Phần lớn các điện thoại smartphone hiện này đều được trang trị cho mình các cục sạc nhanh. Đặc biệt là trên các dòng sản phẩm flagship của hãng. Việc nhìn thấy các dòng quảng cáo “có sạc nhanh”, “sạc 80% pin trong vòng 30 phút”, hay “sạc đầy dưới 1 tiếng”.v.v. có lẽ đã không còn quá xa lạ đối với người dùng chúng ta nữa rồi. 

Đồ sạc nhanh ra đời thật ra cũng do nhu cầu sử dụng điện thoại ngày càng phát triển. Chúng ta hầu như đã không còn sử dụng những chiếc điện thoại cục gạch hay nói vui là điện thoại đập đá chỉ để nhắn tin và gọi điện nữa. Thay vào đó là những chiếc điện thoại màn hình lớn, với nhiều tính năng cao hơn yêu cầu mức năng lượng nhiều hơn khiến cho chúng ta phải sạc nhiều hơn một lần một ngày. Chắc khỏi nói các bạn cũng phải gật gù đồng ý rằng nếu không có sạc nhanh, chẳng ai có thể chịu nổi việc chờ hàng tiếng đồng hồ chỉ để đợi điện thoại đầy pin.

Cách thức hoạt động của sạc nhanh cũng khá đơn giản nếu bạn hiểu theo cách này. Đồ sạc nhanh sẽ giúp tăng công suất truyền tải năng lượng từ nguồn điện tới pin điện thoại. Ví dụ như một cổng USB căn bản sẽ có thể chuyển 2.5W tới thiết bị đang đã kết nối, và sạc nhanh sẽ giúp tăng con số này lên. Tuy nhiên, trong bài viết này mình sẽ chú trọng vào vấn đề quá trình sạc nhanh trên điện thoại đã diễn ra như thế nào.

Quá trình sạc nhanh

Trước khi chúng ta đi sâu vào chi tiết, mình sẽ nhắc “sương sương” lại một chút về công thức tính công suất. Như các bạn đã biết, công suất được tính bằng cường độ dòng điện (đơn vị A hay ampe) nhân với hiệu điện thế (đơn vị V hay vôn). Trong đó, cường độ dòng điện là mật độ electron được chuyển đi theo dòng, còn vôn là lực đẩy dòng electron này di chuyển về phía trước.

Sau khi bạn đã nhớ lại về công thức tính công suất, chúng ta sẽ đi tới phần quá trình sạc diễn ra như thế nào. Theo như nghiên cứu của đại học Battery University, quá trình sạc sẽ diễn ra trong 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Cường độ dòng điện không đổi

Tại giai đoạn này, trong gần 1 tiếng đầu tiên hiệu điện thế sẽ tăng vọt tới đỉnh tuy nhiên cường độ dòng điện được truyền đi lại không đổi. Đây chính là giai đoạn mật độ năng lượng lớn được chuyển đi rất nhanh tới thiết bị của bạn.

Giai đoạn 2: Bão hòa

Đây là giai đoạn mà hiệu điện thế sau khi đạt tới đỉnh thì giữ nguyên giá trị không đổi theo thời gian nhưng cường độ dòng điện lại giảm đáng kể. 

Giai đoạn 3: Nhỏ giọt

Tới giai đoạn này thì pin thiết bị của bạn đã được sạc đầy và năng lượng sẽ được truyền vào pin của bạn theo dạng nhỏ giọt (từ từ), hoặc sẽ sạc một lượng nhỏ theo định kỳ nếu như thiết bị tiêu thụ pin.

Lượng điện năng và mức độ dài ngắn của từng giai đoạn sẽ tùy thuộc vào chuẩn sạc nhanh mà bạn sử dụng. Chuẩn sạc sẽ được thiết lập tương ứng với một thiết bị, đồ sạc, và đầu ra công suất điện cụ thể. Các nhà sản xuất đang phát triển các chuẩn sạc khác nhau để tương ứng với các đầu ra công suất điện và thời gian sạc khác nhau.

Các chuẩn sạc nhanh hiện nay

Sau đây là các chuẩn sạc nhanh có trên các thiết bị điện thoại hiện nay:

Chuẩn USB  Power Delivery: tất cả các thiết bị điện thoại đều có dây sạc sử dụng cổng USB, kể cả dây cáp Lightning của iPhone cũng có kết nối USB ở một đầu. USB 2.0 vẫn luôn là tiêu chuẩn chung trong hai thập kỷ qua. Tuy nhiên, do nhu cầu cần truyền tải năng lượng nhiều hơn nữa, chuẩn USB-PD ra đời. USB-PD có công suất tối đa là 100W và được sử dụng rộng rãi cho nhiều thiết bị khác nhau, kể cả những chiếc điện thoại phiên bản flagship hàng đầu của các hãng.  

Chuẩn sạc nhanh Qualcomm: có thể nói chipset của Qualcomm là chipset được sử dụng rộng rãi nhất trên các thiết bị Android hàng đầu, và bộ xử lý mới nhất của họ có khả năng tương thích sẵn với chuẩn Quick Charge độc quyền của chính Qualcomm. Quick Charge 4+ mới nhất đến từ thương hiệu này có công suất tối đa lên tới 100W. 

Adaptive Fast Charging của Samsung: chuẩn sạc nhanh này được sử dụng trên các thiết bị của Samsung, đặc biệt là dòng Galaxy. Chuẩn sạc này có công suất tối đa là 18W và có thể tự động thay đổi tốc độ sạc để bảo quản tuổi thọ pin. 

Warp Charging của OnePlus: các thiết bị OnePlus sử dụng tiêu chuẩn Warp Charge độc quyền của họ có khả năng sạc lên tới 30W. 

Super VOOC Charging của Oppo: Oppo sử dụng chuẩn độc quyền có thể sạc thiết bị của họ lên tới 50W.

Phần lớn các công ty điện thoại không có công nghệ sạc riêng nên thường phải sử dụng chuẩn USB-PD hoặc Quick Charge của Qualcomm, hay điều chỉnh để tương thích với các thiết bị cụ thể của họ. Các công ty lớn như Apple, LG, Samsung, và Google sử dụng các chuẩn này trên các thiết bị điện thoại flagship của họ.

Các chuẩn sạc nhanh trên hoạt động chủ yếu vào việc tăng tăng tốc độ sạc bằng cách tăng hiệu điện thế của bộ điều hợp. Chỉ có Oppo là ngoại lệ khi họ làm tăng đáng kể cường độ dòng điện thay vì tăng hiệu điện thế. Nếu bạn muốn sạc nhanh các thiết bị này, bạn cần phải sử dụng cáp độc quyền của họ.

Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi!

Nguồn: howtogeek