Game “flop” thì chắc chắn không thiếu, nhưng flop đến độ khiến nhà phát triển phải đóng cửa thì không vừa đâu anh em ạ. Với công việc đầy sáng tạo như phát triển game, không ít những lần các nhà phát triển tin rằng ý tưởng của mình sẽ thành công, vậy nên việc đầu tư mạnh tay là điều thường thấy. Thế nhưng không phải lúc nào ý tưởng hay cũng được công nhận, và kết quả thường là rất đắng cay. Và nếu anh em muốn biết đâu là những ý tưởng “triệu đô” đã khiến chủ nhân của nó phải thân bại danh liệt, thì sau đây sẽ là danh sách 10 tựa game thất bại thảm hại đến nổi nhà phát triển phải đóng cửa sau đó. 

DAIKATANA 

Nhà phát triển: Ion Storm

Tựa game hành động góc nhìn thứ nhất được phát hành bởi Eidos Interactive năm 2000, là một trong những thảm họa về mặt doanh số lớn nhất trong ngành công nghiệp game từ trước đến nay.

Trước khi được phát hành, Daikatana được Ion Storm dự đoán là phải đạt được doanh số hơn 2.5 triệu bản để có thể mang đến lợi nhuận. Thế nhưng doanh số trong nước của Daikatana chỉ vỏn vẹn hơn 40 nghìn bản, ông Mark Asher của tờ CNET cho rằng đây là một thảm họa của Ion Storm. 

Trong nước mà chỉ mới 40 nghìn thì chắc nước ngoài còn chán nữa anh em ạ, tựa game bị chỉ trích là không có gì mới mẻ, tuy không thuộc dạng tệ hại nhưng cũng không có gì ấn tượng. Sau thảm họa này thì Ion Storm lao đao với những vấn đề tài chính và cuối cùng đóng cửa hoàn toàn vào tháng 2 năm 2005. 

TOO HUMAN 

Nhà phát triển: Silicon Knights

Là một trong những tựa game độc quyền trên hệ máy Xbox 360 một thời của Microsoft, với doanh số có thể nói là không tệ. Lấy bối cảnh tương lai của những bị thần Bắc Âu, khi bạn được vào vai thần Baldur nhưng với hình tượng “con người” hơn so với những lũ máy móc còn lại, đó là lý do tựa game có tên “Too Human”. 

Thế nhưng, đây cũng là sản phẩm đã khiến Silicon Knight phải điêu đứng, cụ thể là tựa game được phát triển dựa trên Unreal Engine 3 của Epic Games. Thế nhưng sau đó thì Epic lại kiện Silicon Knight vì vi phạm hợp đồng về bản quyền và thông tin, và đó chính là án tử dành cho nhà phát triển của Too Human. 

Theo đó, Silicon Knights sẽ phải bồi thường số tiền lên đến 4.45 triệu đô cho Epic Games, điều khiến nhà phát triển này tuyên bố phá sản vào tháng 5 năm 2014. 

LAWBREAKER 

Nhà phát triển: Boss Key Production

Ban đầu được lên kế hoạch phát hành là một tựa game miễn phí trên Steam, thế nhưng, Boss Key Production lại biến tựa game FPS thành một “món hàng” trả phí. Mặc dù được đông đảo anh em gamer đánh giá cao, nhưng cuối cùng Lawbreaker lại thất bại trong việc đem về lợi nhuận cho Boss Key Production. 

Theo như Githyp, phiên bản closed-beta của Lawbreak chỉ có vỏn vẹn 7,500 người chơi, một tháng sau thì bản open-beta còn thất bại thảm hại hơn với lượng người chơi giảm 40% so với con số ban đầu. Vào tháng 4 năm 2018, Boss Key Production tuyên bố Lawbreaker không có được lượng người chơi đủ để giúp tựa game tiếp tục hoạt động. 

Điều gì đến cũng đến, vào tháng 6 cùng năm, Lawbreaker trở thành một tựa game miễn phí cho đến khi hoàn toàn bị gỡ bỏ khỏi Steam vào tháng 9. Còn đối với Boss Key Production, hãng game cũng chịu chung số phận khi đã tuyên bố “sập tiệm” vào tháng 5 năm 2018. Một cái kết mà chẳng ai có thể ngờ trước khi Lawbreaker được phát hành. \

TOMB RAIDER: THE ANGEL OF DARKNESS 

Nhà phát triển: Core Design 

Mặc dù là một thương hiệu đỉnh cao, thế nhưng Tomb Raider lại chính mà mồ chôn của hãng phát triển game Core Design. Khi chính series này đưa Core Design lên và cũng đi xuống vì áp lực “deadline”

Để kịp thời gian phát hành, Tomb Raider: The Angel of Darkness đã phải cắt bỏ rất nhiều chi tiết trong game, khiến tựa game từ hay thành dở và tất nhiên là không đạt được kỳ vọng của người chơi. Mặc dù có doanh số ấn tượng lên đến 2,5 triệu bản toàn cầu, thế nhưng đây là tiền đề khiến Core Design lụi tàn sau đó.

Những tựa game tiếp theo của hãng này tiếp tục không đạt kỳ vọng và dần đánh mất lòng tin từ khách hàng. Sau khi bị mua lại từ nhiều công ty để cứu vớt, Core Design vẫn không thể trụ vững và chính thức giải thể vào tháng 3 năm 2013/ 

OKAMI

Nhà phát triển: Clover Studio

Tựa game hành động phiêu lưu được phát triển bởi Clover Studio và do Capcom lừng danh phát hành. Mặc dù lừng danh là thế, nhưng “số má” của Capcom là không đủ để OKAMI có thể vươn xa trong thị trường gaming. 

Sự thất bại của OKAMI được cho là lý do chính khiến Clover Studio “vỡ nợ”, thế nhưng thực tế đó chỉ là một phần thôi anh em ạ. Một trong những nguyên do khác là do sự ra đi của 3 nhà phát triển chính của Clover Studio và Capcom: Shinji Mikami (Resident Evil series), Hideki Kamiya (Devil May Cry series) và Inaba. 

3 ông này sau khi rời công ty đã thành lập công ty mới mang tên Seeds Inc, sau đó thì Clover Studio cũng không thể trụ được và thông báo giải thể vào tháng 3 năm 2007,một năm sau khi OKAMI được phát hành. 

MIGHT & MAGIC IX 

Nhà phát triển: New World Computing

Mặc dù đã từng rất thành công với thương hiệu Might & Magic, thế nhưng New World Computing lại không thể giữ chân được người chơi. Đặc biệt là ở phiên bản XI,ngươi ta cho rằng so với sự phát triển vượt bậc của các tựa game khác, Might & Magic IX thật sự là đã quá cũ kĩ. 

Bên cạnh đó, không chỉ không đáp ứng được nhu cầu của gamer, Might of Magic còn không đem đến trải nghiệm tốt nhất cho người chơi. Tựa game khi được phát hành có rất nhiều lỗi in-game, kết quả là 3DO phải tung ra những bản vá nhưng vẫn không đủ để khiến người chơi hài lòng

Kết quả là New World Computing phải tuyên bố phá sản vào năm 2003 rồi chính thức giải thế một năm sau đó. New World Computing là ví dụ  điển hình cho thấy dù bạn đang ở đỉnh nhưng chưa chắc bạn sẽ mãi thành công. 

COMMAND & CONQUER: RENEGADE 

Nhà phát triển: Westwood Studios

Westwood Studios thành lập năm 1985, gặt hái được những thành công ban đầu với Eye of the Beholder, Dungeons and Dragons, và sau đó kết hợp với EA để phát triển series Command & Conquer. Thế nhưng, đây lại chính là cái tên cuối cùng mà Westwood phát triển trước khi phá sản. 

Mặc dù đạt được rất nhiều thành công ở những phiên bản trước đó, đặc biệt là với Red Alert huyền thoại một thời. Thế nhưng Renegade và sau đó là cả Earth & Beyond lại gây thất vọng nặng nề. Mặc dù tựa game được đánh giá là không tệ, nhưng người ta cho rằng Westwood không có kinh nghiệm trong việc phát triển game FPS, đó là lý do chính khiến tựa game thất bại. 

Mặc dù đã cố cứu vớt tình thế, nhưng Westwood studio vẫn không thể thoát khỏi số phận bị giải thể, và điều đó xảy ra vào năm 2003 khi EA tuyên bố đóng cửa studio này. Một cái kết trống vắng của một huyền thoại tuổi thơ. 

BATMAN SERIES

Nhà phát triển: Telltales 

Mặc dù cứ nhìn thấy thương hiệu Batman là đảm bảo game hot, thế nhưng series Batman của Telltales lại không đạt được doanh số như mong đợi. Đến nổi những series nổi tiếng của hãng game này như The Walking Dead, Game of Thrones,… cũng không thể gánh nổi.

Mặc dù được rất nhiều gamer yêu thích, thế nhưng vào đầu tháng 9 năm 2018, CEO của Telltales là ông Pete Hawley cho biết ông vừa cho thôi việc 90% nhân viên của Telltales và công ty cũng sẽ sớm đóng của. Một tin khá sốc cho cộng đồng gamer, ít ai biết được rằng nguyên do là bởi sự thất bại của series Batman vừa qua mặc dù The Walking Dead phần 2 đang rất được yêu thích.

Hàng loạt nhà đầu tư bắt đầu rút vốn ra khỏi Telltales và kết quả là công ty đã chính thức đóng cửa vào tháng 10 năm 2018, mặc dù có rất nhiều hãng game dang rộng vòng tay đón chờ những nhân viên đang thất nghiệp của Telltales, thế nhưng người ta vẫn mong đợi một ông lớn nào đó xây dựng lại đội ngũ lừng danh này

ALL POINTS BULLETIN

Nhà phát triển: Realtime Worlds

Tựa game online thế giới mở đầy tham vọng của Realtime Worlds được ra mắt vào giữa năm 2010 với mục tiêu đưa Realtime Worlds lên bản đồ thế giới. Vậy mà tựa game lại khiến hãng game này chật vật đến nổi phải đóng cửa, còn tựa game cũng khổ không kém khi phải ra mắt đến 2 lần. 

Sau khi thất bại trong lần ra mắt đầu tiên, Realtime Worlds đã phải đóng cửa server của APB cho đến khi K2 Network mua lại tựa game với giá 1,5 triệu bảng. Sau đó tự game được phát hành trở lại dưới dạng miễn phí, đồng thời xuất hiện trên PS4 và Xbox One. Realtime Worlds sau đó cũng không còn dính dáng gì với tựa game này. 

Vào tháng 8 năm 2010, hãng game này tuyên bố phá sản và đóng cửa với chỉ vỏn vẹn 2 tựa game được phát hành, hoa chưa nở đã tàn, quá nhọ cho Realtime Worlds. 

LAIR

Nhà phát triển: Factor 5

Vốn là một nhà phát triển lâu đời, thế nhưng Factor 5 cũng không tránh khỏi những sai lầm …khó tránh khỏi. Lair là một tựa game hành động phiêu lưu với cơ chế cưới rồng mà mình rất thích, thế nhưng, không phải ai cũng giống mình. Tựa game “được” GameTrailers cho vào danh sách “Top 10 tựa game gây thất vọng nhất thập kỷ” và đó hẳn là có lý do.

Lair mặc dù không bị đánh giá quá tệ, nhưng chắc chắn là không cao, điều đó dẫn đến doanh số của tựa game là không đạt kỳ vọng. Mặc dù về đồ họa, âm thanh, cốt truyện, Lair có thể được xem là tạm được, nhưng cơ chế điều khiển thì lại quá tệ, khiến người chơi buộc phải phàn nàn. 

May mắn cho Factor 5, hãng game này tuy phải đóng cửa vào năm 2009, 2 năm sau thất bại của Lair. Thế nhưng ông Moller, CEO của Factor đã bán lại công ty này, sau đó công ty được hồi sinh và tiếp tục hoạt động. Thế nhưng cũng không thể phủ nhận tầm ảnh hưởng của Lair, chỉ cần một thất bại đã có thể khiến một công ty đi xuống.

Vừa rồi là danh sách 10 tựa game đã khiến nhà phát triển phải thân bại danh liệt, đóng cửa về quê. Tất nhiên vẫn còn đó những thất bại điển hình khác, theo anh em thì đâu thì thất bại bất ngờ nhất trong danh sách này, hãy bình luận bên dưới để chúng mình cùng thảo luận nhé.