Mời bạn tham khảo cách chọn cấu hình PC để Back to School thật mỹ mãn trong năm 2023.
Một bộ PC dành cho học sinh, sinh viên sẽ cần phải đáp ứng nhu cầu sử dụng các phần mềm Office để viết bài luận, viết email, thiết kế slide trình chiếu, lên mạng tìm tư liệu và tra cứu thông tin, hỗ trợ trong việc tham khảo tài liệu. Song song đó, đối với một số ngành nhất định, các bạn học sinh, sinh viên sẽ cần một chiếc PC có cấu hình mạnh hơn để chạy các ứng dụng đồ họa, biên tập video cho mượt mà. Hoặc nếu bạn có nhu cầu chơi game giải trí sau giờ học căng thẳng, bất kể là game AAA hay game eSports, thì cũng sẽ cần thêm một chiếc card rời tương ứng để có được cảm giác sung sướng nhất có thể.
Nhân dịp Back to School 2023, GVN 360 bọn mình sẽ hướng dẫn các bạn cách lựa chọn cấu hình PC theo một số ngành phổ biến, để các bạn tiện tham khảo các mức cấu hình và tầm tiền sao cho phù hợp với nhu cầu của bản thân. Mời các bạn đọc tiếp xuống phần bên dưới nhé.
Ngành ngôn ngữ, sư phạm, xã hội, kế toán,…
Đối với những bạn đang cần tìm một bộ PC để soạn bài vở, gõ bài luận, viết email, nhập dữ liệu, lâu lâu có thêm vụ thiết kế slide thuyết trình thì sẽ nhất thiết phải xài card đồ họa rời, và CPU cũng không cần phải quá mạnh vì nó cũng chỉ cần xử lý các tác vụ học tập cơ bản mà thôi. Do đó, bạn có thể chọn những con CPU Intel Core i3, i5 hoặc AMD Ryzen 3000 hoặc 5000 dòng G là đủ để phục vụ những nhu cầu ở trên rồi.
Nghe thì có vẻ yếu đó, nhưng Intel Core i3 bây giờ đã khác xưa rất nhiều. Đơn cử như con Core i3-12100 là đã có 4 nhân 8 luồng luôn rồi, xử lý đa nhiệm tất nhiên sẽ khỏe hơn mấy con chip 2 nhân hoặc 4 nhân 4 luồng ngày trước. Ngoài ra, bản thân những con chip này cũng có sẵn card đồ họa tích hợp bên trong CPU nên bạn đỡ phải mua thêm card đồ họa rời (riêng AMD 3000 series và 5000 series thì chú ý mua dòng G nhé).
Đây cũng thường là những con chip có mức giá mềm nhất, giúp bạn tiết kiệm được tiền để mua những thứ khác như RAM, ổ cứng, bàn phím & chuột, vân vân. Nhắc đến RAM, nếu chỉ xài Office, lướt web, nghe nhạc, xem phim lai rai thôi thì 8GB RAM là đủ xài rồi. Bo mạch chủ thường sẽ có 2-4 khe RAM nên sau này bạn có muốn nâng thêm dung lượng cũng không khó. Tuy nhiên, ví dụ nếu bạn thường hay mở rất nhiều tab Chrome cùng 1 lúc để tiện đối chiếu thông tin, thì nên cân nhắc mua luôn cặp 2x8GB để xài cho thoải mái nhé, đỡ mất công sau này phải lặn lội đi mua thêm 1 cây RAM nữa.
Ổ cứng SSD thì tầm 250GB là ôkê con dê. Trong đó, 100GB là để cài hệ điều hành và một số phần mềm cần thiết để chạy cho nhanh, 150GB còn lại là để bạn chứa các file tài liệu học tập, hình ảnh hoặc video clip cho bài thuyết trình. Ổ cứng thì không cần quá căng thẳng đâu, vì sau này có cần thêm dung lượng thì bạn chỉ việc mua thêm ổ cứng gắn vào máy, xài ổ cứng rời, hoặc chuyển bớt file lên Google Drive, Box,… là được.
Còn nếu bạn không rành, không có thời gian đi lựa thì GearVN cũng có sẵn các bộ PC GVN Homework với cấu hình trải dài từ chip Intel Core i3 đến Core i7 với mức giá từ 4 triệu đồng đến hơn 18 triệu đồng. Để tham khảo chi tiết các mẫu PC GVN Homework thì các bạn có thể truy cập tại đây nhé.
Ngành đồ họa, kiến trúc, xây dựng, marketing,…
Đối với ngành đồ họa thì cấu hình PC sẽ phải lựa kỹ hơn một chút. Những bạn học ngành đồ họa, kiến trúc sẽ cần một bộ máy đủ mạnh để có thể phục vụ nhu cầu thiết kế 2D, render 3D, chỉnh sửa video & hoạt hình, mô phỏng công trình, vân vân. Chính vì thế nên ngoài việc GPU phải mạnh ra thì hiệu năng CPU cũng phải “môn đăng hộ đối”.
Chẳng hạn, để khởi đầu thì bạn có thể lấy Core i5-13400 10 nhân 16 luồng với GPU GTX 1660 Super – combo vừa đủ để thiết kế 2D (Photoshop, Illustrator,…). Còn an toàn hơn thì bạn có thể lấy Core i7-13700 16 nhân 24 luồng và GPU Nvidia RTX 3060 càng tốt, đủ sức để chạy render 3D. Lên nữa thì có Core i9-13900K hoặc R9 7900X và RTX 4070 Ti để hỗ trợ trong việc mô phỏng kiến trúc.
RAM với ổ cứng thì dung lượng càng cao sẽ càng tốt. Khởi điểm thì bạn nên gắn 16GB RAM để đủ cho các ứng dụng đồ họa chạy trơn tru. Còn ổ cứng thì nên chọn SSD để nạp các phần mềm và file dữ liệu cho nhanh, và nên chọn từ 500GB trở lên vì bạn sẽ cần rất nhiều chỗ trống để chứa mấy file dự án đó. Một lựa chọn khác là bạn có thể mua thêm HDD để lưu những file không còn xài tới, chừa chỗ để chứa mấy file đang xài trong SSD để mở lên cho nhanh cũng được.
Tương tự GVN Homework, GearVN cũng có dòng PC lắp sẵn mang tên G-Studio với cấu hình được tối ưu cho các nhu cầu đồ họa khác nhau, từ render 2D cho đến mô phỏng 3D đều có đủ hết. Ngoài ra, những bộ PC này cũng có phổ giá khá rộng, đáp ứng được phần lớn các mức kinh phí của các bạn học sinh, sinh viên. Tham khảo thêm tại đây nhé.
Ngành… “thể thao điện tử”
Học hành căng thẳng xong rồi thì bạn sẽ cần giải trí cho khuây khỏa đầu óc, hay đơn giản là bí ý tưởng quá thì vào game chơi vài ván để thả lỏng các nơron cũng là điều hoàn toàn hợp lý. Lúc này, card màn hình sẽ đóng vai trò quyết định xem xem là game là sẽ chơi mượt, game nào sẽ chơi như… slide trình chiếu PowerPoint.
Nếu bạn hay chơi những tựa game eSports (LMHT, CS:GO, FIFA Online, Apex Legends,…) thì mặc dù nó không sát cấu hình, bạn vẫn nên gắn một chiếc card rời để hình ảnh vừa đẹp mà fps cũng vừa mượt. Bạn có thể chọn GTX 1650 hoặc GTX 1660 Super, bắt cặp với chip Core i3 thế hệ thứ 12 là đẹp. Nếu nhu cầu của bạn cao hơn, muốn chiến mấy trò offline bom tấn trong vài năm trở lại đây thì mình khuyến nghị bạn nên chọn tầm Core i5-13400F và RTX 4060 Ti, hoặc Ryzen 5 7600 và RTX 3060 cũng được. Trường hợp hầu bao của bạn rủng rỉnh hơn, và muốn chiến tốt những trò đình đám trong vài năm tới thì RTX 4070 Ti hoặc RTX 4080 với Core i7-13700K sẽ là một sự lựa chọn hợp tình hợp lý đó.
RAM thì bạn nên gắn 16GB RAM, vì có mấy trò AAA bây giờ yêu cầu cấu hình tối thiểu đã là 16GB RAM và khuyến nghị đã lên tới 32GB luôn rồi. Cơ bản thì 16GB nhiều lúc vẫn sẽ khá là dư đó, nhưng nếu bạn chỉ gắn 8GB thì kiểu gì cũng sẽ thấy thiếu, nên thôi thà dư còn đỡ hơn là thiếu. Game bom tấn giờ cũng rất dung lượng ổ cứng, chẳng hạn Call of Duty: Modern Warfare II và Starfield cần 125GB, STAR WARS Jedi: Survivor cần đến 130GB, Baldur’s Gate 3 cần đến những 150GB. Chỉ cần chép 2 game kiểu này thôi là ổ SSD 250GB đã đầu hàng rồi, cho nên bèo thì bạn cũng nên mua tầm 500GB nhé.
Nói về PC gaming thì GearVN quá nổi tiếng luôn rồi, và dĩ nhiên là ở đây cũng có những bộ PC gaming Viper, Phantom, Titan với các combo phần cứng khác nhau cho bạn lựa chọn, tùy theo túi tiền có sâu hay không. Các bạn có thể xem thêm tại đây nhé.
Nếu bạn muốn tiện lợi, không cần suy nghĩ, không phải mua từng món linh kiện về rồi tự ráp thì có thể mua hoặc build nguyên bộ PC ở GearVN luôn nhé. Với đội ngũ kỹ thuật viên trình độ cao và chế độ bảo hành hàng đầu thị trường Việt Nam, GearVN sẽ là nơi lý tưởng để các bạn có thể an tâm chọn mua bộ PC ưng ý nhất, phù hợp với nhu cầu học tập mà không phải lo lắng nhiều về khâu lắp ráp cũng như bảo hành khi sử dụng. Truy cập tại đây và tại đây để biết thêm các chương trình khuyến mãi dịp Back to School 2023 nhé.
Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại GVN 360 như:
- Học sinh, sinh viên cần cân nhắc gì khi chọn laptop trong năm 2023?
- Top 5 laptop gaming dưới 20 triệu dành cho sinh viên vừa học vừa chơi, không đánh rơi tuổi trẻ
- Top 10 CPU gaming đáng mua nhất nửa đầu năm 2023
- Top 6 bo mạch chủ dành cho CPU AMD Ryzen 7000 series và 5000 series
- Top 8 bo mạch chủ dành cho CPU Intel Core thế hệ 11 “Rocket Lake” đến thế hệ 13 “Raptor Lake”
Mời các bạn theo dõi fanpage của chúng mình theo đường link dưới đây để cập nhật những tin tức về game, công nghệ và nhiều thông tin thú vị khác nữa nhé!