86 triệu năm về trước, đã từng có một loài dực long với sải cánh tận 9m bay lượn trên bầu trời, đe dọa nhiều sinh vật dưới mặt đất

Các nhà khảo cổ học vừa xác định được một loài thằn lằn bay (dực long) mới thuộc bộ Pterosauria. Thật ra mẫu vật đã được tìm thấy từ năm 2012 ở Mendoza, Argentina, tuy nhiên quá trình xử lý mẫu vật và nghiên cứu/kết luận mất thời gian khá dài.

Phát hiện loài dực long có sải cánh 9m từng tung hoành trên bầu trời 86 triệu năm trước

Loài mới này có tên khoa học là Thanatosdrakon amaru và có kích thước cực kỳ ấn tượng. Nó có sải cánh dài đến 9m, từng tung hoành trên bầu trời 86 triệu năm về trước và cao bằng một con hươu cao cổ khi đứng trên mặt đất. Khi được xác định là một loài mới, Thanatosdrakon amaru ngay lập tức thu hút được sự quan tâm của báo chí và được giới cổ sinh vật học đặt cho biệt danh cực ngầu là “rồng của cái chết” (dragon of death).

Tuy nhiên nếu xét theo kích thước thì con “rồng” này vẫn chưa phải là loài sinh vật bay to lớn nhất từng được biết đến. Danh hiệu đó thuộc về 2 loài dực long khác là Quetzalcoatlus và Hatzegopteryx có sải cánh tận 12m. Chúng mới là những con “khủng long bạo chúa” của bầu trời.

Tóm tắt nội dung:

  • Các nhà khảo cổ học vừa xác định được một loài thằn lằn bay (dực long) mới thuộc bộ Pterosauria
  • Loài mới này có tên khoa học là Thanatosdrakon amaru, sải cánh dài đến 9m
  • Chúng từng tung hoành trên bầu trời 86 triệu năm về trước và cao bằng một con hươu cao cổ khi đứng trên mặt đất
  • Loài thằn lằn bay này được giới cổ sinh vật học đặt cho biệt danh siêu ngầu là “rồng của cái chết” (dragon of death)

Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại GVN 360 như:

Nguồn: PC Gamer


Mời các bạn theo dõi fanpage của chúng mình theo đường link dưới đây để cập nhật những tin tức về game, công nghệ và nhiều thông tin thú vị khác nữa nhé!

GVN 360