Những dòng game đình đám nhất hiện nay được biết đến bởi những yếu tố đặc trưng mà chỉ những dòng game này có thể mang lại. Thế nhưng những hãng làm game vì quá chú trọng đến lợi nhuận hay không chú tâm vào công cuộc phát triển đã phần nào làm cho thương hiệu của những dòng game bị ảnh hưởng. Và để anh em cảnh giác hơn để không phải mua những phiên bản mì ăn liền, có không gì mới mẻ thì hôm nay mình sẽ lên danh sách những dòng game bị “vắt sữa” nhiều nhất để anh em không phải bị “hố” nhé. 

Call of Duty

Bắt đầu là một tựa game bắn súng lấy bối cảnh thế chiến thứ II, thế nhưng dần dần Call of Duty lại chuyển ra rất nhiều dạng khác nhau, đỉnh điểm là Advanced Warfare khi người chơi sẽ đối đầu với người ngoài hành tinh. Tất nhiên đổi mới là tốt nhưng những gì Call of Duty mang lại đang làm mất đi bản chất đã khiến Call of Duty nổi tiếng. Tuy những đổi mới về nội dung là “đáng kể”, nhưng gameplay, cảm giác chơi của Call of Duty gần như chẳng thay đổi qua nhiều năm, vẫn cứ chạy và bắn súng, chạy và bắn súng. Có lẽ Activision đã quá tự tin rằng hễ cứ Call of Duty ra mắt là vẫn sẽ đắt như tôm tươi, kết quả những phiên bản gần đây bán khá chậm đến khi Modern Warfare ra mắt. 

Destiny

Sau Halo Reach, Bungie nói họ đã quá ngán ngẩm với những tựa game bắn súng ngoài không gian. Thế nên họ quyết định tung ra một tựa game với gameplay…bắn súng ngoài không gian với lũ ngoài hành tinh ngớ ngẩn. Điểm khác biệt là Activision cũng có trong vụ này, mà hãng này thì nổi tiếng móc túi game thủ. Dường như Bungie không biết kiếm tiền bằng game gì khác ngoài game bắn súng ngoài không gian. Điều mà Destiny 2 nên làm bây giờ là chuẩn bị một bản update thật lớn, để có thể thỏa mãn những người chơi hiện nay. Bởi họ cũng đang mong chờ cái gì đó mới mẻ ở tựa game này chứ không phải là những bản DLC vô nghĩa.

Street Fighter

Street Fighter 4 là một tựa game có 4 DLC khác nhau với cùng một giá, tức là nhà phát hành đã bán cho anh em cùng một tựa game 4 lần, chỉ có thêm vài nhân vật. Sau đó họ ra mắt Street Fighter V với cốt truyện lấy từ SF4 và chế độ online toàn lỗi. Và sau những gì mà Capcom đã làm thì có lẽ Street Fighter sẽ không thể kiếm thêm tiền cho họ được, và có lẽ đây là lúc mà tựa game này đã “hết sữa”. Hoặc là một phiên bản mới mẻ, hay ho hơn được ra mắt, hoặc là nên cho Street Fighter một khoảng nghỉ nhất định đến khi một sản phẩm thật sự chất lượng được ra lò. Hoặc có thể là một điểm dừng cho thương hiệu này sẽ là điều hợp lý hơn mà Capcom nên làm.

Watch Dogs 

Watch Dogs là một trong những lời nói dối đỉnh nhất của Ubisoft, ở phiên bản đầu tiên, họ hứa hẹn sẽ đem đến trải nghiệm đường phố tương lai đỉnh cao và những phân cảnh gameplay hoành tráng. Thế những khi ra mắt thì tựa game nhìn chẳng khác gì GTA và gameplay thì kiểu bấm một nút là đủ thắng. Thế nhưng Watch Dogs vẫn bán được rất nhiều, có lẽ nếu người ta không bỏ tiền mua Watch Dogs nữa thì họ sẽ bắt đầu chú tâm hơn cho sản phẩm này. Sắp tới tựa game Watch Dogs: Legion sẽ được ra mắt vào 2020, hứa hẹn sẽ đem đến những trải nghiệm mới mẻ, nhưng đó là Ubisoft nói, chúng ta cùng chờ xem.

Halo

Sau những thành công vang dội của tựa game này, có lẽ Bungie nên cho dừng phát triển để giữ được một hình tượng đẹp trong mắt game thủ. Nhưng không, Halo 4, 5 lần lượt được ra mắt và ngta cho rằng những sản phẩm này không hề mang tính đặc trưng và cũng chẳng có gì đặc sắc. Có lẽ đây là một nước đi khá sai lầm của Bungie, bây giờ họ cần chú tâm vào việc chăm chút tựa game Halo sắp tới cho hay để không phá hủy thương hiệu Halo vốn đã rất đình đám này. 

Gears of War

Tương tự như Halo, Gears of War mang đến những trải nghiệm rất thích thú cho người chơi… ở ba phiên bản đầu tiên. Để rồi Microsoft lại phá hủy một thương hiệu đình đám nữa bởi những phiên bản mới có phần nhạt nhẽo. Gameplay không thay đổi, đồ họa nhỉnh hơn không là bao và người ta cảm giác trò chơi gần như khiến họ chán trong 2 giờ đầu tiên. Có lẽ Microsoft rất thích lạm dụng thương hiệu của những tựa game đình đám của mình. 

Tất cả những tựa game của Telltale Games

Từ Batman đến The Walking Dead, tất cả đều được quảng cáo rằng lựa chọn của người chơi là quan trọng, thế nhưng những tựa game này đều có những lựa chọn rất ít, thường chỉ có từ 2 đến 3 lựa chọn là thực sự ảnh hưởng đến gameplay, còn lại chỉ là những câu nói sáo rỗng. Có lẽ đây là cách kinh doanh của hãng game này, thật sự thì có rất nhiều game hay từ hãng này mà ra những có lẽ người ta cũng quên mất bởi những tai tiếng còn nhiều hơn danh tiếng. 

Assassin’s Creed

Đây là một tựa game hay, mình xin khẳng định điều đó, thế nhưng đôi lúc thì Ubisoft cũng quên rằng đây là một trong những tựa game con cưng của họ. Những phiên bản đầu tiên là quá đỉnh, cho đến khi những phiên bản nhạt nhòa, không có gì mới mẻ được ra mắt. Mãi đến khi Ubisoft quyết định thay đổi gameplay và đem đến những phân cảnh mới mẻ hơn cho người chơi thì Assassin’s Creed mới thật sự trở lại. Sự trở lại của Assassin’s Creed không biết là điều tốt hay xấu nữa, liệu sản phẩm tiếp theo của tựa game này có còn tốt hay vẫn là một chiến lượt lạm dụng thương hiệu của Ubisoft. 

Civilization

Một trong những tựa game chiến thuật hay nhất từ trước đến nay, nhưng điều đã khiến Civilization bị gọi là “vắt sữa” là tựa game này quá đắt. Đồng ý là game hay thì phải đắt nhưng giá của Civ 5 thì hơi khó chấp nhận mà đến khi Civ VI ra thì người chơi Civ gần như bị vứt bỏ và buộc phải mua Civ 6 để được cập nhật. Phải nói là 2K Games quá quan tâm đến lợi nhuận mà quên cảm giác anh em chơi game phải tỏ tiền thốn như thế nào. 

Far Cry

Far Cry 3 là một tuyệt tác và xứng đáng là một trong những tựa game FPS hay nhất mọi thời đại, thế nhưng Far Cry 4 và 5 kể cả Primal thì như những bản copy của tựa game này. Chẳng có gì mới mẻ, bắn súng, giết kẻ ác chính, sửa tháp,… Gameplay lập lại là dấu hiệu có việc cạn ý tưởng, và nếu cạn ý tưởng thì nên dừng lại chứ đừng để lại ấn tượng xấu. Bây giờ người ta sẽ chẳng thể nhớ về Far Cry như một tượng đài của game FPS nữa. 

Fallout

Mỗi khi nhắc đến Fallout, người ta nhớ đến đồ họa bình thường, gameplay tái nhợt, không có gì đặc sắc và đặc biệt là thế giới mở nhưng chẳng có gì để làm ngoài giết quái. Một tựa game đình đám một thời như thế nhưng lại trở nên nhạt nhẽo như ngày hôm nay. Có lẽ Bethesda vẫn chưa có ý tưởng gì mới mẻ cho tựa game này, thế nhưng những phiên bản mới vẫn được ra mắt và liên tục gây thất vọng. Có lẽ với những thành công mà mình đạt được thì Bethesda đã no nê với chiến thắng và bây giờ Fallout chỉ là một cái tên để kiếm tiền không hơn không kém?

PES

Dù là một trong những game bóng đá hay nhất mọi thời đại, nhưng cũng không thể phủ nhận PES có những phiên bản chẳng hề khác gì so với bản trước. Tất nhiên gameplay mỗi năm đều có những “thay đổi” nhất định nhưng đôi lúc là chẳng đáng kể, giao diện thì như cũ, chế độ cũng không có gì mới. Nhìn chung Konami thường đổi mới PES khi có hiện tượng bị chỉ trích quá nhiều mà thôi. 

FIFA

Là game bóng đá hay nhất mọi thời đại còn lại, nhưng cũng như PES thì FIFA cũng khá bào mòn thương hiệu của mình. Thế nhưng tựa game này cũng rất biết kiếm tiền, chế độ online của FIFA rất hay, vậy nên game thủ cũng rất chịu bỏ tiền cho tựa game này. Còn về gameplay hay đồ họa thì chưa bao giờ mình thấy một thay đổi chóng mặt cả, toàn cà nhích cà nhích, chỉ lo kiếm tiền là chính thôi anh em ạ. 

Football Manager

Sau hơn 14 năm phát triển, thì đồ họa của FM vẫn thuộc tầm Unreal Engine âm 1. Nhiều người đổ lỗi tại vì tựa game sử dụng lượng data quá lớn, thế nhưng thật ra data chỉ ảnh hưởng đến tốc độ load của game chứ không hề ảnh hưởng đến hiệu năng. Vậy nên việc FM lười nâng cấp đồ họa cho tựa game này là điều đáng trách chứ không thể bao che được. Thậm chí những fan gạo cội của tựa game này cũng không hiểu tại sao FM vẫn có đồ họa quá củ chuối ở 2019 như vậy. 

Battlefield

Để sánh ngang với Call of Duty, thì hễ bên kia ra bản mới, thì bên mình cũng phải ra. Thế nhưng những cố gắng của Battlefield đều thất bại khi Call of Duty ra game quá nhanh, quá nguy hiểm. Dẫn đến BF cũng vội vàng ra game mà toàn game “chưa chín” campaign thì ngắn, gameplay lặp lại, bug lag tùm lum các thứ. Nói chung là càng về sau càng thất vọng, có lẽ BF nên ngừng chạy đua với CoD và tập trung phát triển tựa game nhịp độ riêng của mình, có thể sẽ làm BF trở nên chất lượng hơn. 

Vừa rồi là những dòng game được cho là bị “vắt sữa” nhiều nhất từ trước đến nay, game càng hay thì vị vắt sữa càng nhiều. Thế nên anh em trước khi mua game nhớ cẩn thận xem review nhé, để xem phiên bản mình sắp mua là mì ăn liền hay phở thập cẩm chứ không lại thất vọng thì phí tiền.