Sau 63 năm đợi chờ thì nhân loại đã được chứng kiến ngày tàu thăm dò NASA đi vào khí quyển của mặt trời và ngành thiên văn học bước sang trang mới

Mới đây tàu thăm dò mặt trời Parker của NASA đã đi vào vành nhật hoa (thượng tầng khí quyển của mặt trời, cách bề mặt mặt trời 13 triệu km). Từ năm 1958 NASA đã muốn gửi tàu thăm dò lên đó rồi nhưng do giới hạn công nghệ mà các nhà khoa học dù muốn cũng không thể làm được

Tàu thăm dò NASA đã "chạm" vào mặt trời, hiện thực hóa tham vọng 63 năm

Tàu Parker được phóng vào năm 2018. Cách đây ít hôm nó đã thực hiện được một trong những sứ mệnh quan trọng nhất của mình, đó là chạm vào vành nhật hoa và biến giấc mơ kéo dài 63 năm của các nhà khoa học trở thành hiện thực. Giờ đây tàu thăm dò Parker được biết đến là con tàu vũ trụ đầu tiên bay vào bầu khí khuyển của mặt trời.

Trong hành trình của mình, tàu Parker đã và đang thu thập được nhiều dữ liệu quý giá về vành nhật hoa và gió mặt trời, điển hình là cấu trúc zig-zag của gió mặt trời và nơi chúng được hình thành. Nó cũng chỉ ra rằng bề mặt tới hạn Alfvén (ranh giới kết thúc của bầu khí quyền và bắt đầu của gió mặt trời) thực tế nhăn nheo chứ không nhẵn nhụi. Những khám phá từ sứ mệnh không gian của tàu thăm dò Parker sẽ giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn và dự đoán thời tiết không gian một cách chính xác hơn, đặc biệt là những sự kiện có thể ảnh hưởng đến hệ thống viễn thông trên Trái đất và làm hỏng các vệ tinh nhân tạo.

Tóm tắt nội dung:

  • Tàu thăm dò mặt trời Parker của NASA đã đi vào vành nhật hoa (thượng tầng khí quyển của mặt trời), cách bề mặt mặt trời 13 triệu km
  • Tàu Parker được phóng vào năm 2018
  • Từ năm 1958 NASA đã muốn gửi tàu thăm dò lên đó rồi nhưng do giới hạn công nghệ nên không thể làm được

Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại GVN 360 như:

Nguồn: IGN


Mời các bạn theo dõi fanpage của chúng mình theo đường link dưới đây để cập nhật những tin tức về game, công nghệ và nhiều thông tin thú vị khác nữa nhé!

GVN 360