Trong quá khứ đã tồn tại hàng chục các tựa game mặc dù đi tiên phong, lại chẳng nhận được nhiều sự ưu ái và tình yêu từ phía game thủ. Có thể các tựa game đó chưa đủ hay, nhưng cũng chính nhờ sự ra đời ấy mà chúng ta mới có được những tựa game siêu phẩm như ngày nay. Ví dụ như các tựa game thuộc thể loại sinh tồn ra mắt năm 2020 thì nổi đình, nổi đám, còn những tựa game sinh tồn ra mắt từ những năm 90 thì chẳng được mấy ai để ý. Hoặc là dòng game “deckbuilder” phải tốn một khoảng thời gian rất lâu mới trở nên thịnh hành, trong khi tựa game Magic: The Gathering đã đi tiên phong thể loại đó trên PC từ tận 25 năm trước. Trong bài viết này, GVN 360 tụi mình sẽ tổng hợp lại top 6 tựa game tạo ấn tượng mạnh trong ngành PC gaming nhưng ít ai biết đến.

Star Control 2 – Tạo ra nền móng cho các tựa game thám hiểm không gian

Tựa game này kể về một người thuyền trưởng phi thường, tập hợp một phi hành đoàn bao gồm những người ngoài hành tinh kỳ lạ, nhằm thực hiện nhiệm vụ giải cứu thiên hà khỏi một chủng tộc diệt chủng. Game cho bạn khám phá các hành tinh, khai thác thế giới để tìm tài nguyên. Ngoài ra, Star Control 2 cũng có các cuộc hội thoại có thể tùy chọn (multiple-choice dialogues) được lồng tiếng đầy đủ với hệ thống danh tiếng (reputation system), và thậm chí là có cả cô gái ngoài hành tinh da xanh gợi cảm cho các bạn tình tứ. Nghe có vẻ khá giống với Mass Effect phải không? Trong khi Star Control phần đầu tiên là cái đã bắt đầu mọi thứ, phần thứ 2 mới là phần đã đặt cho chúng ta một khuôn mẫu để thám hiểm và khám phá không gian – thứ không thay đổi nhiều trong vòng 30 năm qua.

Còn vì sao mà nó hiếm khi được đề cập đến ngày nay, thì có một vài lý do. Đầu tiên thì Star Control 3 được làm bởi studio khác không được hay. Thứ 2 là sự nỗ lực của Stardock trong công cuộc hồi sinh lại series này cũng không thành công cho lắm, do vướng phải các vấn đề về mặt pháp lý. Thứ 3, các phiên bản của game nằm trên nền tảng Steam hoặc GOG đều là các phiên bản gốc của DOS. 

Rất may, các phiên bản khác tốt hơn tồn tại dưới dạng các bản remaster không chính thức (nó tích hợp những cái tinh túy nhất từ nhiều phiên bản), và nâng cấp phiên bản HD của game, chỉ có điều là tính pháp lý của chúng thì lại rất mơ hồ.

Magic: The Gathering – Ra đời còn trước cả khi dòng game deck-building (card game) xuất hiện

Thời nay, dòng game deck-building một khi đã đụng vô thì rất khó mà thoát ra. Tính trong năm nay thôi là đã có hàng tá các tựa game như thể ra đời. Tuy nhiên vào năm 1997, các tựa game này lại được phát triển rất giới hạn. Vì vậy nên có thể nói phiên bản chuyển thể thành game PC ra mắt năm 1997 của Magic: The Gathering là 1 cơn chấn động các bạn ạ. Lý do là vì nó không chỉ là một bản chuyển thể xuất sắc của trò thẻ bài Magic: The Gathering đang nổi, mà nó còn có chế độ chơi chiến dịch (campaign) mở rộng đáng kinh ngạc có tên là Shandalar – một hiện tượng chưa từng có vào thời điểm đó.

Magic: The Gathering sở hữu một phần là game nhập vai thế giới mở, một phần là từ dòng game Heroes Of Might & Magic, và lối chơi của nó là đánh bài. Với vai trò là một vị phù thủy lang thang, bạn sẽ chu du khắp bản đồ rộng lớn, chiến đấu với các loại quái vật trong ngục tối, đồng thời thách thức các chúa tể phù thủy khác làm đối thủ, và mua bán thẻ bài trong thị trấn. 

Nguyên nhân tại sao Magic: The Gathering không còn được nhắc tới nữa phần lớn là bởi vì chúng ta không còn cách hợp pháp nào khác để mua được game, ngoại trừ việc lên eBay mua lại các phiên bản second-hand. Với lại để có thể chơi được tựa game này trên các bộ PC hiện đại cũng là một vấn đề nan giải. Cũng có một số fan nỗ lực tạo ra các phiên bản không chính thức của chế độ Shandalar, nhưng vẫn chưa có cái nào thành công cả.

Kill.switch – Tạo ra thể loại cover-shooter

Mặc dù thể loại cover shooter bây giờ không được bàn tán nhiều cho lắm, đây lại là 1 trong những thể loại nổi bật nhất trong làng game trong khoảng thời gian khá dài đó các bạn ạ. Gears of War là cái tên mà hẳn nhiều bạn sẽ nghĩ đến đầu tiên khi nhắc đến game bắn súng cover shooter, vì dù gì đây cũng là trò đình đám giúp làm rạng danh thể loại này.

Nhưng Kill.switch của Namco mới là tựa game cover shooter đầu tiên khai sinh ra thể loại hành động bắn súng cover shooter này. Tựa game đã giới thiệu cơ chế bắn bừa (blind fire), tức là chỉ đưa cây súng ra bắn địch, còn người cầm súng thì vẫn đang núp. Tuy nó không hữu dụng lắm ngoài đời thực, nhưng với camera góc nhìn thứ ba trong game thì cơ chế này lại khá là hữu dụng đó.

Trò này đã nhanh chóng bị phai mờ trong tâm trí game thủ, chủ yếu là vì Kill.switch không thật sự xuất sắc cho lắm. Nó không có những nhân vật đồ sộ, súng ống độc đáo, hay những con quái vật kinh tởm như trong Gears of War, mà Kill.switch chỉ là 1 trò cover shooter với tông màu xám nâu nhìn cứ nhàn nhạt; cộng với đó là thời lượng game cũng rất ngắn và gameplay cũng không có gì gọi là thử thách cả. Ngoài ra, game này cũng cập bến PC khá là trễ, cho nên tới lúc đó là Kill.switch không còn “nóng hổi vừa thổi vừa ăn” nữa rồi.

Painkiller – Khai sinh ra thể loại FPS hell-grinding độc đáo

Vào khoảng năm 2004, xu hướng game lúc đó là phải ghê ghê gớm gớm, càng u ám càng tốt. Ngay cả Doom cũng tái xuất dưới hình dạng của 1 tựa game với tiết tấu chậm hơn, đậm chất điện ảnh hơn, và có thêm yếu tố kinh dị trong đó. Và thế là trò Painkiller đã được sinh ra đời như là 1 cú tát thẳng vào mặt xu hướng đó với gameplay tiết tấu nhanh, được lấy cảm hứng từ các yếu tố kinh điển của những năm 90.

game PC

Tiếc là Painkiller không thể nắm giữ vị thế độc tôn này trong thời gian lâu các bạn ạ. Đã có những đối thủ khác xuất hiện nhằm cạnh tranh với Painkiller, chúng đến rồi đi, và những nỗ lực giúp series này chiếm lại sự quan tâm của game thủ gần như là thất bại hoàn toàn. Hai phiên bản kế nhiệm là Painkiller: Overdose và Painkiller: Resurrection không xuất sắc bằng phần đầu tiên, và hầu hết đều bị giới phê bình chê tơi tả.

game PC

Phiên bản remake Hell & Damnation ra mắt năm 2013 tính ra cũng ổn áp đó, nhưng nó lại biến mấy màn đặc sắc thành nội dung trong DLC để “hút máu” người chơi, nên game thủ cũng chẳng mấy mặn mà với nó. Cũng tại thời điểm đó, mấy trò FPS retro bắt đầu nở rộ. Đó là chưa kể cộng đồng modder của Doom cũng mổ xẻ Painkiller để vay mượn một số yếu tố và biến nó thành bản mod gameplay Painslayer tuyệt cú mèo. Thế cho nên game thủ chẳng còn lý do gì để quay lại với Painkiller nữa.

Wing Commander Privateer – Định hình thể loại bắn tàu và giao thương ngoài không gian

Nếu bạn mê Star Wars thì ít nhiều gì cũng có thời điểm bạn muốn trở thành Han Solo – một chỉ huy của tàu không gian, một kẻ buôn lậu, một người anh hùng, và cũng là một kẻ chuyên… gây rối. Cái cảm giác đi trộm những món đồ quý giá và rượt đuổi phi thuyền, bắn nhau với mấy tên cướp kiểu gì cũng sẽ khiến tim của mấy bạn game thủ đập thình thịch. Mấy game thuộc thể loại này cũng đã có từ lâu rồi, nhưng Wing Commander: Privateer mới là tựa game định hình thể loại này, mang đến gameplay đậm chất điện ảnh Hollywood.

game PC

Với các cuộc nói chuyện mặt đối mặt, các nhân vật thú vị, và cơ chế combat được bê nguyên xi từ series Wing Commander chính, Privateer đã tạo ra khuôn mẫu cho những tựa game sau này làm theo.

game PC

Mặc dù bạn có thể chơi trò này tên GOG dễ dàng, Privateer lại không được nhắc đến nhiều, đơn giản là vì nó hoàn toàn “lép vế” so với những trò sau này, chẳng hạn như dòng game X của Egosoft, series Freelancer, Everspace 2, hay thậm chí là Star Citizen. Dù vậy, vẫn có 1 số tựa game đã giúp giữ lửa giùm Privateer, ví dụ như là trò Rebel Galaxy Outlaw có đồ họa và cơ chế gameplay rất giống với Privateer, mặc dù trò này cũng không được nhiều người biết đến cho lắm.

Robinson’s Requiem – Đặt nền móng cho thể loại sandbox sinh tồn đầy thử thách

Robinson’s Requiem là một trong số những trò đình đám đầu tiên trong thể loại sandbox sinh tồn, và nó cũng khó hơn, đa dạng hơn so với hầu hết những tựa game cùng thời. Có vẻ như studio Silmarils (Pháp) đã không hài lòng với những gì mà các trò khác đã làm được.

game PC

Nguyên nhân vì sao Robinson’s Requiem và phiên bản kế nhiệm của nó không được nhắc đến nhiều có thể là vì nó đi quá xa so với thời đại, và có phần hơi quá lố về mặt mô phỏng. Trong đoạn clip ở trên, có rất nhiều cách mà nhân vật trong game có thể lìa đời. Rõ ràng là có một lượng game thủ rất thích thú với thể loại sandbox sinh tồn (nếu không thì Robinson’s Requiem đã không có phần tiếp theo rồi), nhưng tiếc là ý tưởng này vẫn chưa thật sự sẵn sàng để được đông đảo game thủ đón nhận.

game PC

Những trò Robinson rất khó để tiếp cận, do chúng đòi khỏi kỹ năng của bạn phải thật sự nhuần nhuyễn, và giao diện trong game lại rất là cồng kềnh. Phần khác thì do nó không quá phổ biến nên fan cũng không hứng thú làm bản mod hay bản remaster, remake cho game này làm chi.

Trên đây là top 6 tựa game làm xoay chuyển cả ngành PC gaming nhưng ít ai biết đến. Hy vọng bài viết này đã mang đến những gợi ý hợp lý để bạn có những phút giây giải trí tuyệt vời.

Tất nhiên, muốn chơi game ngon lành thì bạn cũng cần có một chiếc máy tính vận hành đáng tin cậy. Nếu đang cần tìm chiếc máy như vậy thì bạn có thể đến với GearVN – hệ thống cửa hàng Hi-end PC, gaming gear chuyên nghiệp và uy tín hàng đầu Việt Nam. Với đội ngũ vốn xuất thân từ dân mê game và streamer mà ra, GearVN luôn hiểu khách hàng muốn gì, cần gì để mang đến những sản phẩm tốt nhất và trải nghiệm tuyệt vời nhất!

PC GEARVN

Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại GVN 360 như:

Link hình nền TẠI ĐÂY!

Nguồn: PC Gamer


Mời các bạn theo dõi fanpage của chúng mình theo đường link dưới đây để cập nhật những tin tức về game, công nghệ và nhiều thông tin thú vị khác nữa nhé!

GVN 360