Bubsy 3D

Kể từ khi studio Eidetic cho ra mắt nhân vật Bubsy từ năm 1993 thì nó đã nhận được sự kỳ vọng rất lớn từ game thủ lẫn các nhà pha bình. Họ đầu trông đợi nó có thể thành công như Sonic và Mario. Tuy nhiên đến khi bản 3D ra mắt thì nó lại trở thành một thảm họa thật sự. Góc camera thì thay đổi liên tục lên xuống khi Bubsy nhảy gây chóng mặt, ức chế và làm người chơi khó điều khiển hơn. Những bản đồ trong game cũng na ná nhau và không có sự khác biệt đáng kể làm cho người chơi rất khó phân biệt được phương hướng và dễ gây chán nản. Còn nhiều vấn đề khác nữa nhưng 2 yếu tố vừa nêu là nổi bật nhất.

Có thể bạn sẽ thấy những lời nhận xét trên là quá khắc nghiệt với một tựa game được ra mắt từ năm 1996 và công nghệ 3D vẫn còn đang ở giai đoạn sơ khai. Tuy nhiên bạn cũng nên nhớ là đó cũng là năm mà những siêu phẩm như Crash Bandicoot và Super Mario 64 ra đời. Nếu so với những huyền thoại đó thì Bubsy 3D chỉ là một trò cười.

WWE 2K20

Khi năm 2019 sắp kết thúc thì đã có nhiều danh sách top 10 game tệ nhất năm được các tạp chí game uy tín đưa ra. Và con game này gần như là luôn luôn chiếm top 1 trong mấy bảng xếp hạng đó.

Mặc dù nó có đến 238 nhân vật có thể chơi được những tựa game này vẫn trượt dài, chủ yếu là do số lượng lỗi dã man của nó. Các vật thể bị lồng vào nhau loạn cả lên hay thậm chí là mất luôn, ghê hơn nữa là đôi khi khuôn mặt của nhân vật sẽ biến mất trông cực kỳ đáng sợ. Thậm chí nó còn bị lỗi “Y2K” vào đầu năm 2020 khiến cho màn hình menu bị tê liệt nữa. Visual Conception cũng đã cố khắc phục những lỗi này bằng các bản vá lỗi nhưng đã quá muộn WWE 2K20 đã sớm trở thành một biểu tượng mà chẳng có nhà làm game nào dám học theo.

Rise Of The Robots

Khi con game này được giới thiệu vào năm 1994 thì nó đã tạo ra được một làm sóng lớn thực sự. Hình ảnh thì trông như là đồ họa 3D và được kết xuất từ CGI thay vì pixel. Nó cũng là một trong những tựa game đầu tiên ứng dụng công nghệ motion-capture (ghi hình chuyển động). Nhưng cuối cùng thì khi được ra mắt chính thức, nó đã bị nhiều người xem là một vết nhơ trong lịch sử của Nintendo.

Cơ chế game thì đơn điệu đến mức khó tin, bạn chỉ đơn giản là pick một nhân vật nào đó, vào game, đấm và đá… hết. Thậm chí bạn có thể vả chết cả con trùm cuối mà chẳng cần nhìn vào màn hình. Thế mà lúc đầu nó còn được quảng cáo là AI trong game có thể học kĩ thuật của người chơi cơ đấy.

Daikatana

John Romero là một trong những nhà làm game có sức ảnh hưởng nhất trong thể loại FPS trong những năm 90. Ông là người đứng sau sự thành công của Doom, Doom II, Wolfenstein và Quake. Mỗi game ra sau lại hay hơn game trước. Khi công bố tựa game mới Daikatana thì ai cũng nghĩ đó sẽ là kiệt tác của ông.

Tuy nhiên, những gì mà người chơi thực sự nhận được thì lại hoàn toàn không như kỳ vọng.

Mặc dù bắt người chơi chờ đợi 30 tháng do thay đổi engine và thêm 11 tháng nữa do nhà phát triển không thèm động tay đến game. Cuối cùng thì sau ngần ấy thời gian, tựa game này vẫn là một nỗi thất vọng. Chuyển động nhân vật thì cứng đờ, cơ chế va chạm trong game thì ngáo ngơ dở người, nhạc nền thì lặp đi lặp lại và video cắt cảnh thì dài và tẻ nhạt (riêng cái đoạn mở đầu đã dài 11 phút rồi). Ngay cả ngữ pháp và chính tả trong game cũng tầm bậy tầm bạ luôn.

Duke Nukem Forever

Cha đẻ của Mario – Shigeru Miyamoto – đã từng nói: Một tựa game bị hoãn nhưng hoàn thiện vẫn tốt hơn một tựa game vội vàng để rồi mãi mãi tệ hại. Resident Evil 4 cũng đã bị tạm hoãn 4 lần trước khi nó trở thành kiệt tác bất hủ.

Tuy nhiên, quy luật này không áp dụng cho Duke Nukem Forever.

Từ năm 1996 khi Duke Nukem 3D được ra mắt thì nhà phát triển đã quyết định là phần tiếp theo. Đúng ra nó phải được ra mắt từ năm 1997 nhưng vì một số lý do quái gì đó mà nó bị trì hoãn đến 14 năm trời. Đến khi game ra thì nó lại cực kỳ gây thất vọng. Nhân vật thì cứ dở dở ương ương, hội thoại cộc lốc tục tĩu và nhạt đến mức khó tin. Nói chung là thua-toàn-tập.

Aliens: Colonial Marines

Gearbox Software đã làm game này với quá trình phát triển đến 6 năm, nếu bạn nghĩ bao nhiêu đó đã là dài thì đây cũng là studio làm ra con game “14 năm như hạch” ở trên đấy.

Thật khó để nói game này nát là vì cái gì, tại vì cái gì nó cũng nát bét hết. Độ phân giải thấp, lối chơi không sáng tạo, các vấn đề kỹ thuật, vân vân và vân vân đều cực kỳ tệ. Nhà phát triển thậm chí còn bị kiện vì quảng cáo quá lố sai sự thật.

Hồi đó đã có một cái phốt rất to khi một đoạn video lan truyền trên mạng quay cảnh một con Xenomorph đi ngang qua người chơi mà không cắn cho anh ta vài phát. AI trong game này trở nên nổi tiếng vì độ đần độn của chúng. Nguyên nhân chủ yếu là do một lập trình viên đã viết nhầm chữ “tether” thành “teather”. Khi người chơi tiếp cận Xenomor thì mã sai đó sẽ được kích hoạt khiến nó ì ra và chẳng làm gì cả. Thế là cả một tựa game đi tong chỉ vì một chữ cái duy nhất.

The Legend Of Zelda (Philip CD-i)

Trong thập niên 90 Philips đã đồng ý tạo ra một hệ máy chơi game sử dụng ổ đĩa CD-ROM cho Nintendo nếu họ cho phép tạo ra một tựa game Legend of Zelda. Nintendo gật đầu một cái và kết quả là The Legend Of Zelda phiên bản chạy trên nền tảng Philip CD-i ra đời.

Đây thực sự là một sản phẩm cực kỳ tệ hại. Điểm mà người ta nhắc đến nhiều nhất là những đoạn cắt cảnh xấu ma chê quỷ hờn như thể là nó được dựng trên Microsoft Paint. Creep thì hành hạ người chơi trong khi boss thì chết chỉ sau một hit. Ngoài ra thì còn những thứ nát hơn nữa. Lồng tiếng nghe rất kinh dị, cơ chế điều khiển thì lỗi, và đôi khi file save game của bạn đột nhiên biến mất mà không báo trước khiến bao nhiêu công sức của bạn sẽ bay màu hết.

Và bằng một cách kỳ diệu nào đó mà ngay cả khi đa phần nhận xét đều là chỉ trích, tựa game này vẫn được xem là game hay nhất trên Philips CD-i. Và đến đây thì có lẽ bạn sẽ chẳng cần suy nghĩ nghĩ nhiều để biết chất lượng của nền tảng này rồi.

Mortal Kombat: Mythologies – Sub-Zero

Sau sự thành công của 3 phần đầu, người ta đã nghĩ ra ý tưởng làm một game spin-off của Mortal Kombat, thuộc thể loại phiêu lưu hành động di chuyển ngang. Nghe thì có vẻ hay đấy nhưng khi triển khai thò nó lại trở nên không hợp lý. Kết quả là Mortal Kombat: Mythologies – Sub-Zero đã trở thành tựa game thất bại nhất trong toàn series. Mortal Kombat có cơ chế game rất hay nhưng vấn đề là nó không thực sự phù hợp để bê y nguyên lên một thể loại khác.

Mỗi cấp độ đều có những cạm bẫy ẩn mà người chơi không thể thấy trong lần chơi đầu tiên khiến họ chết đi chết lại nhiều lần một cách rất ức chế và vô duyên. Các đoạn cắt cảnh cũng được hoàn thiện rất tệ, đến nỗi UGO Networks đã phải trao cho tựa game này chiếc “vương miện” game có phần cắt cảnh tồi tệ nhất thế giới game.

Sonic The Hedgehog (2006)

Cả một nửa đội ngũ của Sega đã được huy động cho dự án Sonic The Hedgehog (2006) khiến nó được kỳ vọng sẽ trở thành tựa game hay nhất trong toàn series. Tuy nhiên giữa chừng thì đội này bị chia làm 2, một đội sẽ làm nốt phần việc và đội kia sẽ bắt tay vào làm phần Sonic and the Secret Rings.

Kết quả như thế nào thì chắc bạn cũng biết rồi đấy. Khi được tung ra vào dịp giáng sinh, tựa game đã không hoàn chỉnh. Đồ họa thì xấu, lỗi lung tung beng và thời gian load game “dài như thế kỷ”. Ông chú Yuji Naka – cha đẻ của Sonic đã tuyên bố bỏ làm game Sonic sau sự thất bại thảm hại này. Và sau ngần ấy năm thì Yuji Naka vẫn giữ lấy lời nói của mình.

Fight Club

Cuốn tiểu thuyết Fight Club của Chuck Palahniuk được mang lên màn ảnh rộng vào năm 1999. Mặc dù bộ phim đã nhận được nhiều ý kiến ​​trái chiều nhưng cuối cùng thì nó vẫn được ca ngợi như một kiệt tác.

Tuy nhiên đến khi lên thành game thì cái hồn của Fight Club đã bị nhà phát triển nhấn nút cho bay màu hoàn toàn. Những thông điệp từ cốt truyện gốc có vẻ như không phải là điều mà họ quan tâm khi cuối cùng họ đã biến Fight Club thành một tựa game rỗng tuếch thật sự. Về cơ bản thì chơi kiểu như Tekken nhưng một gốc cũng không bằng. Động tác thì lặp đi lặp lại và đồ họa thì “tào lao mía lao”. Các đoạn cắt cảnh cũng chủ yếu là hình ảnh tĩnh có lồng tiếng.

Thế nên cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi Brad Pitt và Edward Norton từ chối quay trở lại để lồng tiếng cho các nhân vật của họ.

Mario Is Missing

Ngay từ cái tiêu đề là đã đủ để bạn thấy nó “dead” rồi. Tựa game lấy bối cảnh Bowser lên kế hoạch đánh cắp những bảo vật nổi tiếng trên thế giới như tháp Big Ben, bức tranh Mona Lisa và Tượng Nhân sư lớn ở Giza, Nhà nguyện Sistina để bán lấy tiền, thực hiện âm mưu làm tan băng ở Nam Cực. Hắn cũng tiện tay bắt luôn Mario để anh chàng không cản được hắn quậy phá nữa.

Người chơi sẽ điều khiển Luigi trong suốt tựa game. Game cũng chẳng có tí tính thách thức nào, mỗi khi làm sai thì bạn đều có thể chọn lại. Game cũng chỉ có 3 con boss và chẳng con nào có thể sờ được vào cái móng chân của bạn, thậm chí bạn còn chẳng được đánh nhau với Bowser vì hắn ta sẽ tự động lăn đùng ra chết khi bạn gặp hắn ở cuối game. Game mà không thua được thì thắng cũng còn ý nghĩa gì chứ? Hơn nữa tất cả những nhân vật quen thuộc như Fire Flowers, Mushrooms, Starmans, Goombas… đều biến mất không một dấu vết. Và đương nhiên là thiếu cả Mario nữa.

Pac-Man (Atari)

Pac-Man là một trong những tựa game quan trong nhất mọi thời đại, nó được mang lên nhiều nền tảng hơn bất kỳ tựa game nào khác. Trớ trêu thay là chính việc được mang lên nhiều nền tảng đã khiến cho Pac-Man lụi tàn.

Tất cả bắt đầu khi máy Atari 2600 được phát hành vào năm 1977. Chiếc máy chơi game này hoàn toàn không có đối thủ khi được ra mắt vì nó là chiếc máy chơi game duy nhất vào thời điểm đó cho phép bạn thêm game vào. Tuy nhiên lợi nhuận của Atari đã bắt đầu giảm khi các game của họ bắt đầu xuất hiện trên những nền tảng khác. Thế là họ quyết định làm game thật gấp chỉ trong 6 tuần thay vì 6 tháng như trước. Điều này dẫn đến việc một số game kinh điển trở nên tồi tệ.

Mặc dù Pac-Man là trò chơi thành công nhất trên Atari 2600 nhưng trên thực tế thì nó là một sản phẩm lỗi. Nhân vật thì hay nhấp nháy và “tốc biến” liên tục trên màn hình, rất khó chấp nhận. Ngoài ra thì game cũng chỉ có một cấp độ

E.T. – The Extra-Terrestrial

lại là Atari, và thất bại lần này còn lớn hơn game Pac-Man bên trên nữa. Nó là một trong những yếu tố lớn dẫn đến cuộc “đại khủng hoảng” mang tên “The Great Video Game Crash” vào năm 1983. Tựa game này có thể không phải là tồi tệ nhất từ trước đến nay nhưng chắc chắn một điều nó mang về hậu quả khủng khiếp mà hiếm có game nào làm được.

Khi bộ phim, E.T. – The Extra-Terrestrial, được phát hành vào tháng 12 năm 1982, Atari đã chi 25 triệu USD để mua bản quyền về làm game. Tựa game được thực hiện gấp rút chỉ trong 34 ngày để ra mắt kịp lễ giáng sinh. Kết quả là cho ra đời một tựa game vừa nhạt vừa chán, không một điểm nhấn và bạn có thể hoàn thành nó chỉ trong 5 phút.

Trong cuộc khủng hoảng The Great Video Game Crash, giá trị của ngành công nghiệp video game đã giảm từ 3 tỷ từ năm 1983 xuống còn 100 triệu USD năm 1985. Và E.T. – The Extra-Terrestrial cũng góp một phần không nhỏ chút nào đâu.

Big Rigs: Over The Road Racing

Ở đây nếu bạn dùng từ “tựa game” thì bạn phải dùng nó với nghĩa rộng nhất có thể đấy. Vì về cơ bản là “tựa game” này thậm chí còn chưa thể xem là một sản phẩm hoàn chỉnh nữa.

Nó cực kỳ nhiều lỗi đến mức không thể nào chấp nhận được. Kinh điển nhất có thể kể đến như việc bạn có thể chiến thắng cả cuộc đua chỉ với việc cán qua cán lại vạch xuất phát vì game sẽ tính đó như là một vòng đua hoàn chỉnh. Hiệu ứng âm thanh duy nhất là tiếng động cơ xe gây khó chịu cho người nghe. Bạn còn có thể lái xe đi xuyên qua những vật thể như cây, đèn giao thông hay thậm chí là cả một quả núi.

Thứ tào lao nhất của con game này chính là việc lập trình viên đã quên đạt giới hạn tốc độ lùi xe. Nếu đi lùi xe, bạn sẽ có thể đạt đến vận tốc lên đến 12 x 10^36 dặm trên giờ. Tức là nhanh gấp 8 triệu lần tốc độ ánh sáng, vận tốc nhanh nhất vũ trụ. Rõ ràng là game tệ đến mức sỉ nhục cả định luật vật lý luôn.

Nguồn whatculture