“Bầy” chuột năm 2019 của Corsair

G402 – Cái tên có lẽ vẫn còn khá xa lạ với nhiều người. Nếu nhắc đến những con chuột chơi game tốt nhất trong tầm giá của nó thì những cái tên đến từ logitech như G102, G502, G903 rất thường được nêu lên, chúng ta rất dễ dàng tìm thấy những vào review hết lời ca ngợi 3 con chuột này, chỉ duy nhất G402 là không được quảng cáo rầm rộ như 3 người anh em của nó. Dù vậy, nó vẫn là con chuột rất tốt theo đánh giá của những người am hiểu về gaming gear.

Vậy, G402 có gì? Nó tốt như thế nào và vì sao nó lại không trở nên nổi tiếng như những người anh em nhà Logitech khác?

Chúng ta hãy cùng làm rõ từng câu hỏi một

Câu hỏi đầu tiên: G402 có gì ?

G402 được giới thiệu lần đầu tiên vào tháng 8 năm 2014, 4 tháng sau sự xuất hiện của huyền thoại G502 Proteus Core.

Thiết kế tổng thể của G402 cho cái nhìn sắc bén hiện đại và tính tế tinh tế với những đường cong, nét cắt nhẹ nhàng, đẹp mắt. Nếu nhìn về thiết kế bên ngoài, ta có thể dễ dàng nhận thấy G402 có rất nhiều nét tương đồng với người anh em gần nhất của nó là G502. Từ vị trí các nút bấm cho đến thiết kế công thái học hay khu vực đèn hiển thị mức DPI.

Thông số kĩ thuật

  • Mắt đọc: Avago AM010
  • Độ phân giải: 240-4000
  • Số nút: 8 (có thể lập trình)
  • Khối lượng: 108 gram
  • Tốc độ theo dõi: 500 IPS
  • Gia tốc tối đa: 16 G
  • Tần số phản hồi: 1000Hz
  • Tốc độ phản hồi 1 ms
  • Độ bền nút chuột: 20 triệu lượt nhấn

Sau gần 5 năm kể từ lần đầu được giới thiệu, G402 vẫn có những thông số kĩ thuật rất đáng nể, giúp nó đảm đương tốt những yêu cầu của một con chuột chơi game kể cả lúc ra mắt cho đến tận hôm nay. Không những thế, tốc độ theo dõi 500 IPS của nó hiện tại vẫn có thể được xem là cực kì ấn tượng.

Tương tự G502 nổi tiếng, G402 cũng sở hữu thiết kế công thái học hoàn hảo cho kiểu cầm palm-grip và claw-grip, các góc cạnh trên con chuột đều được thiết kế sao cho các ngón tay bám được tốt nhất có thể. Các vị trí đặt ngón cái, ngón áp út và ngón út đều được được ốp cao su chống trượt cho cảm giác cầm nắm cực kì tốt, ngoài ra, phần ốp cao su này còn được ép chết vào vỏ chuột nên gần như không thể bị bong ra.

Về thông số độ phân giải tối đa của nó (4000 DPI) thì sẽ có nhiều người đánh giá là quá ít so với mặt bằng chung. Tuy nhiên, con số này đã là tương đối dư dả cho các tác vụ bình thường rồi, vì trên thực tế, rất ít người sử dụng chuột với mức DPI trên 3000.

G402 có thông số kĩ thuật ấn tượng, thiết kế công thái học hoàn hảo và mức độ hoàn thiện cực kì tốt. Đặc biệt mức giá của nó chỉ nằm vào khoảng 800 nghìn đồng, dễ chịu hơn G502 rất nhiều.

Cảm nhận thực tế

Khối lượng chuột cực kì lý tưởng – 108 gram cùng với thiết kế công thái học rất tốt cho cảm giác kiểm soát rất tốt, tốc độ theo dõi 500 IPS sẽ đảm bảo mọi thao tác của bạn đều nằm trong tầm kiểm soát, thậm chí nó còn được trang bị cả 1 con chip ARM 32 bit để làm được chuyện đó. 8 nút bấm có thể macro qua phần mềm cho phép bạn thực hiện rất nhiều thao tác mà không cần động vào bàn phím.

Nó không chỉ cho cảm giác cầm nắm tốt phù hợp với nhiều kiểu cầm và cỡ tay mà còn cho khả năng kiểm soát rất tốt với mọi thao tác trong game, nếu bạn từng sử dụng qua G502 thì và đã hài lòng với nó thì bạn sẽ thấy G402 cũng không tệ chút nào. Người viết thực sự bất ngờ với những gì mà một con chuột có giá chưa tới 1 triệu có thể làm được.

G402 tuy rất giống G502 và rẻ hơn nhiều, nhưng nó không phải là một phiên bản cắt giảm của G502. Với khối lượng nhẹ hơn, trọng tâm cân bằng tốt hơn và hình dáng giản lược hơn, G402 được thiết kế để làm được những điều mà người anh em G502 còn bỏ ngỏ.

Kết

Nguyên nhân chủ yếu khiến cho G402 tuy là một con chuột rất tốt nhưng lại không quá nổi tiếng như những người anh em nhà logitech có lẽ chỉ là do cái bóng lớn của G502 mà thôi.

Dù không được cáo rầm rộ nhưng với những gì mà G402 làm được, sản phẩm này xứng đáng được gọi là nhà vô địch trong phân khúc chuột chơi game dưới 1 triệu.

Thông tin sản phẩm chuột chơi game G402

Nguồn: GEARVN (Axium Fox)

Ironclaw RGB – “Vuốt thép” của Corsair