • 802.11aj: chỉ được sử dụng tại Trung Quốc từ năm 2017, thực chất cũng là chuẩn 802.11ad nhưng được sửa tên lại.
  • 802.11ay: dự kiến ra mắt vào năm 2019.
  • 802.11az: dự kiến ra mắt vào năm 2019.
  • 802.11c: là một phiên bản bổ sung và sửa chữa của chuẩn 802.11d.
  • 802.11d: ra mắt vào năm 2001, đáp ứng nhiều loại quy định về kết nối không dây trên toàn thế giới.
  • 802.11e: được ra mắt vào năm 2005 giúp cải thiện độ trễ của các loại ứng dụng thường bị delay khi dùng kết nối không dây.
  • 802.11F: được ra mắt vào năm 2003 và hỗ trợ giao thức Inter-Access Point.
  • 802.11h: được ra mắt vào năm 2003 và là phiên bản nâng cấp của chuẩn 802.11a để đáp ứng các yêu cầu về pháp lý tại Châu Âu.
  • 802.11i: nâng cấp bảo mật cho các chuẩn nằm trong “dòng họ” 802.11.
  • 802.11j: cải tiến băng tần 5 GHz để hỗ trợ các yêu cầu pháp lý tại Nhật Bản.
  • 802.11k: thêm tính năng quản lý hệ thống WLAN.
  • 802.1m: chỉ đóng vai trò biên tập, chỉnh sửa, cải thiện, làm rõ và diễn giải các thông số kỹ thuật của các chuẩn Wifi 802.11.
  • 802.11p: thêm tính năng truy cập mạng từ phương tiện giao thông.
  • 802.11r: Hỗ trợ chuyển vùng nhanh bằng tính năng Fast BSS transitions.
  • 802.11s: thêm tính năng ESS mesh cho các đầu phát Wifi.
  • 802.11T:  thêm tính năng Wireless Performance Prediction giúp đo lường và thử nghiệm.
  • 802.11u: là phiên bản sửa đổi của chuẩn 802.11 cho phép thay đổi cấu hình mạng của thiết bị trong khi kết nối với mạng.
  • 802.11w: tăng cường bảo mật bằng tính năng Protected Management Frames
  • 802.11y: thêm tính năng Contention-Based Protocol để tránh bị nhiễu sóng.

Nguồn: Lifewire