Mặc dù có nhiều nhà phát triển game sở hữu những ý tưởng hay ho, nhưng đôi lúc để tiếp tục ý tưởng đó thì lại không hẳn là một ý hay. Khác với Call of Duty, Battlefield, Far Cry, hay FIFA, nhiều tựa game đã phải “trầy da tróc vẩy” để đạt được những cột mốc quan trọng trong mảng doanh thu và phản hồi từ người chơi, từ đó mới có thể tính đến chuyện làm tiếp phần sau.

Trên thực tế thì đã có nhiều dòng game bị bỏ xó chỉ vì 1 bước “sẩy chân”. Đơn cử như trò Mass Effect Andromeda (2017) với màn “chào sân” đầy thảm họa đã khiến EA dẹp luôn series Mass Effect qua một bên.

Và thậm chí, vẫn có trường hợp cho dù nhà phát triển làm ra một tựa game hay nhưng nhà phát hành vẫn quyết định cho cả dòng game đó đi vào dĩ vãng.


Cảnh báo cực mạnh: CÓ SPOILER !!!


Sau đây là danh sách 10 tựa game đỉnh nhưng vẫn không thể cứu vãn cả dòng game.

DmC: Devil May Cry

Thật ra DmC đã “chết” từ trước khi nó chính thức được phát hành. Đây được xem như là một vết nhơ trong dòng game Devil May Cry vì tạo hình nhân vật chính Dante khác hẳn với truyền thống trước giờ của series này. Và cũng chính vì vậy nên DmC: Devil May Cry mới bị game thủ ghẻ lạnh.

Nhưng thực chất DmC là một tựa game lôi cuốn và rất đáng để chơi, thậm chí nó vẫn phù hợp với triết lý cốt lõi của series Devil May Cry. Tiếp nối phong cách chặt chém hack ‘n’ slash, phiên bản reboot lần này có cơ chế gameplay bám sát theo những phần trước. Tuy nhiên, vì tạo hình nhân vật cũng như phong cách đồ họa trong game không trùng khớp với ý của game thủ nên nó mới bị tiêu tùng.

Giới phê bình game đánh giá khá cao về tựa game này, nhưng về mặt doanh thu thì không đạt được như kì vọng. Vì thế nên hướng đi này của dòng game Devil May Cry với phiên bản Dante mới sẽ khó có khả năng quay trở lại trong tương lai.

Homefront: The Revolution

Mặc dù có khởi đầu gian nan nhưng phần tiếp theo là Homefront: The Revolution đã có những nỗ lực rất đáng hoan nghênh.

Thay vì có lối chơi tuyến tính như phần trước, phần 2 này đưa người chơi vào một thế giới mở trong bối cảnh tương lai đen tối. Nhờ vậy nên Homefront: The Revolution đã tạo thành một cuộc cách mạng, thay đổi hoàn toàn những yếu tố cốt lõi để vực dậy cả series này.

Game tuy hay, nhưng đáng tiếc là nó có một màn “chào sân” đầy thảm họa với các lỗi liên quan đến hiệu năng cũng như dính các bug, glitch ngớ ngẩn.

Được biết đến như là một tựa game “rác” vì có khâu phát triển đầy trắc trở cũng như màn ra mắt thảm họa, Homefront: The Revolution đã bị game thủ nhanh chóng lãng quên, và thế là series Homefront mất đi cơ hội ngàn vàng của mình.

Max Payne 3

Rockstar thì đã quá nổi tiếng với những tựa game thế giới mở rồi (Grand Theft Auto, Red Dead Redemption), nhưng với Max Payne 3 thì Rockstar lại chuyển hướng sang làm game hành động góc nhìn thứ 3. Vì thế nên tựa game này có thời gian phát triển khá lâu.

May mắn thay, khi Max Payne 3 ra mắt thì game thủ công nhận rằng nó xứng đáng với thời gian mà họ chờ đợi. Bằng cách đưa Max Payne sang một bối cảnh mới “sáng lạn” hơn, Rockstar vẫn giữ được tinh thần của những phần game trước của studio Remedy và đồng thời bổ sung thêm những yếu tố cộp mác Rockstar.

Tiếc thay, vì nó không hấp dẫn bằng GTA hay RDR nên nó không thu hút được nhiều game thủ từ những dòng game đó qua Max Payne 3. Mặt khác, fan của Max Payne đã vội vàng trong việc tỏ ra không hài lòng với tạo hình nhân vật mới, trong khi đây chỉ mới là một phần mà Rockstar muốn thể hiện, còn phần còn lại vẫn đung với truyền thống của dòng game Max Payne.

Mặc dù đây là một trong những tựa game hành động nổi bật, nó đã phả hủy giấc mộng vực dậy dòng game Max Payne và Rockstar cũng chưa có ý định thử lại trong tương lai gần.

Condemned 2: Bloodshot

Đây là một tựa game kinh dị những vẫn rất… thú vị. Condemned 2: Bloodshot đã thổi một luồng gió mới vào cộng đồng game những năm 2000, thời điểm mà các trò bắn súng đang làm mưa làm gió.

Tựa game đưa người chơi vào một thế giới ngầm sau khi theo dấu của những cái xác chết, sau đó Condemned 2 dần dần lộ ra thêm nhiều yếu tố sáng tạo biến game này thành một tác phẩm rất đáng chú ý.

Tuy nhiên, vì phần sử dụng tiếp phong cách đồ họa như trong phần 1 (được lấy cảm hứng từ tựa phim Se7en), phần 2 này lại chuyển sang phong cách siêu nhiên, khiến game bị “sẩy chân” và rơi vào vực thẳm.

Game thủ thì lại muốn chơi tiếp series Bloodshot với phong cách đồ họa giống như phần 1, nên khi họ chơi phần 2 thì đã bị tụt mood và hụt hẫng.

Doom 3

Rũ bỏ phong cách bắn súng loạn xà ngầu trong các phần trước, Doom 3 tập trung hơn vào khía cạnh kinh dị – sinh tồn. Đồng thời, phần này cũng tập trung hơn vào cốt truyện lẫn môi trường trong game thay vì tập trung vào việc chạy-bắn như truyền thống, đây là một dấu hiệu cho thấy Doom đang chuyển sang một hướng đi mới.

Nhìn chung thì Id Software đã thành công trong việc này: phô diễn sức mạnh của engine mới, đồng thời giữ vững tinh thần của các phần trước và chú trọng hơn vào yếu tố kinh dị.

Và cũng chính vì điều này nên cộng đồng game thủ lẫn giới phê bình đã chia làm 2 phe vào năm 2004. Tuy nhiên, không phải game thủ mà chính là vì Doom 3 có phong cách quá giống các tựa game bắn súng cùng thời nên nó đã khiến phần 4 mất đi bản sắc của series Doom, khiến cả dòng game này đã đi vào dĩ vãng trong suốt hơn một thập kỷ.

Prince Of Persia: The Forgotten Sands

Sau phiên bản reboot thảm họa năm 2008 thì Ubisoft quyết định sửa sai với The Forgotten Sands.

Với bối cảnh xảy ra vào khoảng 7 năm giữa 2 phần The Sands of Time và Warrior Within, The Forgotten Sands được tạo ra với mục tiêu kết nối giữa 2 phần này và đồng thời đem cả series trở về đúng với giá trị cốt lõi của nó.

Đây là một quyết định sáng suốt của Ubisoft, tuy nhiên có phần không đúng thời điểm cho lắm vì lúc The Forgotten Sands ra mắt thì game thủ đã không còn mấy mặn mà với series Prince of Persia.

Không chỉ vì việc game đổi hướng đi đã giết chết series này, mà còn là bởi vì đây cũng là thời điểm mà series Assassin’s Creed bắt đầu khởi sắc, áp đảo cả dòng game Prince of Persia.

Halo 4

Đây là tựa game Halo đầu tiên không được Bungie phát triển, nhưng vẫn là một phần Halo ấn tượng từ 343 Studios trong nỗ lực bám sát theo giá trị cốt lõi của dòng game huyền thoại này.

Với nhân vật mới, kẻ địch mới, và địa điểm mới, nó vô tình cản trở 343 Studios tiếp tục phát triển cốt truyện ở những phần sau. Mặc dù studio đã cố gắng, nhưng nỗ lực của họ đã không mấy thành công.

Điều này vẫn chấp nhận được đối với một game chuyển tiếp, nhưng với phần tiếp theo (Halo 5) họ vẫn không chịu rút kinh nghiệm, chẳng khác gì “tự đào hố chôn mình”.

Kết quả là Halo 5 có mục chơi chiến dịch rối mù, và game thủ dần mất hứng thú với series Halo. Và mặc dù dòng game này vẫn chưa chết nhưng nó cũng đang thoi thóp, sống vật vờ qua ngày trong một cái vỏ bọc hào nhoáng của những ngày trước.

Burnout Paradise

Burnout đã từng là một series đua xe rất hot và rất hay, thậm chí dư sức cạnh tranh với dòng game Forza Horizon hiện tại.

Burnout: Paradise là một nỗ lực nhằm thu hút nhiều game thủ hơn đến với series này bằng cách sử dụng các yếu tố và cơ chế gameplay cốt lõi và “lắp” nó vào một thế giới mở với nhiều thứ hấp dẫn.

Mặc dù fan rất thích và ngóng trông phần tiếp theo, rất tiếc Paradise lại không có phần tiếp theo vì nhà phát triển đã chuyển sang các dòng game đua xe khác, bỏ mặc series Burnout.

Watch Dogs 2

Mặc dù phần 1 làm game thủ thất vọng vì Ubisoft “hứa lèo”, phần 2 đã cố gắng sửa chữa những sai lầm và đền bù cho game thủ một cách đầy đủ nhất.

Với phong cách vui tươi sôi động thay vì u ám như phần trước, Watch Dogs 2 là một sự cải thiện rõ rệt trên mọi phương diện, biến nó thành một tựa game có giá trị giải trí rất cao.

Nhưng tiếc thay, vì phần 1 quá tệ nên tiếng xấu đã làm ảnh hưởng luôn cả phần 2 khi nó ra mắt. Game thủ đã tỏ ra dè chừng và hoài nghi về Watch Dogs 2, và kết quả là game không nhận được sự đón nhận khi mở bán.

Đó là chưa kể game còn “bị” phát hành ngay trong thời điểm những tựa game bom tấn khác đang bủa vây, như Battlefield 1 và Final Fantasy XV. Điều này khiến doanh thu của game còn tệ hơn cả phần 1.

Splinter Cell: Blacklist

Thay đổi phong cách truyền thống, Blacklist là một phiên bản reboot “nhẹ” của dòng game hành động lén lút Splinter Cell, biến Sam Fisher thành một điệp vụ hổ báo như Jason Bourne trong series phim cùng tên, thay vì là một sát thủ bóng đêm như trước đây.

Với cơ chế game lai căng giữa 2 trường phái “dùng tay” như trong phần Conviction và trường phái “dùng não” được thể hiện rõ nét trong Chaos Theory, Blacklist đã thành công trong việc dung hòa 2 trường phái này và theo lý thuyết thì đây là tựa game mà fan hằng mong ước.

Tuy nhiên, đời không như là mơ, vì fan không hài lòng với phiên bản Conviction trước đó nên đến Blacklist thì nó không thu hút được sự quan tâm của nhiều game thủ. Kết quả là doanh thu của game khá tệ, và Blacklist mất đi cơ hội chứng tỏ bản thân mình. Kể từ đó không có thêm một Sam Fisher nào nữa từ Ubisoft.

Nguồn: What Culture