Nhắn tin bình thường thì không nói làm gì, nhưng có nhiều kiểu nhắn tin siêu khó chịu, chỉ muốn “oánh” đứa nhắn tin cho mình thôi các bạn ạ.

Mỗi người đều sẽ có những cách nhắn tin khác nhau, ai cũng sẽ có một kiểu đặc biệt hết. Có thể bạn đó thích dùng icon nhiều, có thể bạn đó sẽ dùng vài từ viết tắt đặc trưng, “mỏ hỗn” cũng là một kiểu inbox,… Cơ mà đặc biệt là một chuyện, nhưng nếu phong cách nói chuyện khiến người ta không thể “thấm” nổi sự đặc biệt thì lại là một chuyện khác các bạn ạ. Dưới đây là những kiểu nhắn tin “bất ổn”, vừa quen thuộc vừa hài hước, đôi lúc khiến bạn hơi ngứa mắt, đôi lúc lại khiến bạn dở khóc dở cười. Mời bạn cùng GVN 360 tụi mình xem qua nhé.

Viết “teencode” quá nhiều

Ngày xưa dường như chẳng có vụ này mấy bạn ạ, chỉ thấy ông bà, cha mẹ mình trân trọng từng lá thư, từng câu chữ gửi cho nhau. Giờ thì ít khi người ta ngồi lại viết thư, thay vào đó là chat với nhau cho lẹ. 

Có lẽ vì vậy mà câu chữ ngày càng ngắn gọn đi, có lúc gọn đến mức mình không đọc được luôn ý. Ban đầu có những từ còn dễ diểu, ví dụ như “ko”, “đc”, “ny”,… Giờ người trẻ bọn mình siêu hơn, chơi hẳn hệ chữ “teencode” các bạn ạ. Nó như một kiểu mật mã mà bọn mình tự làm khó mình, vậy nhưng mình thấy bây giờ ai cũng xài, chỉ là xài nhiều hay xài ít thôi.

Kiểu nhắn tin

Chữ “teencode” ví dụ như “nka”, “đok”, “nek”,… thật ra cũng không gây khó chịu đến thế, mình cũng hay dùng khi giao tiếp với bạn bè. Chỉ là mình dùng để vui chứ không quá lạm dụng, và cũng chỉ dùng với bạn bè là chính, đi làm thì gõ đầy đủ chữ vẫn là ưu tiên hàng đầu nha. Mình thấy nhiều bạn dùng “teencode” đến quen, đi đâu cũng dùng, một câu 5-6 chữ “teencode”, đến mức mình còn chẳng dịch được thì lấy đâu ra mà hiểu nghĩa, vậy nên mình dị ứng kiểu nhắn tin này lắm các bạn ạ. 

Trả lời cụt lủn

Đôi khi nhắn dài cả sớ chỉ để nhận được một chữ “Ờ” kể cũng buồn mấy bạn ạ, giống như mình chẳng có được miếng quan tâm nào từ người bên kia vậy. Dù là bạn bè đi nữa, hay thậm chí là người thân, chat một vài chữ “Rồi sao?”, “Vậy đó”, “Thì?”, hoặc cùng lắm là thả ra một cái icon mặt cười… Mình thấy nó buồn lắm. Dù nhiều lúc học cũng chẳng có ý gì đâu, do họ nói cụt lủn hết mức thành quen ấy, gặp bạn nào nghĩ nhiều là hoang mang luôn.

Kiểu nhắn tin

Nói câu phải có chủ ngữ, vị ngữ các bạn ạ; phân ra đâu là vế chính, đâu là vế phụ, thế thì người khác mới hiểu được ý mình muốn truyền tải, tốt nhất là cứ nhẹ nhàng với nhau thôi. Chẳng ai vui khi người khác hời hợt với mình hết, vậy nên rút kinh nghiệm, nhắn câu có đầu có đuôi sẽ khiến mọi người vui vẻ và thân thiết hơn rất nhiều đó các bạn.

Viết không dấu

Kiểu nhắn tin

Không chỉ nhắn phải có đầu có đuôi, mình còn cần chú ý dấu câu nữa các bạn ạ. Tiếng việt mình nhiều từ như vậy, lại còn có từ đồng âm, từ lóng, nếu cứ nhắn tin không dấu thể nào cũng có ngày bị hiểu nhầm. Với lại, có ai vui vẻ được với một cuộc trò chuyện mà khi đọc một dòng tin nhắn là phải ghép dấu câu vào mới hiểu được đâu. Dẫu sao việc gõ dấu cũng chẳng tốn thêm thời gian bao nhiêu, đầu tư một chút mà cuộc sống dễ dàng hơn nhiều ý các bạn.

Kiểu nhắn tin

Cơ mà nói đi cũng phải nói lại, phần lớn những lần mình nhắn tin không dấu đều là nhắn với người lớn. Cái này cũng dễ hiểu, như mình tập gõ chữ từ bé thì đã quen gõ dấu từ lâu, còn như ba mẹ mình, ông bà mình lớn tuổi rồi mới tập gõ dấu thì hơi khó. Bởi vậy khi chat với người lớn tuổi, mình sẽ không câu nệ chuyện gõ có dấu hay không, dù đôi lúc cũng thấy khó chịu chứ. Nhưng rồi qua thời gian mình lại thấy đây là một cách để sẻ chia, để kết nối công nghệ với những người thân yêu của mình, thế nên mình cũng dần mở lòng. Chỉ là nếu bạn nhắn không dấu chỉ vì lười là mình “quạo” nha.

Để chờ tin nhắn quá lâu

Kiểu nhắn tin

Một điều mình khó chịu nữa là những trường hợp để chờ tin nhắn quá lâu. Có những lần bức xúc, cảm xúc dâng trào khiến mình chỉ muốn tìm một người để chia sẻ, tâm sự, thế mà người ta để mình chờ cả tiếng, thậm chí mấy tiếng luôn. Việc chờ tin nhắn lâu sẽ khiến mình bị “tụt mood”, từ cảm xúc hào hứng ban đầu chuyển sang chán chường không muốn nói chuyện luôn, lúc đó dù người đó có quan tâm hay hỏi han thì mình sẽ rất lười trả lời.

Kiểu nhắn tin

Còn trường hợp khác nữa, khi mình nhắn cả một sớ dài cho bạn mình, nó đọc liền luôn nhưng trả lời lâu ơi là lâu. Chẳng hiểu kiểu gì mà nó nhập tin nhắn cả 15 phút đồng hồ các bạn ạ, mình nghĩ chắc nó cũng soạn lại cả một sớ cho mình, ai ngờ được nó chat lên 1 câu “ Rồi giờ mày tính sao?” rồi lặng luôn, lúc đó mình chỉ muốn xuyên qua màn hình “đúm” nó ngay thôi á các bạn.

Sai chính tả

Kiểu nhắn tin

Có câu “Mọi lập luận đều sai khi bạn sai chính tả”, thế mới thấy chính tả quan trọng tới mức nào. Mình không phải là kiểu quá khắt khe, đôi khi sai một chút cũng được, tuy nhiên ít nhiều mình cũng sẽ thấy khó chịu. Cơ mà, sai chính tả và lỗi đánh máy là 2 lỗi khác nhau, mình sẽ dễ bỏ qua nhưng lỗi đánh máy nhưng lỗi chính tả thì sẽ khó khăn hơn chút. Dù rằng mình không có ý gì hết nhưng vẫn thấy hơi khó chịu, vậy nên từ quan điểm có của mình, mình rút ra một nhận định là dù chat với ai cũng phải kiểm tra câu từ cho kỹ, càng kỹ càng chuyên nghiệp các bạn ạ.

Kiểu nhắn tin

Và đó là những kiểu nhắn tin khiến mình khó chịu, mình tin rằng các bạn ít nhiều đều đã gặp qua những trường hợp mà mình liệt kê ở trên luôn rồi ý. Hy vọng bài viết này của mình có thể mang đến cho các bạn những phút giây vui vẻ nha, nếu còn kiểu nhắn tin nào mà bạn thấy hông thích hãy comment bên dưới và chia sẻ cho mình biết với nhé!

Cảm ơn bạn rất nhiều vì đã xem bài viết này, hẹn gặp lại bạn lần tới và chúc bạn có một ngày thật tuyệt vời nhé!

Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại GVN 360 như:


Mời các bạn theo dõi fanpage của chúng mình theo đường link dưới đây để cập nhật những tin tức về game, công nghệ và nhiều thông tin thú vị khác nữa nhé!

GVN 360