Có những tựa game mà cốt truyện của nó được khắc họa một cách tài tình và khéo léo, khiến người chơi không khỏi bất ngờ ngay cả khi đã đi đến cuối chặng đường. Hoặc cũng có những thể loại cốt truyện đưa người chơi qua những cung bậc cảm xúc, những tình tiết thăng trầm khiến họ bật khóc lúc nào không hay. Để làm được những điều này, nhà phát triển đã phải nghĩ ra những cách kể chuyện vô cùng khôn khéo. Đó có thể là thành quả của những ý tưởng sáng tạo, hoặc đó cũng có thể là kết quả của việc vượt qua những rào cản về mặt kỹ thuật. Sau đây là top 8 tựa game có cách kể chuyện tài tình giúp định hình thế giới game.

Chú ý: Có spoiler!!!

The Last of Us: Part 2

Naughty Dog đã đặt fan của mình vào một tình thế khó xử trong The Last of Us 2. Cụ thể là sau khi Abby giết Joel một cách dã man, nhân vật chính Ellie cảm thấy không thể cưỡng lại được ham muốn trả thù nên chúng ta điều khiển cô ấy thực hiện nhu cầu báo thù của mình. Mọi chuyện sau đó diễn ra tốt đẹp theo ý của Ellie, và mọi người đều vui vẻ, nhưng đó là cho đến khi game cho chúng ta vào vai của Abby. 

game kể chuyện

Thành thật mà nói, hành động này khiến cho người chơi cảm thấy rằng việc điều khiển Abby giống như là một chi tiết phụ họa khiến cho cảm xúc của người chơi bị lẫn lộn, khi phải ra tay sát hại một người phụ nữ, cũng như là để kéo dài thời lượng game thêm vài chục phút. Tuy nhiên, người chơi sẽ sớm nhận ra rằng kết game còn lâu mới tới, và dù người chơi muốn hay không thì vẫn phải “dính líu” tới Abby.

game kể chuyện

Tiếp đó, bạn trong vai Abby sẽ đối mặt với Ellie trong một cuộc chiến sống còn. Sau đó nữa, người chơi sẽ được quay lại vị trí của Ellie, và tiếp đó lại là… Abby, và lại một lần nữa là Ellie. Sau khi người chơi hoàn thành màn cuối cùng trên đảo Santa Barbara, thủ thuật kể chuyện của nhà phát triển game có thể khiến cho người chơi cảm thấy tức giận vì họ đã để số phận của nhân vật phản diện bị tuột khỏi tầm tay. Cho đến khi cảm xúc lắng xuống, một số người mới nhận ra rằng đây là một dạng mánh khóe của nhà phát triển. Naughty Dog muốn người chơi có cảm nhận sâu sắc về Abby, và dù cho đến cuối cùng chúng ta cảm thấy ghét hay thích nhân vật Abby đi chăng nữa, thì nhà phát triển cũng đã đạt được mong muốn của họ.

GRIS

Nền tảng nghệ thuật 2 chiều của GRIS được thực hiện bởi studio Tây Ban Nha, Nomada đã thành công trong việc gợi lên những cảm xúc mạnh mẽ của game thủ, nếu như không muốn nói là tương tự như The Last of Us 2. Điều thú vị của tựa game này đó là bất chấp việc bạn có phá đảo game, cũng như là làm đủ hết các trò mà nhà phát triển cài trong game, nhưng vẫn chưa chắc là bạn hiểu được tựa game này nói về cái gì. Trong suốt cuộc phiêu lưu ngắn ngủi này, nhân vật chính nhận được các kỹ năng mới và thế giới xám xịt dần trở nên đầy màu sắc, nhưng mà tại sao nó lại như vậy?

game kể chuyện

Một game thủ từng học môn tâm lý học đã nhanh chóng nhận ra ý nghĩa thật sự đằng sau tựa game GRIS. Những cái tên do nhà phát triển đặt cho các giai đoạn khác nhau của tựa game chính là điểm hay ho. “Từ chối”, “ Giận dữ”, và tiếp đến đó là “ Mặc cả”, “Trầm cảm”, và “Chấp nhận”. Nói cách khác, anh chàng game thủ đó hiểu rằng, cấu trúc game của Nomada Studio dựa trên mô hình tâm lý của Elisabeth Kübler-Ross. Nó mô tả 5 giai đoạn đau buồn của một bệnh nhân mắc bệnh nan y, và gia đình của họ phải vật lộn với khó khăn và biết trước cái chết không thể tránh khỏi.

game kể chuyện

Lý thuyết này thường được áp dụng cho cách một người vừa trải qua sự mất mát của người thân. GRIS sử dụng chủ đề này, nhưng điều thú vị hơn đó là trong tiếng Tây Ban Nha, từ này cũng có nghĩa là màu xám – màu sắc “thống trị” thế giới game trong giai đoạn đầu tiên của nhân vật – “Từ chối”. Ở các màu sau như màu đỏ, lục, lam và cuối cùng là màu vàng, tất cả chúng đều thể hiện trạng thái cảm xúc đang thay đổi của nhân vật. Theo trải nghiệm cá nhân, thủ thuật kể chuyện đơn giản này đã nâng game GRIS lên cái tầm của kiệt tác. Mặc dù bạn sẽ không trải nghiệm được gameplay nhiều trong tựa game này, bạn vẫn sẽ bị cuốn hút bởi khái niệm và cảm xúc mà nó tạo ra. 

God of War (2018)

Đôi khi nhà phát triển có thể sử dụng thành thạo các tài liệu gốc, và điều chỉnh nó một cách hoàn hảo sao cho phù hợp với nhu cầu mà họ muốn ở tựa game của mình. Một ví dụ điển hình nhất có thể kể đến chính là Santa Monica Studio đã sử dụng thần thoại Bắc Âu trong God of War 2018. Có thể nói, đây là một quyết định khó khăn, bởi vì họ phải đưa một nhân vật có nguồn gốc từ thần thoại Hy Lạp – Kratos – vào thế giới của các vị thần Bắc Âu. Ban đầu, có thể bạn sẽ nghĩ rằng điều này khiến cho nhiều họa tiết phổ biến của Hy Lạp hoặc Bắc Âu mất đi ý nghĩa của chúng, tuy nhiên điều đó đã không hề xảy ra. 

game kể chuyện

Thần thoại Bắc Âu là một khởi đầu tốt trong God of War để giúp người chơi tìm hiểu về các thần thoại thật sự. Thậm chí nhờ sự điều chỉnh hết sức toàn diện của nhà phát triển đã khiến cho việc tìm hiểu trở nên thú vị, và khiến cho các fan đem cả 2 ra so sánh. Điều này phần lớn đến từ những câu chuyện được kể bởi Mimir. Có vẻ như người càng có kiến thức am hiểu về thần thoại Bắc Âu, thì càng trở nên thú vị trong mắt người khác. Thật ra, lúc đầu nhiều người còn nghĩ rằng việc kể ra những câu chuyện về thần thoại có thể làm hỏng sự thú vị và nhận thức chung của game. 

game kể chuyện

Chỉ cần nhìn vào Kratos và đứa con Loki, chúng ta có thể phần nào hình dung được chuyện gì sắp xảy ra trong God of War. Tuy nhiên, có một chi tiết nhỏ đang cố gắng lẩn tránh khỏi sự tò mò của game thủ. Đó là nhân vật Loki nằm ở đâu trong cốt truyện này. Vị thần lừa dối và ma mãnh của Bắc Âu là người chịu trách nhiệm cho cái chết của Baldur – chính ông ta là người đã trao cho Hodur mũi tên đã giết chết anh trai mình. Cũng chính vì điều này nên sự hiện diện của anh ấy trong tựa game dường như là điều bắt buộc. 

game kể chuyện

Mặc dù danh tính của Loki có thể được đoán trước tương đối sớm nhờ vài mũi tên, cũng như là lượng thông tin thưa thớt được đưa ra một cách đáng ngờ về một nhân vật mang tính quan trọng trong cốt truyện, người chơi vẫn cảm thấy bất ngờ khi được game tiết lộ. Sau khi biết được câu đố ẩn đằng sau Loki, người chơi nhận ra rằng phong cách kể chuyện của nhà phát triển game đã đánh lừa họ dễ dàng đến mức nào. Thủ thuật tường thuật của họ – biến đổi thần thoại Bắc Âu sao cho để tất cả những thay đổi mà họ thực hiện đều ít nhất là hội tụ tại một thời điểm. Điều thú vị là thay vì cảm thấy bị lừa dối, người chơi lại cảm thấy muốn trải nghiệm cảm giác đó nhiều hơn thế. 

Twelve Minutes

Tựa game này có cốt truyện tạm ổn, còn gameplay thì khiến bạn cảm thấy hơi mệt sau khi chơi được khoảng 2 tiếng. Tuy nhiên, Twelve Minutes lại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đưa người chơi hòa mình vào thế giới trong game thông qua cách mà nó kể chuyện. Trong quá trình chơi, nếu để ý, bạn sẽ thấy cốt truyện có nhiều tình tiết thú vị đang chờ bạn khám phá. Đây sẽ là những thứ giúp bạn đến gần với cái kết hơn và thoát khỏi vòng lặp thời gian 12 tiếng quái ác kia. Điều này cũng được xác nhận qua những phản ứng của nhân vật chính và qua bản thân tựa game này.

game kể chuyện

Càng ngày, bạn sẽ càng tìm thấy nhiều lối tắt trong cốt truyện để giúp bạn đạt được mục tiêu của mình một cách nhanh chóng hơn. Hoặc nó cũng có thể giúp người chơi trải nghiệm thử những phiên bản cốt truyện khác nhau mà không cần phải lặp lại tất cả các bước để đi đến khúc đó. Tưởng chừng như game sắp kết thúc tới nơi, vậy mà Twelve Minutes lại tung con át chủ bài của mình khiến game thủ phải điêu đứng.

game kể chuyện

Lúc này, bạn sẽ phát hiện ra rằng game còn rất nhiều thứ để khám phá chứ không chỉ đơn giản là chỉ có mỗi 1 sự thật trước mắt bạn. Thế là cùng với nhân vật chính, người chơi sẽ bắt đầu lần mò dấu vết, tìm kiếm những thứ mà mình đã bỏ lỡ. Sẽ có lúc bạn cảm thấy nản đó, nhưng những lúc như thế này bạn sẽ có xu hướng làm những điều kỳ dị, và chính những điều này sẽ đưa câu chuyện rẽ sang các hướng khác nhau, khiến bạn vô cùng tò mò. Mặc dù phần còn lại của cốt truyện trong Twelve Minutes khá là quái lạ, mấu chốt ở đây là nó sẽ khiến bạn có cảm giác như đang mắc kẹt trong vòng lặp thời gian giống nhân vật chính, buộc cả 2 phải tìm đường ra. Cốt truyện của Twelve Minutes có thể không xuất sắc, nhưng nó vẫn để lại một số ấn tượng nhất định trong tâm trí game thủ.

Gothic

Đôi lúc, nhà phát triển có tham vọng cực kỳ lớn, nhưng công nghệ thời bấy giờ lại không đủ để hiện thực hóa trọn vẹn ý tưởng đó. Vậy mà vẫn có studio tạo ra được một thế giới có quy mô nhỏ nhưng vẫn không khiến game thủ cảm thấy bị ngột ngạt hay hạn chế gì cả. Cụ thể hơn, đó là nhà phát triển Piranha Bytes với trò Gothic (2001). Mặc dù trò này vẫn có những chỗ chưa được hoàn hảo cho lắm, nó vẫn xứng đáng để trở thành thước đo về mức độ chân thực của thế giới trong game.

game kể chuyện

Thay vì “rào” người chơi lại bằng những bức tường vô hình, Piranha Bytes đã “nhốt” người chơi trong một màng chắn phép thuật mà bạn có thể nhìn thấy, và đây cũng chính là nền tảng để nhà phát triển vẽ nên toàn bộ phần cốt truyện. Tuy là thế giới trong Gothic khá là nhỏ đó, nhưng nó có rất nhiều thứ cho game thủ khám phá. Bạn sẽ muốn chui vào mọi cái hang, khám phá tất cả các cánh rừng, và lao mình vào những khu vực đầy bí hiểm. Cứ mỗi chặng, bạn sẽ có một nhiệm vụ để làm hoặc kho báu để truy tìm.

Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây là cái màng chắn ma thuật bao trùm toàn bộ bản đồ lại không hề có cảm giác gì gọi là “giả tạo” hay là cảm giác nó được tạo ra để giới hạn bối cảnh trong Gothic. Mục đích của nó được tạo ra là để ngăn chặn tù nhân trốn thoát, và nhân vật chính là một trong những tù nhân đó. Chính vì thế nên ngay từ đầu game, bạn sẽ hiểu được vì sao mình lại không thể đi xuyên qua cái màng chắn ngứa mắt này.

Để phá hủy nó, bạn có thể gia nhập lực lượng của 1 trong 3 phe phái, đi tìm bí mật của Dreamer, chạm mặt Xardas, vân vân. Cái màng chắn kia gần như chẳng bao giờ được xem như là tâm điểm của game, nhưng nó vẫn đóng vai trò tối quan trọng vì đây sẽ là một thử thách lớn mà bạn phải vượt qua.

Bioshock Infinite

Tựa game Bioshock Infinite có một cách kể chuyện cực kỳ tài tình với những pha bẻ cua cực gắt mà vẫn vô cùng hợp lý, khiến game thủ dù nhức đầu nhưng cũng phải gật gù khen hay. Ban đầu thì game sẽ kể chuyện về một chuyến phiêu lưu bình thường thôi nhưng dần dần bạn sẽ nhận ra rằng nó không phải vậy.

Tựa game này là cả một khung trời của những câu hỏi xoắn não. Ví dụ như tại sao cặp song sinh Lutece Twins, dường như lúc nào cũng biết lý do vì sao nhân vật chính Booker của chúng ta lại xuất hiện nơi đây. Sau đó đến các lỗ hổng xuyên không mà Elizabeth dùng để lấy vật phẩm và vũ khí từ những dòng thời gian khác. Rồi đến con Songbird khổng lồ nhìn cứ như thể là phiên bản tiến hóa của Big Daddy trong 2 phần Bioshock trước vậy.

Cái bất ngờ nhất là bạn sẽ dần hiểu rằng bạn đã sai trong suốt cả dòng thời gian, và theo một góc nhìn nào đó thì nhân vật chính mới là kẻ phản diện đứng sau tất cả. Và đảm bảo luôn là một khi đã dần hiểu Bioshock Infinite thì bạn sẽ thấy nó khác hoàn toàn với những gì bạn cảm nhận ban đầu. Nếu bạn chơi lần đầu mà khi kết game vẫn hiểu được những gì đã và đang diễn ra thì thuộc hàng đại tài luôn rồi đó.

Hades

Hades là một tựa game chặt chém phong cách roguelike, hay nói đúng hơn là một phần roguelike, vì vật phẩm bạn mở khóa được sẽ chuyển sang cho đợt chơi tiếp theo. Nghe có vẻ không liên quan nhưng nhà làm game Supergiant Games đã thực sự có thể khiến một tựa game thế này được đánh giá cao về phong cách kể chuyện.

Trong Hades, bạn sẽ không chỉ có thể trải nghiệm một cốt truyện hay mà hơn thế nữa, phong cách kể chuyện còn rất phù hợp với lối chơi. Trong game, bạn sẽ vào vai Zagreus, cậu con trai của Hades đã quá chán ngán cái kiểu cai trị độc tài của cha mình. Anh chàng quyết định lên đường thoát khỏi âm giới và đi tìm mẹ.

Zagreus sẽ bỏ mạng nhiều lần trên đường đi nhưng sau mỗi lần như thế thì anh chàng sẽ lại được Styx đưa về nơi xuất phát để bắt đầu lại một lần nữa. Có rất nhiều nhân vật mà mỗi khi nhân vật chính ngỏm, bạn sẽ có cơ hội lắng nghe những đoạn hội thoại mới và tìm hiểu điều gì đó thú vị. Điều này đã khiến cho những cái chết của Zagreus trở thành một phần chính và hợp lý trong cốt truyện của game.

Red Dead Redemption 2

Red Dead Redemption 2 là tiền truyện của phần game đầu tiên. Thế nên nếu bạn chơi nó trước khi chơi tựa game đầu thì chắc chắn game sẽ khiến bạn bất ngờ nhiều hơn với những tình tiết thú vị của nó. Bạn sẽ mong đợi băng đảng Dutch van der Linde phát triển hơn, mạnh mẽ hơn và dần sẽ có nhiều loại vũ khí hay ho hơn cho bạn dùng. Tuy nhiên mọi chuyện không đơn giản như vậy. Thế giới trong tựa game này không phải màu hồng, ít nhất là với những kẻ ngoài vòng pháp luật.

Trong chương thứ 4 của game, khi mà cả băng hạ trại tại Shady Belle thì bạn sẽ thấy chẳng có ai là anh hùng ở đây cả, và kết thúc có hậu là điều rất khó xảy ra. Mỗi người đều có những nỗi lo của mình, và khi có biến cố xảy ra thì chẳng ai có thời gian rảnh đâu mà lo lắng cho kẻ khác. Câu chuyện có thể có chút phũ phàng nhưng cũng chính vì thế mà Red Dead Redemption 2 mới chân thực, mới hay đến vậy. 

Trên đây là top 8 tựa game có cách kể chuyện tài tình giúp định hình thế giới game. Hy vọng bài viết này đã mang đến những gợi ý hợp lý để bạn có những phút giây giải trí tuyệt vời.

Tất nhiên, muốn chơi game ngon lành thì bạn cũng cần có một chiếc máy tính vận hành đáng tin cậy. Nếu đang cần tìm chiếc máy như vậy thì bạn có thể đến với GearVN – hệ thống cửa hàng Hi-end PC, gaming gear chuyên nghiệp và uy tín hàng đầu Việt Nam. Với đội ngũ vốn xuất thân từ dân mê game và streamer mà ra, GearVN luôn hiểu khách hàng muốn gì, cần gì để mang đến những sản phẩm tốt nhất và trải nghiệm tuyệt vời nhất!

PC GEARVN

Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại GVN 360 như:

Link hình nền TẠI ĐÂY!

Nguồn: Game Pressure


Mời các bạn theo dõi fanpage của chúng mình theo đường link dưới đây để cập nhật những tin tức về game, công nghệ và nhiều thông tin thú vị khác nữa nhé!

GVN 360