Miếng dán bảo vệ màn hình điện thoại đã không còn gì xa lạ đối với người dùng hiện nay, nhưng bạn có thật sự cần 1 cái như vậy cho điện thoại của mình?

Miếng dán bảo vệ màn hình đơn giản chỉ là một tấm nhựa, hoặc một tấm thủy tinh rất mỏng mà bạn dùng để dán lên màn hình điện thoại của mình. Miếng dán bảo vệ này được cắt sao cho vừa với hình dạng chính xác của điện thoại, cũng như là các chi tiết khác mà nhà sản xuất đính kèm, ví dụ như nút Home. Đó cũng chính là lý do tại sao bạn cần phải mua miếng dán bảo vệ khác nhau cho từng loại điện thoại khác nhau. 

kính bảo vệ

Mục đích của việc dán miếng dán bảo vệ cho điện thoại là bởi vì khi hư hỏng thì việc thay miếng dán sẽ dễ, và rẻ hơn so với việc thay màn hình điện thoại. Tuy nhiên, hiện nay có 2 loại màn hình điện thoại sẽ khiến cho miếng dán bảo vệ trở nên dư thừa.

Kính Gorilla Glass

kính bảo vệ

Đại đa số điện thoại Android ngày nay đều sử dụng kính Gorilla Glass của hãng Corning. Đây là một loại kính chịu lực, cứng và có khả năng chống xước cao. Trong những năm vừa qua, Corning đã phát hành các phiên bản mới của loại kính này, cụ thể là vào tháng 3 năm 2022 vừa qua, phiên bản kính Gorilla Glass mới nhất của Corning là Gorilla Glass Victus.

kính bảo vệ

Gorilla Glass có thể bảo vệ điện thoại của bạn khỏi 2 thứ là trầy xước và nứt vỡ. Theo như Corning chia sẻ, Gorilla Glass Vistus đã được thử nghiệm để vẫn “sống” được sau khi rơi xuống các bề mặt cứng và thô từ độ cao tới 6m, còn khả năng chống xước thì được đo bằng bài kiểm tra độ cứng Knoop Hardness Test. Kết quả là Gorilla Glass Victus có thể chống chọi lại với tải trọng là 8 Newton.

Kính Ceramic Shield

kính bảo vệ

Apple không sử dụng kính Gorilla Glass cho iPhone, mà thay vào đó họ dùng một loại kính có tên là Ceramic Shield. Loại kính này được giới thiệu cùng với sự ra mắt của iPhone 12, và Ceramic Shield cũng do một tay của hãng Corning tạo ra.

Ceramic Shield không chỉ đơn giản là một cái tên đọc nghe cho sang, mà thật sự thành phần bên trong nó có gốm thật. Kính Ceramic Shield được nhúng với các tinh thể nano gốm có kích thước nhỏ hơn cả bước sóng ánh sáng, làm cho nó trong suốt như thủy tinh bình thường. Kết quả là tạo ra một vật liệu cứng chắc, có khả năng chống rơi và chống trầy xước. 

kính bảo vệ

Đáng buồn thay, Apple không chia sẻ sâu về kỹ thuật của kính Ceramic Shield, mà chỉ nói rằng loại kính này tốt hơn gấp 4 lần so với các mẫu màn hình trên những chiếc iPhone đời trước iPhone 12. Thực sự vẫn chưa có cách nào để so sánh độ bền giữa 2 loại kính Gorilla Glass và Ceramic Shield, nhưng chúng ta có thể nói rằng cả 2 loại kính này đều do Corning sản xuất và nó rất bền.

Nhược điểm màn dán bảo vệ điện thoại

Điều mà màn dán bảo vệ làm đó là nó sẽ thay đổi cảm giác mà ngón tay của bạn chạm vào màn hình điện thoại. Đương nhiên là nhựa thì không thể nào cho lại cảm giác tốt như thủy tinh, đó chính là một trong những lý do tại sao mà màn dán bảo vệ lại ngày càng trở nên phổ biến đến như vậy.

kính bảo vệ

Tuy nhiên, đặt một tấm nhựa hoặc kính mỏng lên màn hình có thể thay đổi cách hiển thị của màn hình, đặc biệt là khi chúng bị đổi màu theo thời gian. Bên cạnh đó, cũng bởi vì màn dán bảo vệ không cứng bằng kính Gorilla Glass và Ceramic Shield, nên nó sẽ dễ bị xước hơn. Và thế là điện thoại của chúng ta sẽ xuất hiện một vết xước mà đáng lý ra sẽ chẳng có nếu chúng ta không dán tấm màn bảo vệ này.

Tất cả những thông tin trên đều dựa trên trường hợp là bạn đã dán miếng bảo vệ đúng cách. Còn nếu bạn dán không cẩn thận, bạn có thể tạo các bong bóng khí hoặc vết nứt dưới miếng dán bảo vệ màn hình, và thế là bạn phải đi dán một miếng mới.

Vậy khi nào thì bạn cần gắn miếng dán bảo vệ?

kính bảo vệ

Một số vật liệu phổ biến có thể làm xước bất kỳ màn hình điện thoại nào, ví dụ điển hình như cát. Nếu như bạn đi biển và vô tình để cát chui vào túi quần, thì những hạt cát đó sẽ cọ xát với màn hình điện thoại và gây trầy xước, tương tự như vậy đối với đá, hay những kim loại cứng (như kim cương) cũng có thể làm xước kính Gorilla Glass và Ceramic Shield. Những trường hợp như thế thì bạn nên dùng màn dán bảo vệ. 

kính bảo vệ

Ngoài ra, màn dán bảo vệ cũng có một lớp phủ chống bám dấu vân tay. Tóm lại, màn dán bảo vệ màn hình không phải là một phụ kiện mà bạn bắt buộc phải mua. Bạn có thể an tâm sử dụng màn hình điện thoại của mình “trần trụi”, ngay cả khi bạn bỏ nó vào túi cùng với chìa khóa. Tuy nhiên, nói gì thì nói chứ tốt nhất là bạn vẫn nên để riêng chìa khóa với điện thoại, vì dù rất cứng nhưng vẫn không loại trừ 100% khả năng màn hình điện thoại của bạn sẽ bị xước bởi chúng.

Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi!

Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại GVN 360 như:

Nguồn: howtogeek


Mời các bạn theo dõi fanpage của chúng mình theo đường link dưới đây để cập nhật những tin tức về game, công nghệ và nhiều thông tin thú vị khác nữa nhé!

GVN 360