Sleep máy hay ngủ đông đều là những tính năng giúp PC tiết kiệm điện, và khởi động máy nhanh hơn. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là cái nào mới là cái giúp PC tiết kiệm điện nhất?

Bên cạnh shutdown, Windows còn có thêm 2 tính năng đó là Sleep và Hibernate (ngủ đông). Hai tính năng này sẽ giúp PC không ngốn điện nhiều, và bạn cũng không cần phải tắt máy tính hoàn toàn để lần sau mở máy nhanh hơn. Tuy nhiên, giữa 2 tính năng này thì tính năng nào tiết kiệm điện hơn? Các bạn hãy cùng mình đi tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Đầu tiên thì Sleep khác ngủ đông ở điểm nào?

sleep tiết kiệm điện

Về cơ bản, Sleep là một chế độ tiêu thụ nguồn điện thấp. Trạng thái của PC sẽ được lưu lại trong RAM, và chỉ có RAM là hoạt động mà thôi còn các linh kiện khác trong PC sẽ được tắt đi. Đây cũng chính là lý do tại sao Sleep lại cho thời gian khởi động máy tính nhanh hơn là Shutdown. Nói đơn giản thì Sleep giống như là bạn cho PC của mình chợp mắt vậy đó.

sleep tiết kiệm điện

Còn về tính năng ngủ đông thì chế độ này sẽ lưu trạng thái hiện tại của PC vào ổ cứng thay vì RAM như Sleep. Khi bạn mở máy tính lên, máy tính sẽ mở lại trạng thái PC mà chế độ ngủ đông đã lưu vào trong ổ cứng. Cũng bởi vì trạng thái PC được lưu vào ổ cứng nên các linh kiện máy tính khác về cơ bản sẽ được tắt hoàn toàn. Tuy nhiên, khởi động máy từ chế độ ngủ đông sẽ lâu hơn chế độ Sleep.

sleep tiết kiệm điện

Chế độ Sleep nên được sử dụng nếu bạn chỉ muốn rời khỏi máy tính trong một thời gian ngắn, còn chế độ ngủ đông thì nên sử dụng khi bạn rời máy tính một thời gian dài, ví dụ như ngủ qua đêm chẳng hạn. Cả 2 tính năng đều giúp máy tính tiết kiệm điện hơn là bạn để máy tính cứ hoạt động bình thường.

Vậy cái nào sẽ tiết kiệm điện hơn?

sleep tiết kiệm điện

Từ phần mô tả bên trên chắc bạn cũng đoán được là chế độ nào sẽ giúp PC tiết kiệm điện hơn rồi phải không, đó là ngủ đông sẽ tiêu thụ điện thấp hơn Sleep. Nhưng liệu sự khác biệt ở đây có thật sự đáng kể hay không thì chỉ có một cách để biết.

sleep tiết kiệm điện

Một chiếc PC đang ở trong chế độ ngủ đông được cho là sử dụng lượng điện năng tương đương như khi máy tính tắt hoàn toàn. Đó cũng chính là lý do vì sao ngủ đông sẽ mất nhiều thời gian hơn để khởi động. Còn Sleep thì vẫn sử dụng một lượng điện nhỏ để duy trì RAM chạy nên về lý thuyết thì nó tốn điện hơn.

sleep tiết kiệm điện

Để kiểm chứng, trang Howtogeek đã cắm PC của mình vào một phích cắm thông minh (smart plug) có trang bị đồng hồ đo điện. Khi PC được bật nguồn thì số liệu thu về đó là PC sử dụng nguồn điện trong khoảng 40W cho tới hơn 100W. Ở chế độ Sleep, con số này giảm xuống còn 4W. Trong khi đó thì chế độ ngủ đông giảm mạnh xuống chỉ còn 0,2W và đôi khi rớt xuống còn 0W.

Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi!

Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại GVN 360 như:

Link tải hình nền TẠI ĐÂY!

Nguồn: howtogeek


Mời các bạn theo dõi fanpage của chúng mình theo đường link dưới đây để cập nhật những tin tức về game, công nghệ và nhiều thông tin thú vị khác nữa nhé!

GVN 360