Việc phân chia ổ cứng ra thành nhiều ổ khác nhau giúp chúng ta có thể quản lý dữ liệu và sử dụng nó cho những mục đích khác nhau. Hiện tại có rất nhiều phần mềm có khả năng phân vùng ổ cứng, nhưng hôm nay mình sẽ giới thiệu cho các bạn cách phân vùng ổ cứng bằng chính công cụ mà Windows 10 hỗ trợ chứ không cần phải tải thêm bất kỳ phần mềm nào khác.
Hướng dẫn phân vùng ổ cứng tích hợp trong Windows 10
Bước 1: Nhấn chuột phải vào This PC rồi chọn Manage.
Bước 2: Màn hình sẽ hiện ra cửa sổ Computer Management. Ở phần bên trái bạn chọn Disk Management để đi tới mục quản lý ổ cứng.
Bước 3: Bạn sẽ thấy trên cửa sổ được liệt kê các ổ cứng có sẵn như ổ C, ổ D .v.v.
Để thực hiện việc phân vùng, bạn nhấp chuột phải vào ổ cứng mà bạn muốn chia rồi chọn Shrink Volume.
Bước 4: Sau đó cửa sổ Shrink Volume sẽ hiện lên. Tại đây sẽ có những mục mà bạn cần lưu ý.
· Total size before shrink in MB: Dung lượng ổ cứng trước khi chia.
· Size of available shrink space in MB: Dung lượng còn trống của ổ cứng đó.
· Enter the amount of space to shrink in MB: Nhập vào dung lượng mà bạn muốn chia từ ổ cứng.
· Total size after shrink in MB: Dung lượng của ổ cứng đó sau khi chia.
Bạn muốn ổ đĩa mới của bạn có dung lượng bao nhiêu thì nhập con số mà bạn muốn vào ô Enter the amount of space to shrink in MB rồi bấm Shrink.
Bước 5: Sau khi chọn Shrink xong bạn sẽ được đưa về lại cửa sổ Disk Management. Tại đây bạn sẽ thấy một phân vùng trống hiện lên bên cạnh các phân vùng ổ cứng có sẵn. Tuy nhiên phân vùng đó chưa được định dạng, để định dạng thì bạn nhấp chuột phải vào phân vùng đó và chọn New Simple Volume.
Bước 6: Màn hình sẽ hiện ra cửa sổ Welcome to the New Simple Volume Wizard, bạn chỉ cần bấm Next để tiếp tục.
Bước 7: Trên cửa sổ New Simple Volume Wizard, bạn sẽ chọn dung lượng lưu trữ cho phân vùng mới rồi bấm Next.
Bước 8: Nếu bạn muốn thay đổi ký hiệu ổ cứng ví dụ như A,B,C,D,E,… thì bạn có thể thay đổi ở dòng Assign the following drive letter, sau đó bấm Next để tiếp tục.
Bước 9: Tiếp theo là bạn lựa chọn định dạng cho phân vùng ở mục File system, thông thường bạn nên chọn định dạng là NTFS. Sau đó bạn có thể đặt tên cho phân vùng ở Volume label.
Bước 10: Bấm Finish để hoàn tất việc phân vùng ổ cứng.
Cách gộp ổ cứng lại thành một
Ví dụ bây giờ mình muốn gộp ổ E vào ổ D thì việc đầu tiên cần làm là copy dữ liệu quan trọng trong ổ E lại.
Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + X rồi chọn Disk Management.
Bước 2: Nhấn chuột phải vào ổ đĩa E và chọn Delete Volume.
Bước 3: Tới đây máy tính sẽ thông báo bạn cần sao lưu lại dữ liệu quan trọng có trong ổ đĩa. Nếu bạn làm rồi thì bấm Yes.
Bước 4: Bạn nhấp chuột phải vào ổ D và chọn Extend Volume.
Bước 5: Sau khi cửa sổ Extend Volume hiện lên thì bạn nhấn Next.
Bước 6: Tại phần Selected bạn chọn Disk 1 như trong hình và tùy chọn dung lượng muốn gộp. Nếu muốn gộp hết hãy để nguyên thông số ban đầu và chọn Next .
Bước 7: Sau khi hệ thống hoàn thành việc gộp ổ đĩa bạn bấm Finish.
Vậy là trên đây mình đã hướng dẫn xong cách phân vùng ổ cứng và cả cách gộp ổ cứng trên Windows 10. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi, chúc các bạn thành công!