Mời các bạn cùng tìm hiểu hiệu suất của các launcher game trên PC thông qua bài so sánh Steam, Epic, Origin nhé.
Steam, Epic Games Launcher, Origin đều là những cái tên quen thuộc đối với game thủ PC, và khả năng là trong máy bạn hiện đang cài ít nhất một trong các launcher phổ biến này. Bên cạnh đó, hẳn nhiều bạn cũng thắc mắc rằng liệu những launcher này có nặng không, có ngốn tài nguyên PC nhiều không, có ảnh hưởng gì đến trải nghiệm chơi game hay không. Để giải đáp các câu hỏi này, trang BabelTechReviews đã làm loạt bài so sánh 8 launcher phổ biến, bao gồm Steam, Epic Games Launcher, Battle.net, Bethesda.net Launcher, GOG Galaxy, Origin, Rockstar Games Launcher, Ubisoft Connect.
Họ so sánh các chỉ số CPU, GPU, RAM, và mức độ ngốn điện khi đang ở trạng thái nghỉ (idle) và trạng thái tải đều (static load). Trạng thái nghỉ là lúc launcher chạy dưới dạng tác vụ nền (background process) và được thu nhỏ xuống phần system tray; còn trạng thái tải đều là lúc launcher được mở và cửa sổ hiện lên trước màn hình. Công cụ dùng để theo dõi các chỉ số là Task Manager của Windows 10 (tab Processes và Performance).
Tất cả bài kiểm tra đều được thực hiện trên cùng một phiên bản launcher, cấu hình phần cứng, và phiên bản hệ điều hành. Cấu hình dàn PC dùng để thử nghiệm như sau:
- CPU: Intel Core i9-9900K (bật Hyper-Threading/Turbo boost; stock)
- Bo mạch chủ: Gigabyte Z390 AORUS PRO (BIOS v.F9)
- RAM: Kingston HyperX Predator 32GB DDR4 (2×16GB, dual-channel, 3333 MHz CL16)
- GPU: Gigabyte AORUS GeForce RTX 3080 MASTER 10GB (rev. 1.0, VBIOS v.F2, stock)
- SSD: Samsung 500GB 960 EVO NVMe M.2
- SSHD: Seagate 2TB Desktop
- HDD: Seagate 2TB FireCuda
- PSU: Corsair RM750x, 750W 80PLUS Gold
- Màn hình: ASUS ROG Swift PG279Q 27″
Bảng so sánh và tổng kết
Những chỉ số in đậm là chỉ số tệ nhất trong các hạng mục được thử nghiệm. Để xem chi tiết từng launcher khi được thử nghiệm, các bạn có thể tham khảo tại đây nhé.
Trạng thái nghỉ
Trạng thái tải
Từ bảng trên, ta có thể thấy sự khác biệt về mặt hiệu suất giữa các launcher ở trạng thái nghỉ nhìn chung là rất ít, thậm chí là không có. Mỗi launcher dùng không quá nhiều tài nguyên PC nên khả năng cao là chả ảnh hưởng gì đến hiệu năng khi chơi game. Tương tự, trạng tải tải đều cũng vậy. Sự khác biệt giữa các launcher về mặt hiệu suất đều nhỏ nên theo lý thuyết, PC bạn vẫn sẽ chạy phà phà nhé.
Tổng kết lại, các kết quả đã cho thấy cả 8 launcher đều không gây ảnh hưởng gì đến hiệu năng khi chiến game trên PC hoặc khi đang xử lý các tác vụ khác. Kết quả này có thể vài bạn cũng đã đoán trước được rồi, giờ có số liệu hẳn hoi thì sẽ đáng tin hơn. Trong tương lai, các hãng sẽ còn tiếp tục tối ưu các launcher này nên các bạn cứ bật game lên chơi thoải mái nhé, không cần lo lắng về chuyện launcher làm giảm hiệu năng gaming đâu.
Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại GVN 360 như:
- Máy chơi game cầm tay Steam Deck có thể chạy Windows và cài… Epic Games Store
- Nhờ tặng game mỗi tuần mà Epic Games Store trở thành món ăn tinh thần khó cưỡng với game thủ
Nguồn: BabelTechReviews
Mời các bạn theo dõi fanpage của chúng mình theo đường link dưới đây để cập nhật những tin tức về game, công nghệ và nhiều thông tin thú vị khác nữa nhé!