Việc gì cũng vậy, không nhất thiết phải có một khởi đầu hoàn hảo thì mới có được kết thúc như mơ. Có những tựa game đã bị xem là dead game nhưng về sau lại thành công không tưởng, ít nhiều cũng để lại sức ảnh hưởng đến ngành công nghiệp game.
Vanquish
Được phát triển từ năm 2007 và ra mắt vào năm 2010. Vanquish là một tựa game được phát triển bởi Platinum Games dưới sự chỉ đạo của đạo diễn Shinji Mikami, người đã được xem là một trong những nhà làm game thành công nhất Nhật Bản sau những tác phẩm để đời như Resident Evil và Dino Crisis.
Là một tựa game bắn súng viễn tưởng góc nhìn thứ 3, Vanquish vốn không được trông đợi gì nhiều do game thủ lúc đó cũng đang chán nản và không mấy mặn mà với thể loại này. Cốt truyện của tựa game cũng được đánh giá là khá nhạt, tuy nhiên may mắn thay là nhà phát triển đã không để điều đó cản trở mục đích thực sự của tựa game, đó là mang đến cho người chơi những trận chiến rực lửa, nhịp độ nhanh và cực kỳ kích thích.
Từ bộ giáp siêu cơ động của nhân vật trong game cho đến hệ thống vũ khí nhưng khoảnh khắc slow motion mãn nhãn đều được đánh giá rất cao. Cảm giác phấn khi khi chơi tựa game này cũng tương tự như chơi DOOM vậy. Mặc dù game hiện tại đã lỗi thời, nhà sản xuất cũng không định làm tiếp phần sau nhưng ít nhất thì nó cũng đã đến và đi như một huyền thoại.
Okami
Okami ban đầu là một tựa game độc quyền của PS2, cụ thể hơn thì là một trong những tựa game cuối cùng của PS2 trước khi mẫu console này bị thay thế bởi PS3. Tựa game này là đối thủ trực tiếp của Zelda, kết hợp văn hóa dân gian và thần thoại Nhật Bản để tạo ra nét độc đáo không lẫn vào đâu được, Okami được báo chí và giới phê bình lúc đó không tiếc lời ca ngợi. Tuy nhiên nó lại có doanh số tương đối thấp, chỉ 600.000 bản toàn cầu, có lẽ một phần là do lối đồ họa theo kiểu tranh dân gian Nhật làm cho tựa game trở nên kém hấp dẫn trong mắt những ai chưa từng chơi qua.
Tuy nhiên thì dù sao game đỉnh vẫn là game đỉnh, và chỉ việc thiếu danh số ban đầu là không đủ để làm lu mờ huyền thoại. Về sau, Nintendo và Sony cũng mang Okami lên kho game của Wii và PS3. Tựa game về sau được nhiều người biết đến hơn để rồi cuối cùng nó cũng được vinh danh như một trong những tựa game hay nhất mọi thời đại.
Fahrenheit
Từ cuối những năm 90, đạo diễn David Cage và Quantic Dream đã bắt đầu đề cập đến thể loại game mang đậm tính điện ảnh, đầu tư cực kỳ kỹ lưỡng về mặt cốt truyện để người chơi có thể thả hồn vào game như đang sống chính cuộc đời của họ.
Tựa game đầu tiên như vậy là Fahrenheit, được ra mắt hồi năm 2005. Rõ ràng là nó vẫn hay và đem lại trải nghiệm sâu sắc, độc đáo nhưng vì còn rất mới nên công chúng lại chưa thể xác định rõ được tựa game này thuộc thể loại nào, từ đó đưa ra đánh giá một cách công bằng. Kết quả là nó không quá thành công về mặt thương mại. Tuy nhiên tựa game này lại mang tính lịch sử rất quan trọng khi mở đường cho các tựa game cùng thể loại mà gần đây phải kẻ đến nhất đó là siêu phẩm Detroit: Become Human. Mỗi khi chơi những tựa game như thế này, chúng ta đều nên nhớ lại khởi đầu đầy tham vọng của nó, một dự án tên là Fahrenheit
Demon’s Souls
Đây rồi, cái “rổ hành” nổi tiếng nhất của From Software bắt đầu từ đây chứ đâu.
Chơi game là để giải trí chứ không phải để hành xác. Khi “Demon’s Souls” hoàn thành, Sony – đơn vị giữ bản quyền độc quyền – lại không xem trong nó một cách đúng mực mà mang bán một cách vô tội và cho các nhà phát hành như Atlus và Namco. Ông lớn ngành video game Nhật Bản Shuhei Yoshida cũng thẳng thắn nhận định tựa game này thật sự là rất tào lao.
Tuy nhiên chẳng ai ngờ được một điều là đứa con ghẻ ấy của Sony lại thực sự tỏa sáng. Tuy nhiên thì cuối cùng nó cũng nhận được những gì xứng đáng thuộc về nó. Game thủ Bắc Mỹ và Châu Âu phát cuồng vì Demon’s Souls. Hóa ra việc bị ném vào một thế giới tàn khốc, có hệ thống chiến đấu độc đáo, ít chỉ dẫn, nhiều bí ẩn và không có cốt truyện rõ ràng lại mang đến sự cuốn hút rất riêng. Khơi dậy khát khao chinh phục cho mỗi game thủ.
Đây chính là khởi đầu hoàn hảo cho Souls series gồm Demon’s Souls và 3 phần của Dark Souls đã làm làm cho cả thế giới phải biết đến Form SoftWare.
Beyond Good And Evil
Tựa game này về cơ bản là một nồi lẩu thập cẩm đúng nghĩa. Nó pha trộn giữa rất nhiều thể loại với nhau. Một chút của phiêu lưu thế giới mở, một chút của hành động góc nhìn thứ 3, một chút của thể loại platformer kèm theo hành động lén lút và hàng tá thể loại khác. Người ta chẳng thể nào xác nhận được thể loại chính của tựa game này và việc đó phần nào cũng làm cho hiệu quả thương mại giảm đi, tham vọng của Ubisoft với tựa game này cũng không thực hiện được.
Tuy nhiên, nếu bạn đã từng trải nghiệm thì bạn mới biết tựa game này hay như thế nào. Tựa game đã làm được 2 điều mà nhà thiết kế game Michel Ancel đã tuyên bố ngay từ đầu là thế giới mở và một cốt truyện sâu sắc, nó đã làm được và làm một cách hoàn hảo. Mặc dù nó đúng là một nồi lẩu thập cẩm thật đấy, nhưng bằng một các nào đó, Michel Ancel và đội ngũ của mình đã khiến cho nó thực sự ngon.
Nier
Ngay từ đầu, đây chỉ là một bản phụ của series Drakengard, được ra mắt năm 2011 mà thôi. Trong mắt game thủ lúc đó thì có vẻ như nó chỉ là một cách “vắt sữa” Drakengard của Square Enix mà thôi. Vậy mà nó lại có thể trở thành nền tảng cho Nier: Automata đình đám sau này thì cũng khá là lạ đấy.
Tuy nhiên thì đó chỉ là cái vẻ bề ngoài. Nier được xây dựng cốt truyện cực kỳ kỹ lưỡng và các chi tiết đều được gắn kết chặt chẽ. Tựa game mở màn vô cùng ấn tượng với cảnh một người cha cố bảo vệ cô con gái nhỏ của mình khỏi nanh vuốt khỏi lũ quái vật khủng khiếp như bước ra từ ngày tận thế. Đó là phần mở màn, tiếp theo sau đó là timeskip đến 1321 năm sau, và cuộc phiêu lưu chính thức bắt đầu.
Nói chung là game rất hay, có thể những định kiến trước đó của game thủ về Nier khiến cho người ta không trông đợi gì nhiều. Nhưng nếu bạn chịu gạt bỏ chúng qua một bên thì bạn sẽ được trải nghiệm một cuộc hành trình thú vị, độc nhất và vô cùng đặc biệt.
Alpha Protocol
Obsidian Studios đã ôm một lần 2 tựa game cùng lúc là Alpha Protocol và Alien: Marine Marines. Riêng Alien: Marine Marines thì fail sấp mặt vì phát hành trong tình trạng hoàn thiện vội vàng, lỗi lung tung beng cả lên. Cho nên tựa game Alpha Protocol ngay từ đầu cũng không được cộng đồng kỳ vọng cao.
Tuy nhiên sau khi người chơi thực sự trải nghiệm Alpha Protocol thì họ mới nhận thấy nó thực sự hay, các nhánh cốt truyện đèu được hoàn thiện rất tốt, nôi dung sâu sắc và phong phú với vô số lựa chọn cho người chơi. Mỗi một quyết định đều cần một cái đầu lạnh và cách xử lý thông minh, nếu không thì chính bạn sẽ phải nhận hậu quả từ nhúng sai lầm của mình.
Ico
Quay trở lại những ngày đầu của thế hệ PS2. Một nhà thiết kế non trẻ là Fumito Ueda đã gia nhập vào đội ngũ sản xuất game độc quyền cho Sony. Anh này đã lấy mô típ “anh hùng trẻ tuổi giải cứu công chúa xinh đẹp” để tạo ra tựa game Ico.
Tuy nhiên Ico thực sự không phải là một tựa game hấp dẫn, nó không có trọng tâm, không có tăng tiến sức mạnh, cũng không có hệ thống vũ khí và thậm chí là những cuộc đối thoại nhân vật rõ ràng. Tuy chỉ bán được nửa triệu bản nhưng đây chính là tựa game đã đặt nền móng vững chắc cho Shadow Of The Colossus – tựa game được nhiều người ca tụng là hay nhất PS2 – ảnh hưởng lớn đến ngày công nghiệp game sau này. Từ các tựa game thuộc hàng bom tấn như series The Last Of Us cho đến game indie như Limbo. Ico có thể bị lãng quên nhưng tác động của nó đến ngành công nghiệp game là mãi mãi.
God Hand
Quay trở lại với nhà làm game Shinji Mikami, ngay khi gặt hái được nhiều thành công với RE4, anh lại tạo ra một tựa game gây tranh cãi.
Nó nhận được đánh giá 3/10 từ IGN, cực kỳ tệ luôn. Tựa game thất bại gần như ngay lập tức và thậm chí khiến Clover Studios đóng cửa sau đó. Tuy nhiên nói đi thì cũng phải nói lại, trên một mức nào đó thì nó vẫn đáng chơi.
Đồng ý nhạc nền chán ngắt, cũng như thiếu đầu tư vào cốt truyện và nhiều thứ khác. Nhưng tựa game cũng mang đến cơ chế chiến đấu mới lạ, độc đáo và có độ tùy biến cực cao. AI mạnh mẽ, linh hoạt không như mấy cái “bao cát” trong nhiều tựa game đánh đấm khác.
God Hand là một tựa game tệ? Không đâu.
Jade Empire
Jade Empire được ra mắt vào cuối dòng đời của Xbox trước khi nó bị thay thế bởi Xbox 360. Tất nhiên là game bị ảnh hưởng nặng nề trước sự thay đổi đó.
Tựa game lấy cốt truyện từ Kotor và kết hợp nó với phong cách võ hiệp Trung Quốc, tạo ra một sức hấp dẫn rất riêng. Thế giới của tựa game tràn ngập những câu chuyện thần thoại phong phú và thú vị, yếu tố giả tưởng được đánh giá cao, Kung-Fu Action cũng được hoàn thiện tốt. Sau đó thì cuối cùng, một bản cho PC cũng được phát hành, mang tựa game đến cho những người chưa biết và đièu gì đến thì cũng phải đến và tựa game cũng nhận được sự ủng hộ nồng nhiệt như nó vẫn luôn xứng đáng.
Enslaved: Odyssey To The West
Tựa game lấy cảm hứng từ cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Journey To The West. Thêm những màn motion-capture được thể hiện bởi Andy Serkis và kịch bản được viết bởi Alex Garland (biên kịch của Ex Machina). Tuy nhiên, game ngay từ đầu dã không làm được những điều mà người ta mong đợi.
Đến một thời gian sau khi các game thủ và cánh báo chí công nghệ “đào mộ lại thì tựa game này mới thật sự tỏa sáng. Game sẽ đưa bạn đến với cặp đôi Monkey và Trip khi họ cùng nhau băng qua những vùng đất hoang tàn thời kỳ hậu tận thế, chứa đầy những mỗi đe dọa đến từ mấy con robot khó chịu, nhiều người tỏ ra rất thích thú với tựa game này. Mặc dù bao nhiêu đó là không đủ để cứu vãn doanh số nhưng có còn hơn không và Ninja Theory xứng đáng nhận được lời khen ngợi với tựa game này.
Spec Ops: The Line
Tựa game này đã có một bước đi táo bạo khi cố tạo ra một điều gì đó khác biệt và độc nhất so với những tựa game khác cùng thể loại. Nếu nhìn sơ qua thì bạn sẽ chẳng thấy nó có gì hay ho cả. Không có điểm nổi bật đáng kể nó chỉ đơn giản là game bắn súng góc nhìn thứ 3. Người chơi đi cùng với 1 team do AI (2 con bot) điều khiển. nhân vật của bạn sẽ liên tục trải qua những trận combat đầy máu me khói lửa và cố để sống sót. Đó là còn chưa kể đến việc nó không được đẩy mạnh quảng cáo và gần như lọt thỏm giữa những tựa game na ná nhau.
Tựa game lấy bối cảnh giả tương tại Dubai, vừa bị chiến tranh tàn phá. Nhân vật chính đã mắc phải một sai lầm kiến anh ta tàn sát dân thường vô tội, điều đó khiến anh ám ảnh. Cả chiều dài của tựa game là cuộc hành trình gian khổ của anh để đòi lại công lý và sự thật.
Điểm sáng của game là cốt truyện độc, nhân vật chính không đóng vai người hùng như những game, phim về chiến tranh khác. Thay vào đó là vạch trần tội ác chiến tranh như các bộ phim The Deer Hunter và Apocalypse Now (2 bộ phim cực kỳ nổi tiếng về chiến tranh Việt Nam).
Deadly Premonition
Đây là một tựa game kinh dị trinh thám, lấy điểm nhấn là những bí ẩn xung quanh các vụ giết người. Nó khá fail và nhanh chóng bay màu khỏi các bảng xếp hạng. Tuy nhiên vài năm sau đó thì nó lại vẫn sống tốt và đem lại nguồn doanh thu lớn, được mang lên PC và PS3 và được đón nhận trên khắp thế giới.
Deadly Premonition căn bản không phải là một game hay từ thiết kế hình ảnh đến game play được hoàn thiện rất kém. Cốt truyện thì nhạt và thậm chí có cả những đoạn hội thoại không có phụ đề tiếng Anh.
Bất chấp việc đó, nó vẫn trở nên nổi tiếng, có lẽ phần nhiều là do những chủ đề của kịch bản trong game thực sự rất cuốn hút, mê hoặc và dễ lan truyền. Không quá xuất sắc nhưng dễ hiểu, dễ cảm nhận và gây ấn tượng mạnh.
Psychonauts
Tim Schafer là một nhà phát triển game sáng chói trong thời kỳ hoàng kim của LucasArts. Tuy nhiên sau nhiều lần thất bại với các sản phẩm mà chẳng mấy ai mua, anh đã phải liều mình động đến một lĩnh vực mà anh chưa bao giờ động đến khi thực hiện dự án Psychonauts – một tựa game 3D rực sỡ sắc màu dành cho mọi lứa tuổi.
Kết quả cho lại thì thực sự rất tệ, tựa game chỉ chỉ bán được khoảng 100.000 bản mà thôi, và nhà phát hành Majesco Entertainment toang ngay lập tức. Đáng buồn thay, rất nhiều game thủ đã bỏ lỡ mất những trải nghiêm vô cùng thú vị. Tựa game mang đến một thế giới vui nhộn được xây dựng khéo léo một cách tài tình. Có một chút nguy hiểm nhưng lại cuốn hút đến lạ kỳ.
Như nhiều tựa game khác trong list này, phải đến một thời gian nếm mật nằm gai và fail sấp mặt thì Psychonauts mới trả lại được những giá trị xứng đáng cho nhà phát triển. Phần Psychonauts 2 chính thức được sản xuất do gây quỹ cộng đồng thành công.
Killer 7
Tựa game này được phát triển bởi nhà làm gam “Suda51” (Goichi Suda), Nhật Bản.
Thời gian đầu khi vừa ra mắt ở các nước phương Tây, game nhận được rất nhiều phản ứng trái chiều và doanh số của game thì cực tệ. Chủ yếu là do gameplay khó hiểu và thể loại cực dị.
Tựa game bắt đầu khi người chơi điều khiển là nhóm sát thủ bá đạo killer7 chống lại nhóm khủng bố Heaven Smile để cứu thế giới khỏi mối đe dọa từ bọn này. Câu chuyện bắt đầu trở nên phức tạp khi người chơi nhận ra Killer7 không phải là một nhóm mà thực chất chỉ là những nhân cách khác nhau trong tâm trí của một gã tâm thần. Còn nhóm khủng bố là 1 đám sinh vật quái dị không có da và vô hình trước mắt người.
Sau một thới gian ra mắt, game thủ thay đổi khẩu vị, và bắt đầu truyền tai nhau tựa game cực dị này. Thế là Killer 7 từ một dead game lại trở nên hấp dẫn trong mắt nhiều người. Điều đó chứng minh rằng, không phải lúc nào game debut tệ là sẽ chắc chắn thất bại. Đôi khi chỉ cần game kỳ lạ một chút, mang đến cho game thủ những hương vị độc đáo là sẽ thành công
Nguồn: Whatculture