Những giàn khoan dầu thường có những chân trụ khổng lồ, kiến trúc kim loại đồ sộ phức tạp, những cây cần cẩu hàng khủng và vô số trang thiết bị năng nề. Nếu nhìn một giàn khoan dầu từ xa thì có lẽ đa số chúng ta đều sẽ nghĩ nó là một tòa tháp với chân cắm dưới dáy biển và đỉnh trồi lên trên mặt nước. Thế nhưng đôi khi sự thật không giống như những gì chúng ta suy luận từ những gì mình thấy các bạn ạ. Mấy giàn khoan dầu ở độ sâu lớn thường không được dựng như một tòa tháp đâu, mà nó là kiến trúc nổi.

Những giàn khoan dầu ở vùng biển sâu thường không được cắm chân xuống đáy biển, thay vào đó người ta neo chúng như quả bóng bay

Có một câu nói nổi tiếng là “chúng ta biết về mặt trăng còn nhiều hơn là dưới đáy biển”, đến nay nó vẫn đúng. Sự sâu thẳm của lòng đại dương đặt ra nhưng thách thức vô cùng lớn cho con người nếu muốn chinh phục được nó. Những túi dầu khí nằm sâu hàng km trong lòng đại dương cũng vậy, muốn khai thác được chúng thì chúng ta chắc chắn không thể dùng những cách thức thông thường là dựng tháp như trong những vùng biển nông được.

Người ta đã “dựng” những giàn khoan dầu ở nơi biển sâu nghìn mét như thế nào?

Ở độ sâu từ khoảng 500 feet (153,4m) thì người ta đã bắt đầu dùng đến các giàn khoan nổi. Nhìn chúng như đỉnh của một tòa tháp nhưng thực chất thì chúng là một dạng kiến trúc nổi. Có khá nhiều dạng giàn khoan dầu khí nổi nhưng chung quy thì chúng đều nổi trên mặt nước nhờ một hệ thống phao phức tạp. Cùng với đó người ta dùng hệ thống két dằn (ballast tank) để giữ thăng bằng và kiểm soát sức nổi của cả giàn khoan, nâng/hạ nó đến độ chìm/nổi như mong muốn.

Người ta đã “dựng” những giàn khoan dầu ở nơi biển sâu nghìn mét như thế nào?

*Cho bạn nào chưa biết thì két dằn về cơ bản là một khoang rỗng, chúng có thể được bơm nước ra vào để thay đổi sức nổi. Chúng được ứng dụng trong tàu ngầm để giúp ngoi lên lặn xuống và tàu vận tải cỡ lớn để triệt tiêu sự chòng chành do sóng biển gây ra

Người ta đã “dựng” những giàn khoan dầu ở nơi biển sâu nghìn mét như thế nào?

Để giữ cho các giàn khoan dầu có thể đứng yên ở vị trí mong muốn thì một số giàn người ta neo nó xuống đáy biển bằng cáp. Một số giàn khác thì được giữ đứng yên bằng hệ thống đẩy phức tạp, được điều khiển bằng máy tính. Để giữ cho gian khoan ổn định thì người ta lắp nhiều chân vịt như tàu thủy để giúp nó tự ổn định vị trí của mình.

Ở nhưng nơi có độ sâu lớn, từ 2.000 feet (609,6m) lên đến 10.000 feet (3.050m) thì người ta thường dùng giàn khoan dạng Spar Platform (SP). Chúng có một cái chân hình trụ to khủng khiếp. Cái chân trụ này không cắm đến đáy biển mà được neo xuống đáy biển bằng dây cáp. Chức năng chính của cái chân này là giúp ổn định cả hệ thống giàn khoan và chuyển động để hấp thụ lực từ những cơn bão. Giàn khoan dạng Spar Platform đầu tiên ở vịnh Mexico được lắp đặt vào tháng 9 năm 1996. Chân trụ của nó dài 770 feet (235 mét) và đường kính 70 feet (20 mét). 

Trên đây là những thông tin cơ bản về các giàn khoan dạng nổi, thường được dùng để khai thác các túi dầu khí dưới đáy biển sâu. Hy vọng bài viết đã mang đến cho các bạn những thông tin thú vị. Cảm ơn các bạn vì đã quan tâm theo dõi và chúc các bạn có một ngày tốt lành.

Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại GVN 360 như:

Nguồn: Indelac, Petro-Online, Wikipedia – Giàn khoan dầu


Mời các bạn theo dõi fanpage của chúng mình theo đường link dưới đây để cập nhật những tin tức về game, công nghệ và nhiều thông tin thú vị khác nữa nhé!

GVN 360